Khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải.

Quảng Trị: Du khách hào hứng với Dự án "Yêu lắm Việt Nam" của Báo Nhân Dân

Ngày 25/3, trong khuôn khổ Dự án “Yêu lắm Việt Nam”, Báo Nhân Dân phối hợp đối tác công nghệ và các cơ quan liên quan tỉnh Quảng Trị triển khai lắp đặt ba trạm tương tác thông minh tại các di tích lịch sử, văn hóa, du lịch nổi tiếng của tỉnh Quảng Trị.
Nhiều người hào hứng với dịch vụ mới sử dụng công nghệ không dây (NFC) tại Trung tâm du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng.

Báo Nhân Dân triển khai Dự án “Yêu lắm Việt Nam” tại các di tích lịch sử, văn hóa, du lịch của tỉnh Quảng Bình

Trong khuôn khổ chương trình Dự án “Yêu lắm Việt Nam” do Báo Nhân Dân phối hợp các đối tác công nghệ triển khai tại các tỉnh, thành phố trên cả nước, ngày 25/3, Báo Nhân Dân phối hợp các cơ quan liên quan của tỉnh Quảng Bình triển khai lắp đặt bảng gắn chip NFC (công nghệ kết nối không dây tầm gần – Near-Field Communications) tại các địa danh lịch sử, văn hóa, du lịch nổi tiếng của tỉnh Quảng Bình.
Việc tái hiện văn hóa thời bao cấp trong chương trình Ðêm Trúc Bạch là một sáng tạo thu hút đông đảo khách du lịch.

Phát triển du lịch Thủ đô đạt cả về quy mô và chất lượng

Thành phố Hà Nội đặt mục tiêu hết năm 2024 đón khoảng 26,5 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 5 triệu lượt khách quốc tế. Ðến hết tháng 11, Hà Nội đã đón 25,33 triệu lượt khách, trong đó, số khách du lịch quốc tế đạt 5,67 triệu lượt. Du lịch Hà Nội đang khẳng định vị thế cả về quy mô và chất lượng.
Bức phù điêu Bác Hồ thăm Khu gang thép Thái Nguyên có giá trị nghệ thuật, bền vững lâu dài.

Tu bổ Di tích Bác Hồ về thăm Khu Gang thép Thái Nguyên

Được sự nhất trí của các cơ quan có thẩm quyền, Đảng bộ Công ty, cán bộ, công nhân Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (Tisco) vừa hoàn thành công trình tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Khu Gang thép Thái Nguyên ở tổ 13, phường Cam Giá, thành phố Thái Nguyên nhằm giáo dục truyền thống, tri ân công lao to lớn của Người.
Đền Quán Cháo, thành phố Tam Điệp có từ khoảng cuối thế kỷ 18. Năm 2009, đền này được xếp hạng Di tích lịch sử-văn hóa cấp tỉnh. (Ảnh: XUÂN CƯƠNG)

Tăng cường công tác quản lý nhà nước tại các di tích lịch sử-văn hóa

Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước đối với các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nói chung và thành phố Tam Điệp nói riêng cơ bản được thực hiện khá toàn diện, bảo đảm các quy định của pháp luật, thu hút được nhiều du khách thập phương về tham quan, chiêm bái. Tuy nhiên, tại một số khu di tích công tác quản lý vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, nguồn kinh phí thu được từ tiền công đức, dầu nhang… chưa được sử dụng hiệu quả, đúng mục đích, thiếu minh bạch… gây bức xúc trong dư luận.
Ngã Tư Rạch Kiến - một di tích lịch sử cách mạng ở huyện Cần Ðước.

Cần Đước giữ vững danh hiệu huyện điểm điển hình về văn hóa

Những năm gần đây, huyện Cần Ðước (tỉnh Long An) đã vận dụng, phát huy hiệu quả giá trị văn hóa trong phát triển kinh tế-xã hội. Bằng việc khơi dậy tinh thần đoàn kết, đồng thuận, huyện phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và cộng đồng tạo đột phá trong xây dựng hạ tầng và diện mạo mới cho nông thôn, đô thị. Môi trường văn hóa chính là chất xúc tác tạo nên công trình mới, thành công mới.
Đại biểu Nguyễn Văn Huy - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình phát biểu. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Đại biểu Quốc hội băn khoăn trước những biểu hiện “lệch chuẩn” trong văn hóa nông thôn

