Sau 8 ngày tổ chức, Lễ hội tại Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Keo, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình đã khép lại với nhiều tín hiệu tích cực, trong đó qua mỗi năm số lượng du khách đến với lễ hội ngày càng tăng cao.
Bắt đầu từ sáng 27/4, một loạt các sự kiện văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian đặc sắc được tổ chức tại chùa Keo (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình). Đây là sự kiện mở đầu cho các hoạt động văn hóa ý nghĩa nhân dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 trên địa bàn.
Tối 20/4, tại xã Tân Lập (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình), vùng đất cổ thuộc Bổng Điền trang dưới thời Hùng Vương dựng nước, đã diễn ra lễ đón nhận Bằng công nhận Lễ hội Bổng Điền là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời địa phương tổ chức khai mạc Lễ hội truyền thống năm 2024.
Hàng nghìn du khách thập phương đã tới tham dự lễ hội đền Tiên La. Đây là lễ hội cấp vùng do Ủy ban nhân dân huyện Hưng Hà (tỉnh Thái Bình) tổ chức vào tối 18/4. Sự kiện mở đầu cho chuỗi hoạt động văn hóa dân gian phong phú trên mảnh đất cổ Đoan Hùng-Tân Tiến.
Nằm cách thành phố Thái Bình (tỉnh Thái Bình) hơn 10 cây số, làng dệt đũi Nam Cao (huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) những năm gần đây thu hút du khách trong nước và quốc tế tới tìm hiểu, trải nghiệm một nghề thủ công truyền thống lâu đời, còn bảo lưu những nét văn hóa riêng có của cư dân vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Chiều 26/2, thông tin cho phóng viên Báo Nhân Dân, ông Đinh Bá Khải, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hưng Hà (tỉnh Thái Bình), cho biết, trong 5 ngày diễn ra Lễ hội Đền Trần đã thu hút rất đông du khách gần xa đến chiêm bái, vãn cảnh, thắp hương tri ân các vị vua triều Trần.
Đến với Lễ hội đền Trần Thái Bình năm 2024, du khách gần xa thích thú chen chân thưởng thức chương trình khai bút và giao lưu thư pháp đặc sắc và cũng rất hiếm gặp của các Câu lạc bộ thư pháp.
Cùng với thời điểm diễn ra Lễ hội đền Trần tỉnh Thái Bình năm 2024, tại xã Thái Phương (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) đã diễn ra Đại lễ giỗ Tổ họ Trần Việt Nam. Đây là hoạt động thường niên dịp đầu năm thu hút đông các hội viên trong dòng họ Trần trên mọi miền đất nước tham dự.
Một chương trình nghệ thuật bán thực cảnh ấn tượng kéo dài hơn 1 tiếng được hàng trăm nam, nữ diễn viên trình diễn trong đêm khai mạc Lễ hội đền Trần tổ chức ngày 22/2 (tức ngày 13 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và Đền thờ các vị vua triều Trần, thuộc xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà (tỉnh Thái Bình).
Mở đầu cho các hoạt động văn hóa phong phú diễn ra tại Lễ hội đền Trần tỉnh Thái Bình năm 2024 là triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật mừng Đảng-mừng Xuân mang chủ đề "Sắc xuân" được khai mạc sáng 22/2 (tức ngày 13 tháng Giêng năm Giáp Thìn) tại Di tích Quốc gia đặc biệt Khu Lăng mộ và Đền thờ các vị vua triều Trần, thuộc xã Tiến Đức (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).
Mọi công tác chuẩn bị cho chương trình khai mạc Lễ hội đền Trần tỉnh Thái Bình được tổ chức vào 20 giờ ngày 22/2 (tức ngày 13 tháng Giêng) đến nay đã cơ bản hoàn tất. Năm nay, chính quyền địa phương có nhiều đổi mới trong tổ chức lễ hội, nhất là lễ khai mạc được đầu tư công phu, kỹ lưỡng hứa hẹn nhiều bất ngờ cho du khách gần xa.
Sau 4 ngày diễn ra lễ hội mùa xuân, chùa Keo gần 400 năm tuổi tọa lạc tại xã Duy Nhất (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) ghi nhận lượng khách kỷ lục đến vãn cảnh, lễ Phật Thánh và tham gia các hoạt động tín ngưỡng, văn hóa truyền thống đặc sắc.
Trong sáng 14/2, hàng nghìn người dân đã đến xin chữ trong Lễ khai bút đầu xuân được tổ chức trang trọng tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt chùa Keo (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình).
