Ngày 2/11, tại Hà Nội, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức họp báo thông tin về Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7-năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 29/11 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Ngày 9/10, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam (số 44 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Triển lãm Sách chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10//2024).
Chiều 26/9, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Minh Tuấn, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội xuất bản Việt Nam, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, đã trao 500 triệu đồng do các hội viên, bạn đọc, mạnh thường quân quyên góp cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để ủng hộ đồng bào khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.
Theo thông tin từ Hội Xuất bản Việt Nam, tại triển lãm sách “Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024) và sự kiện khai trương thư viện, không gian cà phê sách cộng đồng The Wiselands” tại Thành phố Hồ Chí Minh, sẽ trưng bày 5 bảo vật quốc gia.
Sáng 31/7, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban công tác xuất bản 6 tháng đầu năm và định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm.
Thành phố Hồ Chí Minh hiện có hai đường sách hoạt động là Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh và Đường sách thành phố Thủ Đức. Trong sáu tháng đầu năm, hoạt động tại hai đường sách này khá sôi động; tuy nhiên, lượng sách bán ra tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh có phần giảm đi so với cùng kỳ năm trước.
Theo thông tin từ Hội Xuất bản, Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024 có nhiều đổi mới, đột phá, trong đó nổi bật nhất là mời bạn đọc tham gia đề cử sách dự Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII.
Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024 đã diễn ra sôi nổi ở nhiều địa phương trong cả nước. Nhiều hoạt động phong phú nhằm tôn vinh giá trị của sách và tri thức; khuyến khích, nhân rộng việc đọc sách trong cộng đồng, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa sách và bạn đọc.
Theo thông tin từ Cục Xuất bản, In và Phát hành, hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024, Triển lãm và Hội sách trực tuyến trên trang mạng vietnam.vn được mở đặc biệt dành cho bạn đọc ở các địa phương khác và bà con kiều bào Việt Nam ở nước ngoài cũng như bạn bè quốc tế.
Vừa qua, Hội Xuất bản Việt Nam và TikTok Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2023-2025 nhằm góp phần xây dựng thói quen đọc sách, lan tỏa văn hóa đọc, đồng thời mở ra nhiều cơ hội thúc đẩy thị trường sách trên các nền tảng số.
Hình thức liên kết xuất bản thời gian qua đã góp phần tăng tốc phát triển của ngành xuất bản Việt Nam cả về quy mô, số lượng và chất lượng. Gần đây, chuyển đổi số có tác động tích cực vào nền tảng xuất bản, phát hành, góp phần mang lại những kết quả khá ấn tượng. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số bất cập, hạn chế đòi hỏi ngành xuất bản cần đổi mới toàn diện.
Tại Hội nghị Ban chấp hành Hiệp hội Xuất bản Đông Nam Á, ý tưởng về Giải thưởng sách ASEAN của Việt Nam đã được các nước thành viên Hiệp hội ủng hộ nhiệt tình. Đây là ý tưởng nằm trong 3 đề xuất nhằm thúc đẩy hợp tác và phát triển văn hóa đọc trong khối ASEAN của Việt Nam.
Sáng 15/9, tại Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Xuất bản Việt Nam phối hợp Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị Ban chấp hành Hiệp hội Xuất bản Đông Nam Á (ASEAN Book Publishers Association - ABPA).
Theo thông tin từ Hội Xuất bản Việt Nam, Hội sẽ phối hợp Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị Ban chấp hành Hiệp hội Xuất bản Đông Nam Á (ASEAN Book Publishers Association - ABPA) và các hoạt động bên lề từ ngày 14 đến 16/9 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Xuất bản điện tử là lĩnh vực còn khá non trẻ ở nước ta, nhưng cũng không đứng ngoài những cuộc tấn công của sách giả, sách lậu. Những biện pháp mạnh mẽ và quyết liệt đang được đưa ra để làm trong sạch môi trường kinh doanh sách, góp phần thúc đẩy văn hóa đọc phát triển lành mạnh.
Diễn ra có vẻ im ắng, lặng lẽ, không có những tác động hay hậu quả ngay lập tức như những loại hàng giả, hàng lậu khác, nhưng sách giả, sách lậu đang đem đến sự hủy hoại nghiêm trọng đối với văn hóa đọc, niềm tin của độc giả, của những người làm sách, cùng với nhiều hậu quả khác về văn hóa, kinh tế, xã hội.
