Chiều 26/3, tại Quảng Ninh đã diễn ra hội thảo: Phát triển ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam gắn với sản xuất, lắp ráp ô-tô trong nước, phát triển hệ thống đường sắt Việt Nam tại Quảng Ninh.
Ngày 21/3, tại buổi tiếp, làm việc với Bộ trưởng Phụ trách Giao thông Pháp Philippe Tabarot, Bộ trưởng Xây dựng Trần Hồng Minh đã đề nghị hai bên hợp tác, hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về hàng không; đồng thời, đề nghị phía Pháp hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực về hạ tầng đường sắt.
Bản tin cập nhật những vấn đề thời sự nổi bật: Yêu cầu hoàn thành thanh tra Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 trong tháng 3; Nhiều địa phương đề xuất thi tốt nghiệp THPT 2025 sớm 2 tuần; Đường sắt tăng chuyến phục vụ du khách dịp lễ 30/4 - 1/5; Lực lượng Houthi tấn công tàu sân bay Mỹ.
Chiều 15/3, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam thông tin sự việc xảy ra vào khoảng 17 giờ 20 ngày 12/3; tại Khu gian Hướng Lại - Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), khoảng km54, khi đoàn tàu 3206 đang di chuyển tốc độ và kéo còi cảnh báo, hai người phụ nữ "sống ảo" vẫn ung dung tạo dáng, đã tạo ra tình huống nguy hiểm đối với an toàn đường sắt. Lực lượng chức năng địa phương hiện đang xác minh danh tính để xử lý nghiêm.
Mới đây, Bộ trưởng Xây dựng đã ký Quyết định 246/QĐ-BXD, giao Ban Quản lý dự án đường sắt tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, thời gian thực hiện 2025-2027. Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi ý kiến với ông Nguyễn Khánh Tùng, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt chung quanh việc triển khai dự án quan trọng này.
Gần đây các quán cà-phê, giải khát nằm trên hành lang tuyến đường sắt Hà Nội-Ðồng Ðăng, đoạn qua địa bàn các phường Cửa Đông, Hàng Bông, Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) hoạt động khá nhộn nhịp, thu hút nhiều khách du lịch trong nước và nước ngoài đến trải nghiệm. Ngày cũng như đêm, hành lang an toàn đường sắt tại đây bị xâm phạm nghiêm trọng.
Dự án đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng được Quốc hội Việt Nam thông qua chủ trương đầu tư mới đây được kỳ vọng sẽ góp phần kết nối các tỉnh miền bắc Việt Nam với khu vực tây nam Trung Quốc, tạo ra tuyến đường tiện lợi, thông thoáng cho Quý Châu và các tỉnh phía tây Trung Quốc trong hợp tác với Việt Nam và các nước ASEAN.
Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng và Đoàn công tác Cục 2 đường sắt Trung Quốc có buổi làm việc, liên quan dự án khôi phục tuyến đường sắt Đà Lạt-Tháp Chàm; xúc tiến mở rộng đường bay quốc tế qua cảng hàng không Liên Khương.
Các chuyên gia đầu ngành, các nhà nghiên cứu cho rằng, để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đường sắt tốc độ cao cần một chương trình đào tạo hiện đại, thực tiễn và hội nhập quốc tế. Việc kết hợp giữa giảng dạy lý thuyết, thực hành, hợp tác doanh nghiệp và ứng dụng công nghệ sẽ giúp sinh viên có nền tảng vững chắc, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành đường sắt tốc độ cao tại Việt Nam.
Trước việc Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, các cơ quan chức năng, học giả và truyền thông Trung Quốc đều bày tỏ sự hoan nghênh, đánh giá cao ý nghĩa của dự án đối với việc kết nối hạ tầng giao thông, tạo thuận lợi cho trao đổi thương mại giữa hai nước.
Chiều 18/2, Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh (UTH) và Trường Đại học Giao thông Bắc Kinh (Trung Quốc) phối hợp tổ chức chuyên đề khoa học “Đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị tại Việt Nam”.
Đại biểu Quốc hội cho rằng, trong dự án đường sắt cần ưu tiên đặt hàng và giao nhiệm vụ cho doanh nghiệp nội tham gia làm chủ xây dựng đường, cầu, hầm; sản xuất đường ray; đóng toa xe. Việc đặt hàng này giúp tăng trưởng trong nước, còn nếu mua nước ngoài thì tiền đầu tư sẽ chảy ra ngoài và không bao giờ chúng ta có ngành công nghiệp đường sắt.
Những ngày đầu xuân, khách đi tàu từ ga Hà Nội và những người yêu hội họa có dịp tham quan triển lãm các sáng tác Rừng xòe 7 “Chuyến tàu xuân”. Nhiều tác phẩm được sáng tác “di động” trên chuyến tàu xuyên đêm giao thừa Tết Ất Tỵ.
