Hoạt động sản xuất tại Nhà máy sản xuất và chế biến gỗ Tiến Phong (Cam Lộ, Quảng Trị). (Ảnh TTXVN)

Phát triển các vùng nguyên liệu tập trung

Sản xuất nông nghiệp theo hướng hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, quy mô lớn, chuyên canh nông sản gắn với chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị là hướng đi mới, hiệu quả của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, để hình thành các vùng nguyên liệu nông sản quy mô lớn vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan phát biểu tại buổi làm việc.

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan làm việc tại tỉnh Gia Lai

Ngày 1/8, đồng chí Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dẫn đầu Đoàn công tác đã có buổi làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về tình hình phát triển kinh tế-xã hội, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn.
Sản xuất hoa công nghệ cao tại thành phố Ðà Lạt, tỉnh Lâm Ðồng.

Động lực cho Tây Nguyên vươn mình mạnh mẽ

Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng, nhiều tiềm năng, cơ hội nổi trội và lợi thế cạnh tranh, nhưng chưa phát triển tương xứng. Từ khi Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 6/10/2022 của Bộ Chính trị được ban hành và triển khai hiệu quả, cùng với Quy hoạch vùng Tây Nguyên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, vùng đất phên giậu phía tây Tổ quốc đang có vận hội mới để phát triển mạnh mẽ, nhanh và bền vững.
Hướng dẫn chăm sóc cây cà-phê tại vùng trồng của Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Ðắk Lắk. (Ảnh MINH THU)

Mở rộng không gian cho nông sản Tây Nguyên

Tây Nguyên hiện là vùng sản xuất một số nông sản chủ lực quy mô lớn, giá trị kinh tế cao, nhất là cây công nghiệp và cây ăn quả. Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp toàn vùng đang bị cản trở lớn bởi hạ tầng giao thông, logistics còn nhiều hạn chế, không đồng bộ. Ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực này chính là giải pháp để mở rộng không gian cho nông sản Tây Nguyên, đẩy mạnh tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ra thế giới.
Chị Rơ Mah An, Chi hội trưởng nông dân thôn Làng Ba, xã Ia Pnôn (huyện Ðức Cơ, tỉnh Gia Lai) cùng các hội viên chia sẻ kinh nghiệm sản xuất.

Giúp người dân vùng biên giới phía bắc Tây Nguyên làm kinh tế

Những năm qua, các huyện vùng biên giới ở tỉnh Gia Lai, Kon Tum đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho người dân. Chính sách hỗ trợ tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp phù hợp đã giúp nhân dân nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Ðây cũng chính là nền tảng quan trọng giúp các địa phương thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo.
Giám đốc Trung tâm Chứng nhận phù hợp QUACERT Trần Quốc Dũng phát biểu tại Hội thảo.

Triển vọng và giải pháp thúc đẩy ngành Halal ở khu vực miền trung-Tây Nguyên

Ngày 5/4, tại tỉnh Gia Lai, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Gia Lai phối hợp Trung tâm Chứng nhận phù hợp (QUACERT) thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo ngành Halal khu vực miền trung-Tây Nguyên với chủ đề “Triển vọng và giải pháp thúc đẩy ngành Halal ở khu vực miền trung-Tây Nguyên”.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Gia Lai.

Tháo gỡ vướng mắc đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Chiều 12/5, tại trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai, đoàn công tác do đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ Trưởng Ngoại giao làm Trưởng đoàn đã chủ trì Hội nghị về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Gia Lai với sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành liên quan của tỉnh và thành phố Pleiku.
Dự án VnSAT Gia Lai hỗ trợ xây dựng đường giao thông ra khu sản xuất tại xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh.

