Liên Bộ Công thương-Tài chính vừa công bố điều chỉnh giá xăng dầu theo định kỳ từ 16 giờ chiều nay, 21/9. Theo đó, giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu phổ biến trên thị trường tăng mạnh mặc dù đã chi Quỹ bình ổn giá: Xăng E5RON92 tăng 726 đồng/lít lên 24.197 đồng/lít, xăng RON95-III tăng 877 đồng/lít, lên 25.748 đồng/lít.
Dữ liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, đóng cửa hôm qua ngày 20/9, đà giảm mạnh trên thị trường năng lượng và nguyên liệu công nghiệp đã kéo chỉ số hàng hoá MXV-Index suy yếu 0,35% xuống 2.305 điểm, nối dài chuỗi giảm sang ngày thứ 4 liên tiếp. Giá trị giao dịch toàn Sở đạt hơn 3.600 tỷ đồng.
Khép lại tuần giao dịch 11-17/9, dầu thô ghi nhận tuần tăng giá thứ ba liên tiếp, đạt đỉnh cao nhất trong 10 tháng khi các tổ chức năng lượng lớn trên thế giới dự báo thâm hụt nguồn cung cuối năm. Trong khi đó, tiêu thụ tại Trung Quốc tích cực, nền kinh tế Mỹ tiếp tục có những tín hiệu khởi sắc đã góp phần thúc đẩy lực mua.
Giá dầu thế giới tăng cao gây sức ép lên nỗ lực kiềm chế lạm phát của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), nhất là khi cuộc họp lãi suất ngày 21/9 sắp đến gần. Đồng USD tăng trở lại từ giữa tháng 7 cũng đặt ra thách thức cho tỷ giá USD/VND.
Dữ liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, đóng cửa hôm qua ngày 12/9, mặc dù sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá hàng hoá nguyên liệu thế giới, nhưng lực mua chiếm ưu thế đã hỗ trợ chỉ số MXV-Index nhích nhẹ 0,04% lên 2.305 điểm, ghi nhận chuỗi tăng 3 ngày liên tiếp và đạt mức cao nhất trong hơn 5 tuần trở lại đây.
Sau chuỗi tăng liên tiếp từ 11/7, giá xăng tại kỳ điều hành ngày hôm nay, 11/9, giữ nguyên không đổi. Trong khi đó, giá dầu diesel tăng 410 đồng/lít, dầu hỏa tăng 374 đồng/lít, dầu mazut giữ nguyên
Kết thúc tuần giao dịch 4 - 11/9, có 4 trên 5 mặt hàng nhóm năng lượng đóng cửa trong sắc xanh. Trong đó, giá dầu tiếp nối đà tăng giá trong bối cảnh hạn chế nguồn cung từ các nước xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới.
Căng thẳng về nguồn cung một lần nữa đẩy giá dầu tăng mạnh. Bối cảnh này đặt các nhà điều hành chính sách và doanh nghiệp phải đồng hành cùng nhau vượt qua khó khăn trong những tháng cuối năm.
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thêm một ngày thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa với diễn biến giá phân hóa. Lực bán áp đảo, đặc biệt là trên thị trường kim loại, kéo chỉ số MXV-Index đóng cửa hôm qua, ngày 6/9, quay đầu giảm 0,3% xuống 2.295 điểm. Giá trị giao dịch toàn sở đạt gần 3.600 tỷ đồng.
Giá xăng RON 95-III tăng 270 đồng/lít, xăng E5 RON 92 tăng 140 đồng/lít từ 15 giờ chiều nay, 5/9, sau điều chỉnh của Liên Bộ Công thương-Tài chính. Tại kỳ điều hành này, dầu hỏa có mức tăng nhiều nhất 510 đồng, dầu diesel là 290 đồng, trong khi mazut giảm 280 đồng một kg.
Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, chỉ số hàng hóa MXV-Index biến động không đáng kể, chốt ở mức 2.297 điểm trong ngày hôm qua, 4/9, khi một loạt các mặt hàng trên các Sở giao dịch ICE-US đóng cửa nghỉ lễ.
Tuần qua, dầu thô tăng mạnh sau 2 tuần suy yếu trước đó. Trong đó giá dầu WTI tăng 7,17% lên mức 85,55 USD/thùng, ghi nhận phiên tăng thứ 7 liên tiếp, đạt mức cao nhất trong vòng 9 tháng. Dầu Brent sau khi tăng 5,48% lên 88,55 USD/thùng cũng đã chạm mức đỉnh hơn 7 tháng qua.
Chốt ngày giao dịch 31/8, giá dầu đã đạt mức tăng theo ngày mạnh nhất kể từ đầu tháng 8. Cụ thể, giá dầu WTI tăng 2,45% lên mức 83,63 USD/thùng. Dầu Brent chốt phiên với mức giá 86,83 USD/thùng, tăng 1,87%. Như vậy, dầu thô đã có tháng tăng giá thứ 3 liên tiếp.
Giá dầu biến động tương đối giằng co trong ngày hôm qua 24/8, trước khi đóng cửa tăng giá, cắt đứt chuỗi giảm 3 phiên liên tiếp trước đó. Rủi ro nguồn cung toàn cầu thắt chặt đã thúc đẩy giá phục hồi nhẹ trở lại. Giá dầu WTI chốt ngày với mức giá 79,05 USD/thùng sau khi tăng 0,2%. Giá dầu Brent tăng 0,1% lên sát mốc 83 USD/thùng.
