Chiều 15/11, tại khu di tích lịch sử Văn Miếu Sơn Tây, Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây (Hà Nội) phối hợp Công ty TNHH Truyền thông Q-talent thực hiện show diễn “Về miền di sản” nhằm tôn vinh những nét đẹp văn hoá, di sản, thúc đẩy Năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài.
Tối 11/11, show diễn thời trang của cuộc thi “Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024” đã diễn ra tại Thành cổ Sơn Tây (Hà Nội), thu hút sự chú ý của đông đảo khán giả, các tên tuổi hàng đầu trong làng thời trang và nghệ thuật. Đây là một điểm nhấn trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 555 năm danh xưng Sơn Tây, 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây.
Tuần Văn hóa-Du lịch Lai Châu sẽ diễn ra tại thành phố Đà Nẵng từ ngày 22-24/11. Sự kiện do Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu phối hợp Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng tổ chức với chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ”.
Thừa Thiên Huế có rất nhiều thế mạnh trong việc phát triển công nghiệp văn hóa dựa trên tiềm năng, lợi thế và mang bản sắc riêng. Với kho tàng di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đã được khẳng định, tôn vinh, các lễ hội, nghề thủ công, ẩm thực cùng môi trường tự nhiên, cảnh quan... địa phương này đang từng bước hình thành phát triển ngành công nghiệp văn hóa di sản, qua đó đem lại những giá trị kinh tế bền vững.
Áo dài truyền thống với "nét" đẹp tinh tế và giá trị lịch sử đã gắn bó với đời sống người Việt Nam hàng trăm năm qua, được bạn bè quốc tế biết đến và công nhận.
Trong buổi tọa đàm, các chuyên gia, nhà nghiên cứu cho rằng, những tư liệu lịch sử về Hà Nội không chỉ là nguồn tài liệu quý giá cho nghiên cứu, mà còn là chất liệu phong phú để tái hiện câu chuyện lịch sử đô thị Hà Nội một cách sáng tạo và hấp dẫn, qua đó giúp người dân và du khách hiểu thêm về những giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô.
Thời gian qua, việc Việt Nam liên tiếp được World Travel Awards vinh danh là "Điểm đến di sản hàng đầu thế giới", "Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á", "Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á"…, cho thấy dải đất hình chữ S được đánh giá rất cao về tài nguyên văn hóa trong phát triển du lịch. Song để thật sự chuyển hóa được nguồn lực văn hóa thành giá trị kinh tế du lịch, đưa du lịch văn hóa trở thành ngành công nghiệp văn hóa như Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định, thì ngành kinh tế xanh Việt Nam còn nhiều việc cần làm.
Đóng trên địa bàn thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, An Giang, Nhà trưng bày văn hóa Óc Eo (thuộc Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo tỉnh An Giang) đang dần trở thành địa chỉ văn hóa hấp dẫn, thu hút du khách tìm đến khám phá, trải nghiệm. Đáng chú ý những năm qua tại đây đã tổ chức nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa hướng đến nhiều đối tượng, nhất là giới trẻ.
Tỉnh Kiên Giang tổ chức Lễ hội truyền thống Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực sẽ với nhiều hoạt động quy mô lớn, trang trọng, từ ngày 28-30/9 (nhằm ngày 26-28/8 âm lịch).
Liên hiệp Khoa học địa chất quốc tế (IUGS) gần đây vừa công bố Danh sách 100 di sản địa chất quốc tế lần 2 và Trung Quốc có 3 địa danh liên quan đến sinh học cổ đại, địa mạo và hoạt động địa chất được công nhận, nâng tổng số di sản địa chất quốc tế của nước này lên con số 10.
Thời gian qua, tỉnh Trà Vinh luôn chú trọng lưu truyền, quảng bá các giá trị văn hóa dân tộc qua các sự kiện, hoạt động lễ hội, gắn với mời gọi, xúc tiến đầu tư, liên kết hợp tác phát triển du lịch đã thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Diễn ra hằng năm vào ngày 14/7 âm lịch, Tết Xíp xí là Tết lớn nhất của người Thái trắng ở Sơn La và vùng Tây Bắc, là dịp để con cháu người Thái trắng thể hiện lòng biết ơn và tưởng nhớ tổ tiên, để người lớn dành sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt đến thế hệ trẻ. Năm nay niềm vui nhân gấp bội khi Nghi lễ Tết Xíp xí của người Thái trắng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Sáng 28/8, tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, số 1 Phạm Ngũ Lão, Hà Nội, đã diễn ra lễ công bố kết quả tiếp nhận, hồi hương tượng đồng Nữ thần Durga về Việt Nam. Đây cũng là lần đầu tiên công chúng được tận mắt chiêm ngưỡng bảo vật đặc sắc này của văn hóa Champa.