Nhằm thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường sắt, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) vừa ban hành kế hoạch kiểm tra, xử lý vi phạm hành lang an toàn đường sắt, lối đi tự mở trên các tuyến đường sắt quốc gia. Thời gian thực hiện bắt đầu từ ngày 15/2.
Việc đầu tư dự án được kỳ vọng tạo tiền đề, động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; đáp ứng nhu cầu vận tải, tái cơ cấu vận tải theo hướng phát huy tối đa lợi thế của từng phương thức; mở ra không gian phát triển kinh tế mới, nguồn lực mới thông qua khai thác hiệu quả quỹ đất.
Theo thống kê sơ bộ, cả nước hiện có hơn 3.100 lối đi tự mở trái phép qua đường sắt. Những lối đi này chính là “điểm đen”, tiềm ẩn nguy cơ rất cao gây ra các vụ tai nạn giao thông đường sắt thảm khốc.
Tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng đi qua 9 tỉnh, thành phố được xây mới với mục tiêu kết nối với cảng biển quốc tế Hải Phòng, kết nối liên vận với Trung Quốc.
Năm 2024, với tinh thần chủ động, sáng tạo, không ngừng đổi mới, Đảng ủy Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 22-NQ/ĐU, kết quả công tác xây dựng đảng và sản xuất kinh doanh có nhiều chuyển biến tích cực.
Năm nay, nhiều người dân ở Huế và Đà Nẵng cũng như du khách từ các tỉnh, thành phố lựa chọn trải nghiệm du xuân trên chuyến tàu "Kết nối di sản miền trung". Không khí xuân tràn ngập khắp đoàn tàu, những lời ca tiếng đàn, ẩm thực hương vị Tết, những nụ cười hồ hởi phấn chấn trên toa cộng đồng và cảnh sắc tươi đẹp hai bên đường.
Nam Định là một trong những ga lớn trên tuyến đường sắt Thống Nhất, dịp Tết hằng năm đón, tiễn khách đi tàu rất đông. Trong thời gian cao điểm vận tải Tết Ất Tỵ 2025, ga phối hợp Trạm Vận tải đường sắt Nam Định tác nghiệp phục vụ hành khách chu đáo, thuận lợi, an toàn.
Với không ít hành khách, đón giao thừa trên tàu là trải nghiệm thú vị thì với các tiếp viên đường sắt, đặc thù nghề nghiệp theo những con tàu phục vụ dịp Tết, những năm đón giao thừa ở nhà chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tuy không cùng đón thời khắc thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới cùng gia đình nhưng không khí của cả tổ tàu - gia đình thứ hai của họ rất ấm cúng. Mỗi lần đón giao thừa trên tàu là kỷ niệm không thể nào quên.
Với nhiều hành khách, cảm xúc đi trên chuyến tàu ngày giáp Tết bồi hồi, nôn nao khó tả khi sắp gặp người thân, sum vầy, đoàn tụ với gia đình, dẫu đường sá xa xôi nhưng bao mệt nhọc đều tan biến. Nhiều gia đình cả nhà cùng đi tàu về quê sum họp, tâm trạng vui tươi phấn khởi, xen lẫn hồ hởi, háo hức.
Chiều 27/1 (tức 28 Tết), trong không khí náo nức đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm ga Hà Nội, động viên các hành khách đi tàu và trải nghiệm đoàn tàu cùng các dịch vụ mới của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN).
Mỗi năm có hàng trăm trường hợp hành khách để quên tài sản, hành lý trên tàu và người phát hiện, trao trả lại cho “khổ chủ” chính là các tổ tàu. Khi nhận lại, hành khách vui mừng, xúc động và không quên gửi lời cảm ơn các tiếp viên đường sắt luôn tận tình, phát huy tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp và truyền thống tốt đẹp của ngành đường sắt.
Chiều 30/11/2024, với 443/454 (chiếm 92,48%) đại biểu bỏ phiếu tán thành, Quốc hội chính thức thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục bắc-nam, đánh dấu thời khắc lịch sử của đất nước.
Năm 2024, giao thông vận tải đường sắt bị gián đoạn và thiệt hại nặng nề sự cố sạt lở tại hầm Chí Thạnh, hầm Bãi Gió; ảnh hưởng của cơn bão Yagi, Trà Mi và nhiều đợt mưa lũ khiến hạ tầng hư hỏng nặng. Tuy nhiên, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đạt được nhiều kết quả tích cực, duy trì đà tăng trưởng, các chỉ tiêu sản lượng, doanh thu, lợi nhuận đều vượt kế hoạch và cùng kỳ. Cùng nhìn lại những sự kiện nổi bật của ngành đường sắt trong năm 2024.
Thứ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy đề nghị, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chuẩn bị tâm thế, để nhanh chóng hòa cùng “nhịp thở, nhịp đập” của dân tộc trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình. Đồng thời, nghiên cứu mô hình, bộ máy để đáp ứng nhiệm vụ quản lý, vận hành các dự án đường sắt mới trong tương lai.