Ngày 21/8, Liên bộ Công thương-Tài chính điều chỉnh giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu trên thị trường theo định kỳ. Theo đó, giá xăng tăng 500-600 đồng/lít, dầu hỏa tăng 420 đồng/lít và dầu mazut tăng 313 đồng/kg, riêng giá dầu diesel giảm 71 đồng/lít.
Dầu thô đã chính thức kết thúc chuỗi tăng giá 7 tuần liên tiếp, quay đầu giảm trở lại trong tuần giao dịch 14/8-20/8, trước những lo ngại về tăng trưởng kinh tế tại Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ hai trên thế giới. Ngoài ra, rủi ro lãi suất cao sẽ còn kéo dài tại Mỹ cũng gây áp lực nhất định lên giá dầu trong tuần.
Kết thúc ngày giao dịch 17/8, giá dầu phục hồi nhẹ sau chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp, một phần do lực mua bắt đáy của các nhà đầu tư sau khi giá dầu giảm xuống vùng hỗ trợ quan trọng. Chốt ngày, giá dầu WTI tăng 1,27% lên 80,39 USD/thùng. Dầu Brent tăng 0,8% lên 84,12 USD/thùng.
Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu đóng cửa hôm qua (16/8) với diễn biến giá phân hoá. Nhóm nông sản và công nghiệp đón nhận lực mua tích cực. Trong khi đó, các mặt hàng kim loại, năng lượng đồng loạt chịu sức ép bán.
Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, đóng cửa ngày giao dịch đầu tuần, lực bán áp đảo trên thị trường hàng hóa với 24 trên 31 mặt hàng đồng loạt giảm giá, kéo chỉ số MXV-Index tiếp tục giảm 0,63% xuống 2.255 điểm.
Ngày 11/8, Liên Bộ Công thương-Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu theo định kỳ. Tại kỳ điều hành này, giá các mặt hàng dầu đồng loạt tăng mạnh, giá dầu dầu diesel 0.05S tăng hơn 1.800 đồng/lít so với mức bán lẻ hiện hành, dầu hỏa cũng tăng tới hơn 1.600 đồng/lít, dầu mazut 180CST 3.5S tăng hơn 1.100 đồng/kg.
Động thái cắt giảm sản lượng của các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, đặc biệt là Saudi Arabia đang làm gia tăng lo ngại thâm hụt trên thị trường quốc tế. Trong bối cảnh này, Việt Nam cũng cần tăng cường theo dõi, đánh giá biến động thị trường, chủ động bảo đảm nguồn cung ứng xăng dầu trong nước.
Hai mặt hàng dầu thô là điểm sáng trên thị trường hàng hóa hôm qua (8/8) với mức tăng tương đối mạnh, dẫn đầu đà tăng thị trường. Cụ thể, giá dầu WTI tăng 1,2% lên sát mốc 83 USD/thùng; dầu Brent tăng gần 1% lên mức 86,17 USD/thùng.
Sau 6 tuần tăng liên tiếp, kết thúc tuần giao dịch vừa qua, giá dầu đã ở mức cao nhất trong vòng 4 tháng. Đây là chuỗi tăng theo tuần dài nhất kể từ cuối năm 2021.
Dầu thô bất ngờ tăng mạnh trở lại sau 2 phiên suy yếu, ngay trước thềm cuộc họp quan trọng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+ ) diễn ra vào hôm nay 4/8.
Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, chốt ngày giao dịch hôm qua (2/8), sắc đỏ tiếp tục bao trùm trên bảng giá hàng hóa nguyên liệu thế giới, kéo chỉ số MXV-Index giảm 1,68% xuống 2.276 điểm, đánh dấu chuỗi giảm 6 phiên liên tiếp, đồng thời ghi nhận chuỗi giảm dài nhất kể từ đầu năm đến nay. Giá trị giao dịch toàn Sở tăng gần 12% lên 4.200 tỷ đồng.
Giá các mặt hàng xăng dầu phổ biến trên thị trường tại kỳ điều hành định kỳ ngày 1/8, tiếp tục tăng mạnh. Xăng RON95-III tiến sát ngưỡng 24.000 đồng/lít. Dầu mazut tăng thấp nhất với mức tăng hơn 800 đồng/kg.
Cả hai mặt hàng dầu thô WTI và Brent đã kết thúc tuần giao dịch ngày 24/7-30/7 với mức tăng giá mạnh nhất kể từ đầu tháng 4, kéo dài chuỗi tăng tuần thứ 5 liên tiếp. Cụ thể, giá dầu WTI tăng 4,55%, đóng cửa tuần với mức giá 80,58 USD/thùng, cao nhất trong vòng 3 tháng qua. Dầu Brent tăng 4,36% lên mức 84,41 USD/thùng.
Tháng 7 đánh dấu sự hồi phục mạnh mẽ của giá dầu thô thế giới. Trong khi rủi ro về nguồn cung đẩy giá dầu lên cao, khả năng nhu cầu tiêu thụ tăng trưởng hạn chế trong bối cảnh lãi suất cao có thể là lực cản đối với xu hướng tăng giá hiện nay.
Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, lực mua mạnh hoàn toàn áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong ngày hôm qua (24/7), hỗ trợ chỉ số MXV-Index tăng 2,23% lên 2.337 điểm, nối dài đà tăng sang ngày thứ 5 liên tiếp, đồng thời đưa chỉ số này lên mức cao nhất trong hơn 3 tháng. Giá trị giao dịch toàn Sở đạt gần 3.600 tỷ đồng.