Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), giá hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến trái chiều trong ngày hôm qua 11/6. Lực mua áp đảo trên nhóm năng lượng và nguyên liệu công nghiệp.
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa ngày giao dịch hôm qua (6/6), sắc xanh phủ kín bảng giá hàng hoá nguyên liệu thế giới. Hầu hết các mặt hàng đồng loạt tăng giá đã hỗ trợ chỉ số MXV-Index tăng mạnh 1,86% lên 2.315 điểm, cao nhất một tuần trở lại đây.
Giá năng lượng tăng cao đã từng là cơn “ác mộng” cho lạm phát toàn cầu năm 2022 khi xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra. Ngay sau đó, các ngân hàng Trung ương lớn đã phải chật vật tìm cách kiềm chế để giá cả không leo thang. Thế nhưng, đầu năm 2024, rủi ro mới lại xuất hiện tại khu vực Biển Đỏ.
Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy lực mua áp đảo trên thị trường hàng hoá nguyên liệu trong ngày 28/11. Chốt ngày, chỉ số MXV-Index của cả 4 nhóm mặt hàng đều lên điểm, kéo chỉ số MXV-Index tăng 1,07% lên 2.198 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở ở mức 4.712 tỷ đồng. Đáng chú ý, giá trị giao dịch của nhóm hàng nông sản tăng đáng kể, gần 87% so với hôm qua, chiếm khoảng 52% tổng giá trị giao dịch của toàn sở.
Kết thúc ngày giao dịch 24/10, giá dầu ghi nhận phiên giảm thứ 3 liên tiếp, về mức thấp nhất trong gần 2 tuần qua. Cụ thể, giá dầu WTI giảm 2,05% xuống 83,74 USD/thùng. Dầu Brent chốt phiên ngày hôm qua ở mức 88,07 USD/thùng, giảm 1,96%.
Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, lực bán áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong ngày hôm qua (23/10), kéo chỉ số MXV-Index chốt ngày giảm 0,86% xuống 2.241 điểm.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 3/10, giá dầu WTI tăng 0,46% lên mức 89,23 USD/thùng; dầu Brent chốt phiên với mức giá 90,92 USD/thùng sau khi tăng 0,23%, cắt đứt chuỗi giảm 3 phiên liên tiếp trước.
Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa diễn biến tương đối trầm lặng trong ngày Sở Chicago và ICE US đóng cửa nghỉ Tết Độc lập. Lực mua chiếm ưu thế trên thị trường năng lượng và kim loại đã hỗ trợ chỉ số hàng hóa MXV-Index chốt ngày hôm qua (4/7) tăng 0,22% lên 2.177 điểm.
Những số liệu thống kê đến từ các nền kinh tế lớn trên thế giới phản ánh mối lo ngại mạnh mẽ đối với thị trường và nguy cơ suy thoái phủ bóng lên bức tranh kinh tế thế giới. Nhiều dấu hiệu cho thấy kinh tế toàn cầu đang giảm tốc và tác động mạnh tới các thị trường.
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục đảo chiều, lấy lại đà tăng trong ngày hôm qua (17/5). Mức hồi phục mạnh của các mặt hàng kim loại và năng lượng hỗ trợ chỉ số MXV-Index đóng cửa tăng 0,58% lên 2.167 điểm.
Kết quả khảo sát được hãng S&P Global công bố ngày 21/4 vừa qua cho thấy những tín hiệu khởi sắc đối với nền kinh tế Khu vực đồng euro (Eurozone) khi tăng trưởng khu vực này trong tháng 4 đã bứt tốc và đạt mức cao nhất trong vòng 11 tháng qua. Bức tranh kinh tế châu Âu xuất hiện nhiều điểm sáng, giúp khu vực này thoát khỏi nguy cơ suy thoái lan rộng, tiếp tục phục hồi, mặc dù còn không ít khó khăn.
Kết quả khảo sát cho thấy kinh tế của Eurozone đã 'tăng tốc' trong tháng 3/2023 và chạm mức cao của 10 tháng, bất chấp những bất ổn trên thị trường và những lo ngại về lĩnh vực ngân hàng.
Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đang trong xu hướng sụt giảm tương đối mạnh, thể hiện qua việc chỉ số MXV- Index suy yếu tới 6 trên 7 phiên giao dịch gần nhất. Đóng cửa hôm qua, bất chấp đà hồi phục của nhóm nông sản, chỉ số hàng hóa này tiếp tục giảm 0,91% xuống 2.268 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở đạt gần 4.700 tỷ đồng.
Nhiều quốc gia tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ để đối phó tình trạng lạm phát tăng cao, bất chấp điều này gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế và sản xuất, kinh doanh.
Thủ tướng Fumio Kishida nói rằng tăng trưởng tiền lương sẽ trở thành “động lực” cho sự phục hồi kinh tế trong bối cảnh giá cả trong nước ngày càng tăng sau cuộc khủng hoảng Ukraine.
Trong lúc nhiều quốc gia đang chật vật với cuộc khủng hoảng sinh hoạt phí vì giá năng lượng và lương thực tăng vọt, biến đổi khí hậu đang gây ra những thiệt hại lớn đối với nền kinh tế toàn cầu.
Hãng tin AFP đã điểm lại những con số đáng nhớ của năm 2022 như nhiệt độ mùa Hè cao kỷ lục tại châu Âu hay giá năng lượng và lương thực tăng cao tới chóng mặt...
Tại cuộc họp báo kết thúc năm 2022, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi thế giới chung tay biến 2023 thành năm hành động vì hòa bình, bằng cách tìm giải pháp thiết thực cho các vấn đề cấp bách toàn cầu.
Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo trung bình giá dầu Brent sẽ ở mức 92 USD/thùng trong năm 2023, giảm xuống 80 USD/thùng năm 2024 nhưng vẫn cao hơn đáng kể so với mức trung bình 5 năm là 60 USD/thùng.
Chính phủ Hà Lan ngày 20/9 đã thông báo gói hỗ trợ lớn "chưa từng có" lên tới 17,2 tỷ euro để hỗ trợ người dân đang phải đối mặt với giá năng lượng tăng cao cũng như mức lạm phát 2 con số - hậu quả của cuộc xung đột tiếp diễn tại Ukraine.
Chính phủ nhiều nước trên thế giới đã đưa ra biện pháp hỗ trợ người tiêu dùng và công ty gặp khó khăn do giá năng lượng, hàng hóa và các nhu yếu phẩm tăng vọt kéo theo lạm phát tăng cao tại nhiều nền kinh tế.
Tại cuộc họp bất thường ngày 9/9 ở Brussels, các Bộ trưởng Năng lượng Liên minh châu Âu (EU) đã thống nhất về bốn giải pháp cấp bách để hạ nhiệt cơn sốt giá năng lượng.
Bộ trưởng Công thương Séc Jozef Sikela ngày 24/8 cho biết ông đang xem xét việc triệu tập 1 cuộc họp bất thường của Hội đồng Năng lượng châu Âu do vấn đề giá năng lượng tăng cao hiện nay.
Các bộ trưởng Nhóm các nước công nhiệp phát triển (G7) ngày 27/5 đã kêu gọi Tổ chức Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) hành động có trách nhiệm nhằm xoa dịu “cơn khát” năng lượng toàn cầu.
Theo thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), kết thúc phiên giao dịch 12/5, thị trường hàng hóa có sự phân hóa rõ rệt giữa 4 nhóm hàng hóa nguyên liệu đang giao dịch liên thông trực tiếp với thế giới. Mặc dù nhóm nông sản tăng mạnh, nhưng mức giảm lớn từ nhóm kim loại khiến chỉ số MXV-Index giảm nhẹ 0,18% về 2.940,56 điểm.
Theo hãng tin Reuters, các nhà ngoại giao của Liên minh châu Âu (EU) cho biết, khối này có kế hoạch áp đặt lệnh cấm đối với hoạt động nhập khẩu dầu mỏ từ Nga vào cuối năm nay, sau những cuộc thảo luận giữa Ủy ban châu Âu và các nước thành viên EU vào cuối tuần này.
Số liệu từ Viện Thống kê Thổ Nhĩ Kỳ ngày 4/4 cho biết, lạm phát tại nước này đã tăng vọt lên mức cao nhất trong 2 thập kỷ, lên tới 61,14% trong tháng 3 vừa qua.