Trong khuôn khổ chương trình "Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh", ngày 23/8, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức Trưng bày chuyên đề "Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, di sản cho mai sau" và Trưng bày "Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tinh hoa đạo học Việt Nam" tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh (quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh).
Trong kỳ họp thứ 46 diễn ra vào cuối tháng 7 vừa qua, UNESCO đã chính thức thông qua đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Ðây là minh chứng khẳng định hướng đi đúng đắn của Hà Nội nói riêng, của Việt Nam nói chung trong bảo tồn, phát huy giá trị khu di sản quý báu này.
Ngày 31/7, Tỉnh ủy Nam Định tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Đồng chí Phạm Gia Túc, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định chủ trì hội nghị.
Ngày 20/6, tại Ninh Bình, Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình tổ chức hội thảo khoa học “Quản lý và phát triển thành phố di sản Cố đô sở hữu danh hiệu UNESCO - Nhận thức lý luận, kiến tạo thể chế và hành động địa phương”.
Ðã gần bốn năm kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1129/QÐ-TTg "Phê duyệt Ðề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam", mặc dù đến nay nhìn chung đã có những chuyển biến tích cực nhưng kết quả tại nhiều nơi chưa đạt như kỳ vọng.
Những ngôi đình khuất trong lòng ngõ, lòng phố nhỏ ít người để ý bỗng trở nên sống động với những sáng tạo nghệ thuật được lấy cảm hứng từ chính di tích và những con phố ấy; những bức tường, cây cầu đi bộ vô tri biến thành không gian sáng tạo... Từ nền tảng di sản, nhất là di sản kiến trúc tại phố cổ, phố cũ và những không gian văn hóa sẵn có, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đang đưa những hoạt động văn hóa-nghệ thuật vào mọi ngóc ngách của cuộc sống, trong hành trình trở thành quận sáng tạo đầu tiên của Việt Nam.
Sau 24 năm nỗ lực đổi mới và sáng tạo, thương hiệu Festival Huế đã trở thành sự kiện được chú ý. Festival Huế 2024 với điểm nhấn là Tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 có chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” diễn ra từ ngày 7 đến 12/6. Lần đầu tiên, chương trình khai mạc Tuần lễ Festival Huế 2024 với chủ đề “Khát vọng rạng rỡ ngàn sau” được tổ chức tại Điện Kiến Trung (Đại nội Huế).
Sáng 28/5, tại thành phố Ninh Bình, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; các chuyên gia, nhà khoa học, hiệp hội, các doanh nghiệp, nhà đầu tư; một số cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Sáng 24/5, tại công viên Lam Sơn, Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hải Phòng phối hợp Viện hàn lâm kiến trúc Pháp-Việt tổ chức Triển lãm ảnh với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, sự thịnh vượng cho ngày mai”. Đây là sự kiện ý nghĩa nhân kỷ niệm 51 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 11 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp.
Tối 11/5, Lễ hội Hoa phượng đỏ-Hải Phòng 2024 đã khai mạc tại quảng trường Trung tâm Chính trị-Hành chính ở Khu đô thị mới Bắc sông Cấm với chương trình nghệ thuật có chủ đề "Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản". Ðến dự, có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; đại diện lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, các bộ, ngành, địa phương cùng nhiều đoàn đại biểu khách mời đến từ các nước và các tổ chức quốc tế.
Cùng với chín tỉnh, thành phố khác ở khu vực Trung Bộ, Thừa Thiên Huế là địa phương làm tốt công tác gìn giữ, phát huy giá trị di sản bài chòi. Nhiều mô hình câu lạc bộ bài chòi ra đời với hình thức sinh hoạt phong phú, tổ chức các hoạt động trình diễn nghệ thuật bài chòi trong các lễ hội, dịp lễ, Tết… nhằm lan tỏa, gìn giữ giá trị di sản của loại hình nghệ thuật độc đáo này.