Báo cáo với Đoàn công tác, đồng chí Dương Mah Tiệp, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai cho biết: Trong những năm qua, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh.
Tỉnh ủy Gia Lai đã ban hành một số nghị quyết nhằm định hướng và tăng cường đầu tư cho ngành nông nghiệp của tỉnh về phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh; về bảo tồn và phát triển cây dược liệu; về đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghiệp năng lượng tái tạo và du lịch đến năm 2030; phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2030...
Tốc độ phát triển tổng sản phẩm tỉnh Gia Lai 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 3,02%, trong đó nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,26%; công nghiệp-xây dựng tăng 0,4%; dịch vụ tăng 3,84%; thuế sản phẩm tăng 7,31%. Gia Lai là tỉnh có giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2023 đạt 33.123,72 tỷ đồng, tăng 3,3% so với năm 2022 và đứng đầu trong khu vực Tây Nguyên.
Tốc độ phát triển tổng sản phẩm tỉnh Gia Lai 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 3,02%, trong đó nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,26%; công nghiệp-xây dựng tăng 0,4%; dịch vụ tăng 3,84%; thuế sản phẩm tăng 7,31%. Gia Lai là tỉnh có giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2023 đạt 33.123,72 tỷ đồng, tăng 3,3% so với năm 2022 và đứng đầu trong khu vực Tây Nguyên.
Về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, năm 2023, tỉnh Gia Lai có 91/182 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 50%; 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 121 thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số.
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay toàn tỉnh có 305 sản phẩm còn hiệu lực (41 sản phẩm 4 sao và 264 sản phẩm 3 sao). Hiện, tỉnh Gia Lai có 4 sản phẩm đang đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia.
Về thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, Gia Lai đã và đang tập trung thu hút, kêu gọi nhiều doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sâu nông sản, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ làm đầu chuỗi để liên kết sản xuất với kinh tế hộ nông dân thông qua các hợp tác xã, tổ hợp tác để sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu dùng. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 3 doanh nghiệp được công nhận là Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với quy mô 15.208ha...
Quang cảnh buổi làm việc. |
Tuy nhiên, hiện tại, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai còn gặp nhiều khó khăn như, giá cả vật tư nông nghiệp, xăng dầu đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp tăng cao; giá cả nông sản đầu ra sản phẩm nông nghiệp chưa ổn định và đạt như mong muốn nên lợi nhuận từ sản xuất nông nghiệp chưa cao; dịch bệnh trên vật nuôi xảy ra tại một số địa phương, trong đó có các loại mầm bệnh tồn tại lâu ngoài môi trường, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Chế độ chính sách cho công tác quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng còn nhiều bất cập; các quy định của pháp luật về lâm nghiệp và đất đai trong giao đất, giao rừng còn thiếu thống nhất; cơ sở hạ tầng thủy lợi chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, tỷ lệ tưới chủ động từ các công trình thuỷ lợi đáp ứng 12,5%, đạt rất thấp so với bình quân chung của cả nước và khu vực Tây Nguyên.
Đại biểu tham gia ý kiến tại buổi làm việc. |
Ngoài ra, phải kể đến một số khó khăn liên quan đến ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cần được tháo gỡ, như: chuyển đổi hơn 12 nghìn diện tích cao su có hiện tượng chết, kém phát triển; thiếu hướng dẫn cụ thể về khai thác tận dụng gỗ rừng tự nhiên để giải phóng mặt bằng các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác; về triển khai một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp; vấn đề giải quyết diện tích đất lâm nghiệp người dân chiếm canh và triển khai đầu tư xây dựng một số dự án thủy lợi lớn nhóm A trên địa bàn... Những khó khăn này phần nào làm cho ngành nông nghiệp Gia Lai đang có xu hướng chững lại cần được tháo gỡ để phát huy tiềm năng lợi thế của tỉnh.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Lê Minh Hoan ghi nhận những kiến nghị của tỉnh, chia sẻ với những khó khăn của tỉnh Gia Lai. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ cùng sát cánh với địa phương Gia Lai nhằm tháo gỡ một cách hiệu quả những khó khăn mà tỉnh đề xuất trong thời gian sớm nhất.
Hiện tại, diện tích người dân chiếm canh trên đất lâm nghiệp của các công ty nông lâm nghiệp, các Ban Quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng, và đất của Ủy ban nhân dân các xã quản lý trên địa bàn tỉnh Gia Lai là khoảng 76.000ha do áp lực về sinh kế, thiếu đất sản xuất.
Bộ trưởng cho biết, đây là vấn đề liên quan đến nhiều bộ, ngành và chủ trương chung của Đảng, Chính phủ. Vì vậy tỉnh Gia Lai cần giải quyết các vấn đề này một cách linh hoạt, không làm ảnh hưởng đến đời sống người dân, nảy sinh các mâu thuẫn nội bộ.
Việc chuyển đổi hơn 12 ngàn ha rừng cao su trồng kém hiệu quả theo Chương trình phát triển 50.000ha cao su trên địa bàn tỉnh và hơn 4,4 ngàn ha cao su khác bị chết, theo quy định, cần có báo cáo đánh giá cụ thể về nguyên nhân khách quan, chủ quan, cần có đề án cụ thể về trồng loại cây thay thế trên diện tích này để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các bộ, ngành liên quan đề xuất trình chính phủ xem xét quyết định.
Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai thông qua nhiều nghị quyết quan trọng
Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị các đơn vị liên quan của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp chặt chẽ với tỉnh đẩy nhanh tiến độ xây dựng và đầu tư đồng bộ hai công trình thủy lợi nhóm A trên địa bàn tỉnh Gia Lai là Hồ chứa nước Ia Thul phục vụ tưới cho 5.230ha trên địa bàn huyện Ia Pa và điều chỉnh, mở rộng khu tưới thuộc dự án công trình thủy lợi hồ chứa nước Ia Mơr; bố trí kinh phí đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống kênh trong trung hạn 2026-2030, bảo đảm phát huy mục tiêu, nhiệm vụ dự án đã đề ra.
Các vấn đề kiến nghị khác của tỉnh Gia Lai, Bộ trưởng ghi nhận ý kiến của tỉnh và sẽ giao cho các đơn vị đầu mối nghiên cứu, phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai thực hiện.