Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12), Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam mới đã chính thức đi vào hoạt động từ đầu tháng 11. Với quy mô lớn, cách bố trí, trưng bày hiện đại, sinh động, mang lại nhiều cảm xúc, bảo tàng thu hút hàng chục nghìn lượt khách tham quan.
Dù mới đưa vào hoạt động, nhưng Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đã thu hút đông đảo khách tham quan. Những hiện vật lịch sử được sắp xếp một cách khoa học, góp phần tóm tắt lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Việc ứng dụng công nghệ số trong khai thác và bảo tồn di tích lịch sử văn hóa ở nước ta đã và đang được triển khai rộng khắp. Ở một góc nhìn rộng mở, quá trình này còn đem lại vô vàn lợi ích lâu dài, phục vụ cho nhiều lĩnh vực và đa dạng công việc.
Công tác sưu tầm hiện vật là một hoạt động quan trọng trong phát triển bảo tàng. Đối với các bảo tàng mỹ thuật, hoạt động sưu tầm hiện vật còn góp phần tạo nên bản sắc riêng cho từng đơn vị. Tuy nhiên, công tác này còn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi cơ quan chức năng có những giải pháp thiết thực, phù hợp với xu thế phát triển ngày nay.
Đến với Bảo tàng Gia Lai, khách tham quan sẽ được giới thiệu một cách khái quát về lịch sử vùng đất và con người Gia Lai trong một không gian có diện tích 1.200 m2, chia làm 6 phòng trưng bày với gần 7.000 hiện vật gốc các loại.
Sáng 3/5, tại Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Trưng bày chuyên đề “Chiến thắng Điện Biên Phủ-Sức mạnh Việt Nam-Tầm vóc thời đại’’. Đây là một trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) của tỉnh Bắc Ninh.
Sáng 22/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi cho biết, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký Quyết định số 612/QĐ-BVHTTDL về việc xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia đối với Địa điểm xuất quân Liên quân Việt-Lào tại thôn Đề An, xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi).
Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng với lịch sử hơn 100 năm tuổi, trải qua chiến tranh và biến cố lịch sử, mặc dù được duy tu, bảo dưỡng và mới được đầu tư nâng cấp vào năm 2015, nhưng hiện nay, tại khu vực lõi của bảo tàng, nơi trưng bày các báu vật quốc gia và hàng trăm hiện vật giá trị bắt đầu xuống cấp.
Ngày 18/10, Bảo tàng tỉnh Thái Bình tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Thái Bình in dấu chân Người”. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm tỉnh Thái Bình lần thứ 3 (26/10/1958-26/10/2023).
Số hóa bảo tàng là xu hướng tất yếu của các bảo tàng để thích ứng với xu thế phát triển chung. Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn nhưng ngành văn hóa Quảng Bình đã có nhiều cố gắng “số hóa” hiện vật, tư liệu lịch sử để giúp công chúng dễ dàng truy cập, tham quan trên không gian mạng.
Kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2023), thành phố Hải Phòng đã quyết định dành hơn 250 tỷ đồng để tặng quà 45.489 người có công, thân nhân và người thờ cúng liệt sĩ trên địa bàn.
Ngoài sưu tầm những tài liệu, hiện vật có giá trị diễn ra trong cuộc sống theo chuỗi thời gian xưa-nay, nhà sưu tập Huỳnh Minh Hiệp (quận Phú Nhuận) còn sưu tập, lưu giữ cẩn thận những tờ báo cũ cũng như những dòng lịch sử luôn sống động hình ảnh, sự kiện của đất nước ta qua các thời kỳ.
Các đơn vị chức năng tỉnh Cà Mau vừa tiếp nhận 30 hiện vật, hình ảnh, tư liệu…, góp phần làm phong phú thêm kho tài liệu lịch sử quý giá về chiến thắng Đầm Dơi-Cái Nước-Chà Là.
Vẫn là sự trầm tư của hiện vật qua bao năm tháng, là những bức ảnh, tài liệu chép tay về một thời xưa cũ, song với cách làm mới của mình, cán bộ, nhân viên Bảo tàng Tổng hợp Quảng Bình đã giúp bảo tàng “sống lại” những ký ức. Người xem chạm đến những cung bậc cảm xúc khi chiêm ngưỡng các hiện vật lịch sử, văn hóa trưng bày tại bảo tàng, để từ đó thêm hiểu và yêu hơn vùng “đất lửa” Quảng Bình.
Sáng 10/5, tại thành phố Thái Nguyên (Thái Nguyên), Bộ Công an khai mạc Triển lãm “75 năm Công an nhân dân làm theo lời Bác”. Đây là một trong những hoạt động của lực lượng công an kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2023), 75 năm Công an nhân dân học tập, thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy.
Nhân kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2023), sáng 5/5, tại Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước) tổ chức Lễ tiếp nhận tài liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh do gia đình nhà văn Sơn Tùng trao tặng. Đây là lần thứ ba Trung tâm được tiếp nhận khối tài liệu lớn của cố nhà văn gồm nhiều tài liệu giấy, băng ghi âm, ghi hình kỷ vật.
Ngày 20/12, tại thành phố Thủ Dầu Một, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương đã tổ chức Lễ khánh thành Bảo tàng tỉnh và Lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Hình ảnh và hiện vật của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết, giai đoạn 2006-2011”.
Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ phối hợp để tìm kiếm và đưa về Việt Nam những hiện vật quý, cổ vật về Triều Nguyễn đang được giữ ở Pháp.
Chiều 17/7, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các anh hùng Liệt sĩ, Tượng đài Chủ tịch Kaysone Phomvihane và tham dự Lễ khai mạc triển lãm tài liệu, ảnh, hiện vật và sách về quan hệ Việt Nam-Lào tại Bảo tàng Kaysone Phomvihane.
Sáng 17/5, tại Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức lễ tiếp nhận hiện vật được trao tặng. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Ðảng, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao; Ðại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng.
Trong khuôn khổ Triển lãm ảnh và Tọa đàm "Chủ tịch Hồ Chí Minh với thanh niên - Thanh niên học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", Ban Quản lý Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phối hợp các đơn vị khởi động công trình số hóa tài liệu và hiện vật của Khu di tích.
Ý nghĩa trọng đại của mốc son lịch sử mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc đã khẳng định những giá trị vô giá của tài liệu, hiện vật về Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Trong suốt quá trình hoạt động, từ Bảo tàng Cách mạng Việt Nam đến nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia, cơ quan này luôn chú trọng, ưu tiên nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá tri của khối tài liệu hiện vật quý này