Từ sáng sớm 13/2 (tức ngày 4 Tết năm Giáp Thìn), dòng người tấp nập đã đổ về Khu di tích Quốc gia đặc biệt chùa Keo, thuộc xã Duy Nhất (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) để chiêm bái, lễ Phật Thánh và tham dự các hoạt động văn hóa phong phú trong lễ hội mùa xuân được tổ chức thường niên.
Bắt đầu từ ngày 13/2 (tức ngày mùng 4 Tết Giáp Thìn), nhiều hoạt động văn hóa đa dạng, hấp dẫn trong lễ hội mùa xuân sẽ diễn ra tại chùa Keo, ngôi cổ tự gần 400 năm tuổi ở xã Duy Nhất (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình).
Để chuẩn bị cho Lễ hội đền Trần diễn ra trong dịp đầu xuân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình đã ban hành Kế hoạch tổ chức sự kiện văn hóa quan trọng này với những mục tiêu cụ thể, trên tinh thần bảo lưu, gìn giữ những giá trị truyền thống.
Tối 1/12, tại Quảng trường Thái Bình, thuộc phường Hoàng Diệu (thành phố Thái Bình) đã diễn ra Chương trình Giao lưu văn hóa-kết nối doanh nghiệp Việt Nam-Hàn Quốc và Hội chợ quốc tế đồng bằng Bắc Bộ 2023.
Cho đến thời điểm này, tỉnh Thái Bình đã gần như hoàn tất mọi khâu chuẩn bị cho chương trình Giao lưu văn hóa - kết nối doanh nghiệp Việt Nam-Hàn Quốc “Thai Binh Homecoming Day” diễn ra trong 2 ngày (1-2/12).
Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật trình diễn dân gian và nghệ thuật Chèo trong xã hội đương đại” do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức ngày 23/11. Hội thảo đã thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu văn hóa trong và ngoài nước tham dự.
Tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình), lễ hội mùa thu đã khép lại sau 6 ngày chính thức tổ chức. Theo ghi nhận, du khách về chiêm bái, vãn cảnh, hòa mình vào không khí lễ hội tăng đột biến.
Tối 24/10, chương trình khai mạc Lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2023 đã được Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình) tổ chức trang trọng tại Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Keo.
Ủy ban nhân dân huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình) cho biết, với những giá trị đặc sắc, riêng có của Di tích cấp quốc gia đặc biệt chùa Keo, tọa lạc tại xã Duy Nhất (huyện Vũ Thư), Lễ hội chùa Keo mùa thu năm nay (khai mạc tối 24/10) có nhiều nét đổi mới nhằm thu hút đông đảo du khách đến với di tích.
Ngày 4/10 (tức 20/8 âm lịch), tại Di tích Quốc gia đặc biệt Khu Lăng mộ và Đền thờ các vị vua triều Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), Ủy ban nhân dân huyện Hưng Hà và Hội đồng họ Trần tỉnh Thái Bình long trọng tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 723 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo.
Đông đảo du khách và nhân dân địa phương đã tham dự Đại lễ giỗ Tổ họ Trần Việt Nam được tổ chức trang trọng tại Đền thờ Tổ họ Trần Việt Nam, xã Thái Phương (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).
Lần đầu tiên, tỉnh Thái Bình đăng cai Liên hoan ảnh nghệ thuật quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Sự kiện do Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Bình tổ chức.
Ngày 29/4 (tức 10/3 âm lịch), Ủy ban nhân dân huyện Hưng Hà (tỉnh Thái Bình) long trọng tổ chức Lễ hội Tiên La năm 2023 và tưởng niệm 1980 năm ngày mất của Đông Nhung Đại tướng quân Vũ Thị Thục.
Ngày 19/4, hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đã đến Thư viện tỉnh Thái Bình trao tặng hàng nghìn bản sách, báo có giá trị.
Chiều 29/3, lễ phát động cuộc thi sáng tác biểu trưng (Logo) tỉnh Thái Bình đã được tổ chức tại thành phố Thái Bình. Sau 133 năm thành lập tỉnh, đây là lần đầu địa phương chính thức thực hiện ý tưởng này.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định xếp hạng di tích quốc gia đối với 6 di tích ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Giang, Đắk Nông, Lạng Sơn, Sơn La, Thái Bình.
Ngày 1/3, đông đảo du khách thập phương đã tề tựu về Khu di tích lịch sử, văn hóa quốc gia Đình, Đền, Bến Tượng A Sào (xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) tham dự lễ hội hằng năm, diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 1 đến 3/3.
Lần đầu tiên Lễ hội đền Trần Thái Bình được tổ chức với quy mô cấp tỉnh đã thu hút rất đông du khách thập phương đến chiêm bái, vãn cảnh và hòa mình vào bầu không khí lễ hội đặc sắc vùng đất cổ Long Hưng (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình ngày nay).