Một dự án điện gió trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. (Ảnh NGỌC HÀ)

Giải khó cho các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp

Với tinh thần khẩn trương và chủ động bàn giải pháp tháo gỡ các vướng mắc về hợp đồng mua bán điện đối với các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp, Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có buổi đối thoại với các chủ đầu tư các dự án nhà máy điện gió, điện mặt trời.
Nhà máy điện mặt trời BP Solar 1 tại xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. (Ảnh tư liệu: Công Thử/TTXVN)

The Economist: Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về chuyển đổi sang năng lượng sạch

Đông Nam Á là một trong những khu vực trên thế giới dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu, nhưng khu vực này dường như chưa quan tâm đến việc từ bỏ nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, tạp chí The Economist của Anh số ra ngày 4/6 đã có bài viết nhận định Việt Nam là một điểm sáng trong khu vực.

Công trình điện gió ở huyện Hoa Ninh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. (Ảnh: Nhân dân nhật báo)

Trung Quốc đặt mục tiêu tăng gấp đôi sản lượng điện gió và điện mặt trời

Theo Quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo giai đoạn từ nay đến năm 2025, do Ủy ban Phát triển và Cải cách quốc gia, Cục Năng lượng quốc gia Trung Quốc ban hành mới đây, nước này đặt mục tiêu đến năm 2025, sản lượng điện từ năng lượng tái tạo đạt khoảng 3.300 tỷ kWh/năm. 

Ảnh minh họa: Điện mặt trời. (Ảnh: TTXVN)

Tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo của Việt Nam

Trang mạng entrepreneur.com vừa đăng bài viết nhận định vị thế của Việt Nam như một trung tâm về năng lượng tái tạo tại khu vực Ðông Nam Á. Theo TTXVN, bài viết dẫn số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, Việt Nam hiện có công suất điện mặt trời được lắp đặt toàn diện nhất ở Ðông Nam Á, với 16.500 MW được sản xuất vào năm 2020. Việt Nam cũng nằm trong top 10 quốc gia có công suất lắp đặt năng lượng mặt trời cao nhất trên toàn cầu vào năm 2020.

Thu hút đầu tư vào năng lượng tái tạo là điều rất quan trọng trong giai đoạn tới.

Cơ chế nào thu hút tư nhân phát triển năng lượng tái tạo?

Dự thảo Quy hoạch điện VIII cho thấy, nguồn điện năng lượng tái tạo tiếp tục được ưu tiên phát triển với tỷ lệ hợp lý, hài hòa giữa các miền, bảo đảm các tiêu chí kinh tế-kỹ thuật và vận hành, phù hợp chương trình phát triển hệ thống điện tổng thể giai đoạn tới năm 2030. Đây là một trong những giải pháp nhằm hiện thực hóa cam kết phát thải bằng 0 vào năm 2050. Đồng thời, đẩy mạnh thu hút đầu tư tư nhân vào năng lượng tái tạo.

Năng lượng tái tạo được quan tâm trong quy hoạch điện VIII.

Kiên định mục tiêu giảm tác động đến môi trường

Những thay đổi của Bộ Công thương trong dự thảo mới nhất của Quy hoạch điện VIII theo hướng giảm điện từ nguồn hóa thạch, tăng tỷ trọng điện từ các nguồn tái tạo đang góp phần hiện thực hóa cam kết của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc phấn đấu đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP 26).

Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên. Ảnh: LINH NGUYÊN

Huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển điện, bảo đảm cân đối cung cầu

Theo Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên, Quy hoạch Điện VIII được xây dựng trên nguyên tắc bảo đảm cân đối cung-cầu vùng, miền; cơ cấu các nguồn và truyền tải điện, huy động được mọi nguồn lực xã hội đầu tư phát triển điện. Đặc biệt chú trọng xây dựng thị trường phát điện và thị trường bán buôn điện cạnh tranh.

Đường bị cày xới, xe ô-tô tải trọng lớn ngang nhiên băng qua phía trái đường để lưu thông, khiến người điều khiển xe gắn máy khó xử lý khi tham gia giao thông trên đoạn đường này.

Sớm sửa chữa lại đường, bảo đảm an toàn giao thông cho người dân

Tuyến đường đổ bê-tông dài khoảng 3 km từ thôn Mông Đức đến thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) có nhiều đoạn đường bị hỏng nặng ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân. Do đó, việc sửa chữa lại tuyến đường này cần được thực hiện kịp thời để góp phần bảo đảm an toàn giao thông cho người dân khi lưu thông.

Phát triển điện mặt trời mái nhà sau ngày 31-12-2020

Phát triển điện mặt trời mái nhà sau ngày 31-12-2020

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa cho biết, Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 6-4-2020 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam sẽ hết hiệu lực sau ngày 31-12-2020 và đến nay chưa có Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn thực hiện tiếp theo của Bộ Công thương. 

Ông Nguyễn Đình Chung (thứ hai từ trái qua) tại lễ ký MOU, chiều tối 15-12.

Kiều bào Lào đầu tư sản xuất điện mặt trời bán cho Việt Nam

Chiều tối 15-12, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào ở Thủ đô Vientiane diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về việc khảo sát khả thi Dự án phát triển năng lượng mặt trời giai đoạn 1 và giai đoạn 2 với công suất lắp đặt 300MW giữa Chính phủ Lào và Công ty trách nhiệm hữu hạn Max Electric Lào.

Trạm biến áp kết hợp đường dây 500 kV do Trungnam Group góp phần giải tỏa công suất các nhà máy ĐMT tại Thuận Nam và các nhà máy điện NLTT khác trong khu vực.

Quá tải lưới điện: Vừa bớt căng, đã lại lo

Tình trạng “nghẽn” lưới điện ở Ninh Thuận, Bình Thuận đã bớt căng, sau khi một số dự án truyền tải đưa vào vận hành đã “hà hơi tiếp sức”, giúp cho các dự án điện mặt trời (ĐMT) phát được điện lên lưới. Song, nguy cơ tắc nghẽn lại tiếp tục báo động và có thể lặp lại tình trạng quá tải, khi có thêm nhiều dự án điện gió đang “chạy đua”bổ sung một lượng điện khá lớn vào hệ thống.