Thành công trong huy động sức dân ở tỉnh Gia Lai

Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn của tỉnh Gia Lai có sự thay đổi mạnh mẽ; đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Có được kết quả nêu trên, ngoài sự quan tâm của Nhà nước thì việc huy động đóng góp của người dân được xem là thành công lớn cho chương trình mang nhiều ý nghĩa xã hội, nhân văn sâu sắc này.
Nông sản từ các tỉnh vùng Tây Nguyên chủ yếu tiêu thụ tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Hiệu quả hợp tác giữa TP Hồ Chí Minh và Tây Nguyên

Trong những năm qua, “đầu tàu” Vùng kinh tế trọng điểm phía nam - Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng “phên dậu phía tây của Tổ quốc” đã ký kết và triển khai nhiều chương trình hợp tác, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội tại các địa phương và có đóng góp nhất định trong sự phát triển của cả nước.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang động viên dân làng Đê Kjêng (xã Ayun, huyện Mang Yang) phát huy tinh thần đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế.

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia vùng Tây Nguyên

Ngày 10/2, tại thành phố PleiKu (Gia Lai), Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã chủ trì Hội nghị trực tuyến với các tỉnh vùng Tây Nguyên về tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025; nghe báo cáo về những khó khăn, vướng mắc và giải pháp tháo gỡ, đề ra nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới…
Thi công đường hầm dẫn nước vào nhà máy.

Thi công nhà máy thủy điện Ialy mở rộng: Vượt trở ngại, vượt tiến độ

Nhà máy thủy điện Ialy mở rộng được xây dựng tại khu vực thuộc xã Ya Tăng, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum và các xã Ia Mơ Nông, IaKreng, thị trấn Ialy, thuộc huyện ChưPăh, tỉnh Gia Lai. Nhà máy gồm 2 tổ máy với tổng công suất 360 MW, điện lượng trung bình nhiều năm 233,2 triệu kWh, khả năng huy động công suất vào giờ cao điểm là 360,01 triệu kWh.
Diện tích chanh dây của tỉnh Đắk Nông đạt chứng nhận theo các tiêu chuẩn chiếm tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 15%.

Đắk Nông khuyến cáo người dân cẩn trọng khi mở rộng diện tích chanh dây

Những năm gần đây, giá chanh dây tăng cao, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người trồng. Do đó, nhiều hộ dân đã tiến hành trồng mới, mở rộng thêm diện tích, thậm chí phá bỏ cây trồng khác để trồng chanh dây. Điều này đang tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là khi giá chanh dây đảo chiều hoặc cây bị nhiễm bệnh trên diện rộng...
Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Gia Lai tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm kịp thời chấn chỉnh các hành vi vi phạm trong kinh doanh xăng dầu.

Thị trường xăng dầu ở Gia Lai vẫn hoạt động ổn định

Trước tình trạng khan hiếm xăng dầu xảy ra ở một số thành phố lớn, nhiều cây xăng đóng cửa, khiến người tiêu dùng lo lắng… thì ở Gia Lai các cửa hàng xăng dầu vẫn hoạt động ổn định, bảo đảm nguồn cung đến khách hàng, chưa có tình trạng khan hiếm, phải đóng cửa nghỉ bán.
Đường dây 500kV mạch 3 Vũng Áng-Quảng Trạch-Dốc Sỏi-Pleiku 2 vừa được hoàn thành và đóng điện.

Thách thức trong đầu tư phát triển lưới điện truyền tải

Tính đến ngày 31/8/2022, hệ thống truyền tải điện quốc gia do Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) đầu tư và quản lý vận hành đã phát triển nhanh và mạnh với quy mô lên tới 178 trạm biến áp (TBA), trong đó có 35 TBA 500kV và 143 TBA 220kV với tổng dung lượng 111.925MVA; 28.678 km đường dây (ĐZ) truyền tải (trong đó có 10.118 km ĐZ 500kV, 18.561km ĐZ 220kV). Lưới truyền tải điện quốc gia ngày càng đồng bộ, hiện đại, đã vươn tới toàn bộ 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, kết nối với lưới truyền tải điện các nước trong khu vực như: Lào, Campuchia, Trung Quốc.
back to top