Bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc thiểu số tại Gia Lai

Bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc thiểu số tại Gia Lai

Nằm ở khu vực bắc Tây Nguyên, Gia Lai hiện có 44 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 46,23% dân số toàn tỉnh. Chính sự đa dạng về bản sắc văn hóa của các dân tộc góp phần đưa Gia Lai trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm.
Trình diễn trang phục thổ cẩm của đồng bào các dân tộc thiểu số Gia Lai.

Sắc màu thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên

Tối 28/10, chương trình nghệ thuật thời trang thổ cẩm “Gia Lai ơi” diễn ra tại trụ đá Quảng trường Đại đoàn kết (thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai). Chương trình do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Việt Mốt (Vietmode) phối hợp tổ chức trong khuôn khổ các sự kiện văn hóa, du lịch lớn của tỉnh Gia Lai, đồng thời quảng bá giá trị của thổ cẩm và di sản văn hóa Gia Lai.
Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam Khúc Thị Hoa Phượng thay mặt Nhà xuất bản tặng sách cho các hội viên Hội Phụ nữ địa phương. (Ảnh: Nhà xuất bản)

Đưa sách khởi nghiệp tới phụ nữ Gia Lai

Theo thông tin từ Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam, trong chuỗi hoạt động đưa sách đến với độc giả Tây Nguyên, Nhà xuất bản đã giới thiệu bộ sách khởi nghiệp phát triển bền vững và nâng cao vai trò của phụ nữ tới Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Rsươm, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai.
Chuẩn bị cho lễ mừng lúa mới. (Ảnh: Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam)

Lễ mừng lúa mới của dân tộc Gia Rai tỉnh Gia Lai tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam

Vào tháng 12 hằng năm, đồng bào Gia Rai tỉnh Gia Lai lại tổ chức Lễ mừng lúa mới, một trong những lễ hội độc đáo của dân tộc mình. Lễ mừng lúa mới được tổ chức sau khi thu hoạch xong vụ mùa với ý nghĩa tôn vinh hạt thóc của các thần linh (Yang) ban cho dân làng và cầu mong các thần linh ban cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình sung túc.
back to top