Khẳng định khu vực nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, là điểm sáng trong phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, song đại biểu Quốc hội cũng bày tỏ băn khoăn trước những biểu hiện “lệch chuẩn” văn hóa trong bức tranh toàn cảnh về văn hóa nông thôn hiện nay.
Tượng đài chiến thắng Nghĩa Lộ tại khu di tích Căng và Đồn Nghĩa Lộ. (Ảnh: THANH SƠN)

Căng và Đồn Nghĩa Lộ, một di tích lịch sử văn hóa

Khu di tích lịch sử văn hóa Căng và Đồn Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái, nơi đã từng diễn ra cuộc bạo động phá Căng của các chiến sĩ cộng sản chốn lao tù ngày 17/3/1945, nơi ghi nhận chiến công của quân và dân ta trong trận đánh Phân khu quân sự Nghĩa Lộ của thực dân Pháp năm 1952, mở đường tiến vào chiến dịch Điện Biên Phủ, giải phóng hoàn toàn Tây Bắc.
Mường Thanh: Cây cầu lịch sử chở nặng dân sinh

Mường Thanh: Cây cầu lịch sử chở nặng dân sinh

Ở Điện Biên, hiếm có di tích lịch sử nào như cây cầu Mường Thanh – tồn tại hơn 70 năm và từng là nơi in dấu chân những đoàn quân vượt sông Nậm Rốm tiến vào cứ điểm giải phóng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ - nay hằng ngày vẫn “làm nhiệm vụ” chở vạn lượt người dân qua hai bờ sông buôn bán, mưu sinh.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham quan Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Côn Minh. (Ảnh: TTXVN)

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Côn Minh

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, sáng 12/4, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao của nước ta đã đến dâng hoa và thăm Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại số 89-91 phố Nam Hoa Sơn, thành phố Côn Minh.
Lễ khai mạc Năm du lịch quốc gia Ðiện Biên và Lễ hội Hoa ban Ðiện Biên 2024. (Ảnh ÐĂNG KHOA)

Phát huy tiềm năng, lợi thế để Điện Biên trở thành trung tâm kết nối vùng Tây Bắc

Tại hội thảo “Phát huy tiềm năng, lợi thế, phát triển du lịch bền vững tỉnh Ðiện Biên” vừa được tổ chức tại Ðiện Biên, các đại biểu đều chung nhận định: Ðiện Biên là tỉnh có tiềm năng, lợi thế khác biệt để phát triển du lịch. Việc kết hợp khai thác và phát huy hiệu quả giá trị hệ thống di tích lịch sử, tài nguyên văn hóa và thiên nhiên đa dạng sẽ góp phần xây dựng Ðiện Biên thực sự trở thành điểm đến du lịch lịch sử, văn hóa, sinh thái đầy hấp dẫn và đặc sắc ở khu vực Tây Bắc.
Địa điểm xuất quân Liên quân Việt-Lào ở Quảng Ngãi được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia

Địa điểm xuất quân Liên quân Việt-Lào ở Quảng Ngãi được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia

Sáng 22/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi cho biết, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký Quyết định số 612/QĐ-BVHTTDL về việc xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia đối với Địa điểm xuất quân Liên quân Việt-Lào tại thôn Đề An, xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi).
[Ảnh] Động thổ công trình tôn tạo di tích lịch sử Nhà in của Báo Sự Thật - tiền thân của Báo Nhân Dân

[Ảnh] Động thổ công trình tôn tạo di tích lịch sử Nhà in của Báo Sự Thật - tiền thân của Báo Nhân Dân

Ngày 12/3, tại thôn Khuôn Nhà, xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, Báo Nhân Dân tổ chức lễ động thổ công trình tôn tạo di tích lịch sử Nhà in của Báo Sự Thật - tiền thân của Báo Nhân Dân nhân dịp kỷ niệm 73 năm Báo Nhân Dân ra số đầu ngày 11/3/1951.
Nhiều bạn trẻ diễu hành trong trang phục cổ tại Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội năm 2023.

Những người trẻ hồi sinh trang phục truyền thống

Khoảng 5 năm trở lại đây, phong trào phục dựng và ứng dụng cổ phục Việt lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống, nghệ thuật biểu diễn cũng như du lịch di sản trên cả nước và được thế hệ trẻ đón nhận. Cổ phục không chỉ là thời trang mà còn trở thành trải nghiệm đưa nhiều nét đẹp trong văn hóa truyền thống đến gần hơn với đông đảo công chúng. Với đam mê và niềm tự hào, nhiều nhà thiết kế, nghệ nhân trẻ đang khởi nghiệp bằng việc tôn vinh vẻ đẹp và quảng bá trang phục dân tộc.