Lần đầu tiên có một cuộc gặp “bàn tròn” giữa những người làm xuất bản và các cơ quan báo chí, truyền thông để cùng nhau tìm ra những giải pháp hiệu quả nhất nhằm thúc đẩy truyền thông cho văn hóa đọc phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Một trong những mục tiêu trong nhiệm kỳ mới mà Hội Xuất bản Việt Nam chú trọng, là mạnh tay hơn với sách giả, sách lậu, bằng những chế tài và biện pháp chặt chẽ hơn, góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng của người làm sách, đưa tới cho bạn đọc những tri thức thật, tử tế.
Không nằm ngoài xu thế phát triển của các xuất bản phẩm điện tử trên thế giới, sách nói ngày càng được ưa chuộng ở nước ta, đáp ứng kịp thời những thay đổi trong hành vi của người dùng theo hướng tiện dụng và hiện đại hơn.
Thứ nhất, trong những năm chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc và khoảng 10 năm sau chiến tranh, thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp (1975-1986), xuất bản Việt Nam hoàn toàn do Nhà nước bao cấp, hoạt động xuất bản lấy nhiệm vụ phục vụ chính trị, phục vụ cho cuộc đấu tranh giải phóng và xây dựng đất nước là mục tiêu cao nhất và duy nhất. Những xuất bản phẩm trong thời kỳ này đã trực tiếp góp phần cho thắng lợi của cuộc kháng chiến và vì được bao cấp toàn diện nên nó không có ý nghĩa như là “hàng hóa”, dù là đặc biệt.
Ngày 12/7, phát biểu chỉ đạo tại Đại hội đại biểu Hội Xuất bản Việt Nam lần thứ 5, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định, một trong những nhiệm vụ quan trọng của Hội trong thời gian tới là chú trọng phát triển văn hóa đọc và chuyển đổi số trên cơ sở nhận thức văn hóa đọc là giải pháp căn bản, chuyển đổi số là giải pháp đột phá…
Năm 2022 được coi là một năm khá thành công của ngành xuất bản khi vẫn còn rất nhiều khó khăn, nhưng vẫn gặt hái được nhiều thành tựu, từ nâng cao số lượng xuất bản phẩm trên đầu người, tổ chức thành công giải thưởng Sách Quốc gia, tham gia các giải thưởng lớn về văn hóa, báo chí… Một trong những mục tiêu lớn nhất của ngành trong thời gian tới là thúc đẩy văn hóa đọc phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Ngày 12/7 tới, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu Hội Xuất bản Việt Nam khóa V, nhiệm kỳ 2023-2028, với chủ đề: "Hội Xuất bản Việt Nam, đổi mới, hội nhập và phát triển". Trong phương hướng hoạt động giai đoạn 2023-2028, Hội xác định hướng tới một nền xuất bản vững mạnh, vươn ra quốc tế.
Thành phố Hồ Chí Minh vừa phát động Giải thưởng Sách thiếu nhi trong buổi khai mạc Hội sách thiếu nhi lần IV-2023, thu hút sự quan tâm của rất nhiều người yêu mến mảng văn học viết cho trẻ em.
Ngày 11/5, tại Bình Dương, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Xuất bản Việt Nam và Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai 4 quy định mới của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII và xây dựng kế hoạch kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025).
Theo thông tin từ Hội Xuất bản Việt Nam, các hoạt động chính của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2023 sẽ lần đầu tiên diễn ra tại Quốc Tử Giám (Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế, số 1 đường 23 tháng 8, thành phố Huế).
Qua 5 mùa giải thưởng, Giải Sách Quốc gia đã chứng tỏ được uy tín và giá trị cũng như tầm vóc của mình trong lĩnh vực xuất bản và trong công cuộc lan tỏa văn hóa đọc. Bước sang giai đoạn mới, để nâng cao vị thế giải thưởng, vẫn còn nhiều việc phải làm.
Tối 3/10, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Hội Xuất bản Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ V.
Trước thềm Giải thưởng Sách Quốc gia 2022, Hội Xuất bản Việt Nam và Cục Xuất bản, In và Phát hành cho biết, dịch Covid-19 đã tác động mạnh đến ngành xuất bản trong hai năm 2020 và 2021, khiến cho các đơn vị xuất bản gặp nhiều khó khăn, vì thế mà số lượng sách được giới thiệu tham gia Giải Sách Quốc gia cũng chịu ảnh hưởng.
Ngày 8/8, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban công tác báo chí, xuất bản năm 2022.