Sáng 13/2 (tức mùng 4 Tết), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến dâng hương tỏ lòng thành kính các bậc tiên đế, tiên hiền có công với đất nước ở Điện Kính Thiên, Khu Di tích Hoàng Thành Thăng Long.
Hơn mười năm trước, khi Hoàng thành Thăng Long được ghi danh là Di sản văn hóa thế giới, hiểu biết của chúng ta về Điện Kính Thiên - nơi vua làm lễ đăng quang, cùng quần thần bàn quốc sự, nơi tiếp đón sứ thần… trong thời đại quân chủ gần như là con số 0. Nhưng hơn mười năm qua, từ kết quả khai quật khảo cổ và nghiên cứu khoa học liên ngành, không gian nơi thiết triều dần hiển lộ. Quy mô của tòa điện dần được làm rõ.
Lần đầu tiên các nhà khoa học tìm được móng cột tại Chính điện Kính Thiên với kích thước lớn nhất từ trước tới nay. Mỗi trụ móng cột có kích thước khoảng 2,3m, dày tới 2,1m. Kết quả này tạo thêm cơ sở khoa học để phục dựng Điện Kính Thiên tại Hoàng thành Thăng Long trong tương lai.
Ngày 29/11, Viện Nghiên cứu Kinh thành đã chính thức giới thiệu tới đông đảo người dân Hà Nội mô hình hoàn chỉnh và các hình ảnh 3D của điện Kính Thiên trong Hoàng thành Thăng Long thời Lê sơ, được phục dựng bằng công nghệ hiện đại.
Những hình ảnh, mô hình phục dựng điện Kính Thiên sẽ được giới thiệu tới công chúng trong trưng bày “Giải mã bí ẩn kiến trúc điện Kính Thiên” tại Bảo tàng Hà Nội, kể từ ngày 29/11 tới.
Cùng với thời gian, sự tác động của thiên nhiên, con người, những biến động xã hội, nhiều di tích bị hư hại, thậm chí bị phá hủy hoàn toàn. Đối với những phế tích có giá trị đặc biệt quan trọng, việc phục dựng để cộng đồng có thể hiểu thêm về lịch sử, văn hóa dân tộc, đồng thời, tạo điểm nhấn phục vụ du lịch là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc phục dựng cần hết sức cẩn trọng, bảo đảm các yếu tố khoa học, kiến trúc, mỹ thuật... tránh tình trạng làm lệch lạc, méo mó, biến dạng di sản.
Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021-2025”, thành phố Hà Nội sẽ dành nguồn lực bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc các công trình tiêu biểu, các công trình lịch sử, văn hóa tại nội đô.
Sáng 14/1 (tức 23 tháng Chạp năm Nhâm Dần), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng các đại biểu kiều bào dự Chương trình Xuân Quê hương 2023 tới dâng hương tại Điện Kính Thiên và tiến hành nghi thức thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo theo phong tục truyền thống tại hồ Sen - dấu tích hồ cổ trong Khu di tích Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).
Kết quả khai quật khảo cổ học tại Hoàng thành Thăng Long cho thấy, sân thiết triều thời Lê không phải là một quảng trường đồng nhất về mặt bằng mà có phân cấp. Các nhà khoa học cũng tìm thấy những viên gạch lát đường ngự đạo (đường vua đi) bằng gạch đỏ, kích cỡ rất lớn.
Sau 12 năm được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa thế giới, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp bảo tồn, phát huy giá trị Hoàng thành Thăng Long. Song việc mỗi năm chỉ đón vài trăm nghìn lượt khách tham quan vẫn là con số quá thấp đối với di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô. Do đó, thành phố còn nhiều việc phải làm nhằm gìn giữ, góp phần lan tỏa những giá trị quý báu của Hoàng thành Thăng Long để thật sự xứng tầm di sản thế giới.
Sáng 10/4 (tức mùng 10/3 âm lịch năm Nhâm Dần), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào cả nước đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới dự và dâng hương.
Điện Kính Thiên trong Cấm thành Thăng Long được xem là biểu trưng của quyền lực của triều đình, biểu trưng nổi bật của khu di sản Hoàng thành Thăng Long. Từ những gợi mở trong phương pháp tiến cận nghiên cứu, có thể từng bước giải mã hình thái kiến trúc điện Kính Thiên nói riêng, kiến trúc cung điện Việt Nam nói chung.