Các nước ứng phó lạm phát tăng cao

Chính phủ nhiều nước trên thế giới đã đưa ra biện pháp hỗ trợ người tiêu dùng và công ty gặp khó khăn do giá năng lượng, hàng hóa và các nhu yếu phẩm tăng vọt kéo theo lạm phát tăng cao tại nhiều nền kinh tế.
0:00 / 0:00
0:00
Giá hàng hóa ở Mỹ tăng mạnh.
Giá hàng hóa ở Mỹ tăng mạnh.

Mỹ sẽ xóa khoản nợ sinh viên 10.000 USD cho hàng triệu người, đồng thời thực thi Ðạo luật Giảm lạm phát trị giá 430 tỷ USD nhằm giảm giá năng lượng, thuốc kê đơn và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho các gia đình Mỹ.

Trong khi đó, Canada công bố gói biện pháp trị giá 3,39 tỷ USD hỗ trợ các gia đình có thu nhập thấp và trung bình, cùng với khoản hỗ trợ một lần nhằm giúp những người có thu nhập thấp trang trải chi phí thuê nhà.

Tại châu Á, Chính phủ Thái Lan đồng ý tiếp tục cắt giảm thuế đối với dầu diesel thêm hai tháng và gia hạn trợ giá điện cho đến tháng 12 năm nay.

Trong khi đó, Indonesia đã chỉ thị duy trì mức lạm phát lương thực dưới 5%. Chính phủ nước này đã đồng ý phân bổ lại khoảng 1,62 tỷ USD từ nguồn ngân sách trợ cấp nhiên liệu cho chi tiêu phúc lợi.

Malaysia dự kiến chi kỷ lục khoảng 17,05 tỷ USD để trợ cấp và viện trợ tiền mặt trong năm nay. Tại Ấn Ðộ, ít nhất 10 bang đã công bố các khoản trợ cấp tiền mặt và trợ giá điện có tổng trị giá hơn 12,6 tỷ USD. Chính phủ Ấn Ðộ cũng đã thành lập một hội đồng chuyên gia để xem xét việc định giá khí đốt sản xuất trong nước.

Tại châu Phi và Trung Ðông, Nam Phi thông báo giảm giá nhiên liệu tại trạm bơm. Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã tăng chi tiêu phúc lợi xã hội. Cụ thể, UAE tăng gấp đôi mức hỗ trợ tài chính cho các gia đình có thu nhập thấp, trong khi Saudi Arabia phân bổ khoảng 5,32 tỷ USD để hỗ trợ người dân ứng phó lạm phát