Cứ đến rằm tháng 10 âm lịch hằng năm, đồng bào Khmer Nam Bộ nói chung và người dân Sóc Trăng nói riêng sẽ trở về đoàn tụ cùng gia đình, dưới ánh trăng vàng, bên bánh cốm dẹp, với câu hát Dù Kê, điệu múa Rom Vong và cùng chung vui Lễ hội Óoc Om Bóc-Đua nghe Ngo truyền thống.
Ðồng bào Khmer Nam Bộ nổi tiếng với đời sống văn hóa phong phú, đa dạng, trong đó các lễ hội truyền thống có ý nghĩa rất quan trọng. Lễ hội Ok Om Bok diễn ra vào ngày rằm tháng 10 âm lịch hằng năm, là dịp để nhân dân vui chơi giải trí, gắn kết cộng đồng, phum, sóc.
Tối 13/11, tại Quảng trường Bạch Đằng, thành phố Sóc Trăng, Ban tổ chức Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I năm 2024 (gọi tắt là Lễ hội) tổ chức khai mạc chương trình lễ hội.
Tuần lễ Văn hóa, du lịch gắn với lễ hội Ok Om Bok tỉnh Trà Vinh gồm các hoạt động: Không gian ẩm thực Nam Bộ; không gian triển lãm du lịch “Trà Vinh - Kết nối và phát triển”; hội chợ xúc tiến thương mại; liên hoan múa không chuyên dân tộc Khmer; trưng bày, trình diễn nghề, trang phục truyền thống đồng bào dân tộc Khmer; biểu diễn múa rối nước; đua ghe ngo; đêm Lễ hội Ok Om Bok;…
Ngày 21/10, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng Trần Minh Lý cho biết, tỉnh sẽ tổ chức Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, Khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024 (gọi tắt là Lễ hội) trong 7 ngày, từ ngày 9/11 đến ngày 15/11.
Công bằng giới và bao trùm trong quản trị rủi ro thiên tai là một trong những vấn đề được thảo luận tại nhiều phiên họp chính thức của Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương về giảm thiểu rủi ro thiên tai (APMCDRR) năm 2024 vừa diễn ra tại Manila, Philippines.
Người dân Khmer xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh gìn giữ, phát triển nghề dệt chiếu thảm gần 100 năm nay. Cứ vào các dịp lễ, Tết của đồng bào Khmer Nam Bộ, làng nghề dệt chiếu Cà Hom-Bến Bạ cung cấp cho thị trường hàng chục nghìn đôi chiếu có độ bền, đẹp, hoa văn độc đáo.
Huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang là nơi có nhiều đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Thời gian qua, Huyện đoàn Tri Tôn và Hội Liên hiệp Thanh niên huyện đã hỗ trợ thanh niên vùng đồng bào dân tộc Khmer tiếp cận nguồn vốn từ trung ương, tự tin khởi nghiệp vươn lên khá giả.
Nhân dịp Lễ Sene Đolta năm 2024, chiều 25/9, lãnh đạo thành phố Cần Thơ đã có cuộc gặp gỡ chức sắc, sư sãi tiêu biểu và người có uy tín trong đồng bào Khmer.
Từ nhiều năm nay, phong trào dạy chữ Khmer cho con em đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh An Giang ngày càng phát triển. Đáng chú ý, việc dạy và học chữ được tiến hành ngay tại các ngôi chùa Nam tông Khmer trên địa bàn tỉnh, do những nhà sư trực tiếp đứng lớp. Từ những lớp học đặc biệt này, tinh thần học tập và ý thức của đồng bào Khmer, nhất là thế hệ trẻ trong việc bảo tồn giữ gìn chữ viết, bản sắc truyền thống dân tộc ngày càng được nâng cao.
Trong 2 ngày 19 và 20/8, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Hội khuyến học tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ trao học bổng thực hiện chương trình “Nâng bước em tới trường” năm 2024 cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới biển tỉnh Sóc Trăng.
Những người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số luôn là nhân tố quan trọng góp phần xây dựng, thực hiện hiệu quả phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Những ngày qua, nhiều cơ quan báo chí truyền thông Campuchia như hãng Thông tấn quốc gia Campuchia (AKP), nhật báo Koh Santepheap (Đảo Hòa Bình), DAP News (Trung tâm Thông tin Cây Me) đã đăng tải các bài viết và hình ảnh đề cao công tác bảo tồn tiếng nói, chữ viết trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, đặc biệt là hoạt động dạy và học tiếng Khmer ở các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Ngày 31/5, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) chi nhánh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị triển khai chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Ngày 13/4, đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, dẫn đầu đoàn công tác đã có buổi làm việc với Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về tình hình kinh tế-xã hội và chúc Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào Khmer địa phương.
