Năm nay, nước chủ nhà Azerbaijan chọn chủ đề “Đoàn kết vì một thế giới xanh” cho Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), với kỳ vọng về một tương lai xanh cho thế giới. Đi đầu trong nỗ lực chuyển đổi xanh, Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) cũng khẳng định lại quyết tâm đẩy nhanh chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng sạch. Tuy nhiên, con đường “xanh hóa” trên toàn cầu còn gặp nhiều thách thức.
Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được bước tiến đáng kể trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu với lượng khí thải nhà kính giảm 8% trong năm 2023. Tuy nhiên, EU vẫn còn chặng đường dài phía trước để đạt được mục tiêu giảm 55% lượng khí thải vào năm 2030 so với mức năm 1990.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết, từ nay đến năm 2050, quá trình chuyển đổi toàn cầu sang nền kinh tế phát thải carbon thấp cần 3.000 tỷ USD/năm, cao hơn nhiều so với mức đầu tư hiện nay.
Việt Nam sẽ có bộ tiêu chí về phân loại xanh và hệ thống ngành kinh tế xanh. Phát triển kinh tế xanh đang là ưu tiên hàng đầu, là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia nhằm đạt được sự thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội. Việt Nam cũng đang nỗ lực đi trên con đường này.
Theo những báo cáo được công bố thời gian qua, tổng lượng phát thải khí nhà kính của Australia duy trì xu hướng giảm nhẹ. Tín hiệu tích cực này cho thấy quốc gia châu Đại Dương đang dần gặt hái những thành quả từ nỗ lực cắt giảm khí thải, trong đó có đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo.
Các nước EU đã thông qua lần cuối luật cắt giảm khí thải CO2 từ các xe tải, theo đó yêu cầu hầu hết các phương tiện hạng nặng bán tại thị trường EU từ năm 2040 phải là xe không phát thải.
Lực lượng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về Môi trường (C05), Bộ Công an đang tiếp tục phối hợp với cơ quan liên quan tỉnh Đồng Nai làm rõ hành vi chôn chất thải nguy hại số lượng rất lớn và một số nội dung liên quan đến công tác bảo vệ môi trường tại Nhà máy xử lý chất thải Vĩnh Tân của Công ty Cổ phần môi trường Thiên Thanh, huyện Vĩnh Cửu. Tình trạng gây ô nhiễm môi trường của nhà máy chuyên xử lý chất thải nguy hại này đã được người dân nhiều lần phản ánh nhưng chưa được xử lý dứt điểm.
Hơn hai năm qua, nhiều nông dân tỉnh Bình Thuận đã triển khai trồng thanh long nhằm giảm phát thải không khí, nâng cao chất lượng cuộc sống. Trái thanh long đạt chất lượng cao, xuất khẩu được sang nhiều thị trường khó tính. Hiện nông dân trong tỉnh tiếp tục nâng cao tiêu chuẩn sản xuất thanh long “xanh”, hướng tới bán tín chỉ các-bon.
Trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, tình trạng ô nhiễm môi trường tiếp tục diễn biến phức tạp, chất lượng môi trường ở một số nơi suy giảm mạnh, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sức khỏe của người dân. Ðể khắc phục tình trạng này, ngành tài nguyên và môi trường, chính quyền các địa phương cần triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái trên địa bàn mình quản lý.
Kế hoạch của Liên minh châu Âu (EU) áp thuế đối với các sản phẩm thâm dụng carbon có thể gây tổn hại cho các nền kinh tế ở châu Á và Thái Bình Dương, song khó có thể dẫn đến giảm đáng kể lượng khí thải nhà kính. Do đó, các sáng kiến định giá carbon cần được mở rộng sang các khu vực khác ngoài EU, đặc biệt là châu Á.
Thế giới trông đợi những bước đột phá tại Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) diễn ra vào tháng cuối năm 2023 tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) nhằm đẩy nhanh việc thực hiện các mục tiêu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Ngày 13/12, các nước tham dự Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28), tại Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), đã thông qua một thỏa thuận về khí hậu, trong đó lần đầu tiên kêu gọi thế giới tiến tới từ bỏ nhiên liệu hóa thạch.
Ngày 28/11, trong khuôn khổ các hoạt động Sàn giao dịch Công nghệ năm 2023, Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh) tổ chức hội thảo “Giải pháp quan trắc tự động chất lượng không khí và khí thải trong sản xuất công nghiệp”.
Nghị viện châu Âu (EP) vừa thông qua sáng kiến ReFuelEU nhằm tăng cường sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững. Quyết định của EP tiếp nối nỗ lực chung của các nước và khu vực nhằm xanh hóa ngành hàng không thế giới.
Trong bối cảnh thế giới đẩy nhanh việc giảm lượng khí thải và chuyển đổi năng lượng nhằm đạt mục tiêu về trung hòa các-bon, việc đầu tư phát triển năng lượng sạch được chú trọng hơn bao giờ hết. Thực thi cam kết đi đầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, Mỹ và châu Âu đưa ra những chính sách ưu tiên phát triển năng lượng sạch và ghi nhận kết quả tích cực.
EP đã thông qua thỏa thuận đạt được với các nhà đàm phán của các thành viên EU vào năm ngoái, nhằm cải cách thị trường carbon để lượng khí thải vào năm 2030 giảm 62% so với mức của năm 2005.
Các nhà đàm phán Liên minh châu Âu (EU) ngày 18/12 đã đạt được thỏa thuận về việc cải cách thị trường carbon của khối, vốn là công cụ chính sách chủ chốt của EU trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Phản ứng về thỏa thuận cuối cùng vừa được thông qua tại Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) ngày 20/11, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho rằng, Hội nghị đã chưa thể thúc đẩy việc giảm mạnh khẩn cấp khí thải gây hiệu ứng nhà kính, vấn đề cần thiết để ứng phó với tình trạng nóng lên trên toàn cầu.
Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) ngày 19/7 cảnh báo, các đợt nắng nóng như đang xảy ra tại Tây Âu sẽ trở nên thường xuyên hơn và xu hướng này dự báo sẽ tiếp diễn ít nhất đến những năm 2060.
Phán quyết của tòa án EU mở đường cho việc buộc Tập đoàn sản xuất ô-tô Volkswagen (Đức) phải bồi thường cho những khách hàng bị ảnh hưởng của vụ "bê bối khí thải".
Sáng nay, 1/6, Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai phát đi văn bản số 31, về kết quả kiểm tra, xác định nguyên nhân ban đầu của vụ việc cây trồng bị cháy, táp lá tại thôn Phú Hà 1 và một số khu vực tiếp giáp Khu công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
Theo dự báo, đến năm 2030, các quốc gia đang phát triển cần tới 300 tỷ USD để thích ứng với những tác động của biến đổi khí hậu, tuy nhiên mức tài trợ hiện tại vẫn chưa đủ 25% số tiền này.
Ngày 16/9, Liên hợp quốc cho biết, tốc độ biến đổi khí hậu đã không bị chậm lại bởi đại dịch Covid-19 trên toàn cầu và thế giới vẫn bị tụt hậu trong cuộc chiến cắt giảm lượng khí thải carbon.