Làm rõ trách nhiệm giải trình của từng cơ quan, đơn vị

Tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã và đang được nhiều cán bộ, đảng viên tâm huyết nghiên cứu.
0:00 / 0:00
0:00

Có thể thấy, tác phẩm đã thể hiện sự quyết tâm của Đảng, Nhà nước ta trong phòng chống tham nhũng tiêu cực, với mục tiêu, phương châm, quan điểm chỉ đạo cụ thể; những kết quả đạt được, bài học kinh nghiệm và các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian tới; việc vận dụng đúng đắn, phù hợp, hiệu quả trong công tác tham mưu, triển khai thực hiện công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương.

Thực tiễn thời gian qua, với quyết tâm của Đảng, Nhà nước ta, rất nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng, nghiêm trọng, phức tạp, được phát hiện, xét xử công khai, đúng quy định của pháp luật, đúng người, đúng tội, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, tạo sức răn đe, cảnh tỉnh và ngăn chặn.

Chúng tôi đặc biệt quan tâm phần thứ hai của cuốn sách: “Nhất quán phương châm: Phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực từ sớm, từ xa, cả ngọn lẫn gốc”. Phần này tuyển chọn 22 bài viết tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trong đó đặc biệt nhấn mạnh sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên - căn nguyên, cái gốc, cái cơ bản cần phải phòng ngừa.

Nghiên cứu các bài viết cũng cho thấy sự trăn trở, quan tâm đặc biệt của đồng chí Tổng Bí thư đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, làm trong sạch bộ máy của Đảng, Nhà nước, củng cố lòng tin của nhân dân với vai trò lãnh đạo của Đảng, với công cuộc xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Thực tiễn thời gian qua, với quyết tâm của Đảng, Nhà nước ta, rất nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng, nghiêm trọng, phức tạp, được phát hiện, xét xử công khai, đúng quy định của pháp luật, đúng người, đúng tội, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, tạo sức răn đe, cảnh tỉnh và ngăn chặn.

Tuy nhiên, đối chiếu với tình hình thực tế cho thấy, tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Tham nhũng trên một số lĩnh vực vẫn nghiêm trọng, phức tạp, với những biểu hiện ngày càng tinh vi, xảo trá, gây bức xúc trong xã hội. Tham nhũng, tiêu cực vẫn là một trong những “kẻ thù hung ác”, nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta.

Phiên xử đại án “chuyến bay giải cứu” đang diễn ra thêm một lần cho thấy tính chất nghiêm trọng của tình hình.

Nguyên nhân cơ bản của những tồn tại, hạn chế nêu trên là do một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ cấp cao, thiếu tu dưỡng, rèn luyện, sa vào chủ nghĩa cá nhân, thậm chí suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

Mặt khác, cơ chế kiểm soát quyền lực, công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn chưa được quan tâm đúng mức; luật pháp, cơ chế, chính sách còn nhiều kẽ hở, dễ để bị lợi dụng; việc thực thi pháp luật nói chung và các quy định của Đảng, Nhà nước về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, có nơi, có lúc chưa nghiêm, chưa hiệu quả.

Cơ chế kiểm soát quyền lực, công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn chưa được quan tâm đúng mức; luật pháp, cơ chế, chính sách còn nhiều kẽ hở, dễ để bị lợi dụng; việc thực thi pháp luật nói chung và các quy định của Đảng, Nhà nước về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, có nơi, có lúc chưa nghiêm, chưa hiệu quả.

Cần khẳng định thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, giải pháp, quy định mới, mạnh mẽ, ngày càng quyết liệt về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, hoàn thiện thể chế về kinh tế-xã hội và phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Đến nay, các chủ trương, quy định của Đảng, các văn bản pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực của chúng ta cơ bản đã tương đối đầy đủ; cái cần nhất lúc này là sự tự giác, sự thống nhất cao về ý chí và hành động, là tổ chức thực hiện.

Theo đó, cần tiếp tục vận dụng những tư tưởng, quan điểm, bài học trong cuốn sách, từng địa phương, cơ quan, đơn vị theo tình hình, chức năng nhiệm vụ của mình tập trung chỉ đạo công tác phát hiện, xử lý tham nhũng. Đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện cơ chế, thể chế về quản lý kinh tế-xã hội và phòng chống tham nhũng, tiêu cực; từng bước hoàn thiện cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể”, “không dám”, “không cần” tham nhũng.

Công tác cán bộ, cải cách hành chính bảo đảm tính công khai, minh bạch; gắn liền xác định rõ trách nhiệm giải trình trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng, tiêu cực và xử lý nghiêm, triệt để trách nhiệm cấp ủy, người đứng đầu…