Chiều 8/4, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng tổ chức họp mặt mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer năm 2024.
Ngày 6/4, Đoàn công tác của Ủy Ban Dân tộc do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer năm 2024 tại tỉnh Sóc Trăng.
Theo thông tin từ Ban Tổ chức Tỉnh ủy Sóc Trăng, sau thời gian lâm bệnh nặng, mặc dù đã được đội ngũ y bác sĩ cùng với gia đình, người thân hết lòng chăm sóc, cứu chữa, song do tuổi cao, sức yếu Nhà giáo Nhân dân Lâm Es đã từ trần vào lúc 14 giờ 00 phút, ngày 5/4/2024 (nhằm ngày 27 tháng 2 năm Giáp Thìn), hưởng thọ 84 tuổi.
Chiều 22/3, Ban Chỉ đạo Tết quân-dân tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch Tết quân-dân mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào Khmer.
Các nhà khoa học của Viện Công nghệ thông tin (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho rằng: Hiện nay, cơ hội để nghiên cứu, phát triển sản phẩm công nghệ trí tuệ nhân tạo rất lớn, nhưng nếu không có cơ chế thúc đẩy kịp thời thì sản phẩm công nghệ của nước ngoài sẽ lấn át, các trang thiết bị đầu tư trong nước không được khai thác hiệu quả…
Ngày 26/12, Phó Trưởng Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Sóc Trăng, Lục Thanh Hiệp, cho biết, 92 học viên của lớp truyền dạy nghệ thuật của tỉnh Sóc Trăng vừa hoàn thành khoá học về nghệ thuật Khmer.
Nhiều địa phương ở Tây Nam Bộ đã nỗ lực vượt khó, thúc đẩy giải ngân vốn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia bảo đảm hiệu quả, đúng tiến độ. Từ thực tế, các địa phương Tây Nam Bộ cũng đã kiến nghị, đề xuất Trung ương hướng tháo gỡ vướng mắc.
Sau 2 ngày thi diễn sôi nổi, tối 18/12, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Trà Vinh diễn ra lễ bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng dân tộc Kinh, Khmer, Hoa năm 2023.
Trong các dân tộc thiểu số ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đồng bào Khmer có số dân nhiều nhất. Từ sự quan tâm, chăm lo, đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; sự nỗ lực của từng địa phương và tinh thần tự vươn lên của người dân..., đời sống của đồng bào dân tộc Khmer ở Tây Nam Bộ không ngừng được cải thiện. Nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào Khmer được bảo tồn, phát huy, trao truyền.
Ngày 17/12, đại diện Cơ quan Thường trực Báo Nhân Dân tại Cần Thơ phối hợp Công ty cổ phần cấp nước Bạc Liêu tổ chức trao quà cho 100 hộ Khmer nghèo ở vùng ven biển xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
Ðến hẹn lại lên, vào trung tuần tháng 10 âm lịch hằng năm, đồng bào Khmer Nam Bộ lại rộn ràng đón Lễ hội Óoc Om Bóc - Ðua ghe Ngo. Những ngày này về Sóc Trăng, nơi đâu cũng thấy tràn ngập không khí lễ hội tưng bừng, náo nhiệt.
Thời gian qua, các địa phương khu vực Tây Nam Bộ luôn quan tâm, ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều địa phương đã xây dựng, hoàn thiện hệ thống giáo dục, đào tạo từ mầm non đến đại học với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, sinh viên.
Sen Dolta là một trong những lễ truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer Nam Bộ nhằm tưởng nhớ công ơn tổ tiên đã xây dựng phum, sóc bình an, thịnh vượng. Đây cũng là dịp để mọi người thắt chặt tình làng nghĩa xóm, đoàn kết cùng làm ăn và giữ gìn nét văn hóa truyền thống...
Nghệ thuật truyền thống của đồng bào Khmer hội tụ tri thức sáng tạo, bản sắc và các giá trị văn hóa, xã hội, thẩm mỹ của cộng đồng. Đây là nét đẹp văn hóa, là món ăn tinh thần trong đời sống hằng ngày của đồng bào Khmer Nam Bộ, nhất là vào các dịp lễ hội, ngày Tết truyền thống…