Già làng - nghệ nhân chỉnh chiêng người dân tộc Mạ.

Kỳ II : Trống cái giữa dàn chiêng

Tôi hỏi: “Thời bây giờ, vai trò của già làng còn thật sự quan trọng nữa không?”. Ông K’Điệp, một trí thức người Cơ Ho nói rằng: “Già làng nói - dân làng nghe; già làng hô - dân làng hưởng ứng; già làng làm - dân làng làm theo. Có nghĩa là vai trò của già làng vẫn rất quan trọng, nhất là trong việc hỗ trợ cấp ủy, chính quyền vận động quần chúng…”.

Già làng Ê Ðê. Ảnh: THANH LỘC

Kể chuyện già làng Tây Nguyên

Hồi niên thiếu, đọc những tác phẩm văn chương về đại ngàn Tây Nguyên, một trong những ấn tượng sâu sắc nhất của tôi là hình ảnh các vị già làng khả kính. Hình bóng họ hiện lên lừng lững giữa buôn làng. Ðầu đội mũ giắt lông chim quý, miệng ngậm tẩu thuốc, gương mặt quắc thước, già ngồi oai vệ giữa trung tâm nhà rông…

Nhà bia Đền thờ các Anh hùng liệt sĩ mặt trận Vị Xuyên.

Sống bám đá đánh giặc, chết hóa đá bất tử

Chuyến công tác của chúng tôi cuối tháng 6 vừa qua đúng vào dịp tỉnh Hà Giang trang trọng tổ chức lễ truy điệu và an táng hài cốt bốn liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên. Dự án tu bổ, mở rộng Nghĩa trang đang hoàn thành những hạng mục cuối cùng. Nơi đây không chỉ có một khu mộ với đài hương, đền thờ trang nghiêm, mà còn cả một không gian khoáng đạt - địa chỉ đỏ để các cựu chiến binh, thân nhân anh hùng liệt sĩ và nhân dân đến thăm viếng, thể hiện lòng biết ơn và tưởng nhớ... 

Nhân viên điện lực lắp đặt đồng hồ ở một chung cư mini trên địa bàn quận Ðống Ða.

Dẹp nạn chung cư “núp bóng”

Những lời quảng cáo, mời chào hấp dẫn “chỉ từ 650 triệu đồng/căn, vị trí ngay trung tâm, giấy tờ pháp lý đầy đủ, “full” nội thất, xách vali vào ở…” thôi thúc tôi gõ từ khóa “mua bán căn hộ chung cư mini”. Chưa đầy một giây, hơn bảy triệu kết quả hiển thị trên màn hình máy tính. Giá mỗi căn chung cư mini trên địa bàn Hà Nội được rao bán dao động khoảng 600 - 900 triệu đồng, song cũng có những căn cả tỷ đồng.

Người tham gia hiến máu trong lúc đợi kết quả xét nghiệm đều bảo đảm ngồi giãn cách.

Giọt máu nghĩa tình

Hà Nội những ngày nắng nóng đỉnh điểm! Trong khi có những người khoác trên mình bộ đồ bảo hộ có thể khiến người mặc sốc nhiệt và kiệt sức để chạy đua phòng, chống dịch, thì ở góc khác có những người âm thầm đi hiến máu. Dù ở vị trí nào - họ, phần lớn là người trẻ, mang đến niềm tin yêu về một thế hệ sống đẹp, tự nhiên mà đẹp.

Hàng hóa được chuẩn bị để gửi tặng công nhân trong KCN.

Tình người trong tâm dịch Bắc Giang

Bắc Giang đang trong những ngày dịch Covid-19 hoành hành. Cả hệ thống chính trị và toàn dân gồng mình chống dịch. Các F0 ngày một tăng. Tổng số ca F0 trong toàn tỉnh (tính đến ngày 25-5-2021) là hơn 1.000 trường hợp. Âm thầm ngoài kia là các y, bác sĩ, các chiến sĩ bộ đội, công an, hàng nghìn thanh niên tình nguyện làm công tác chống dịch; nhiều nhóm, cá nhân làm công tác thiện nguyện, quyên góp, cứu trợ không quản gian khổ vì mục đích đẩy lùi dịch bệnh.

Trận địa ở độ cao 1.000 m so mực nước biển, nơi pháo binh ta giáng sấm sét xuống đầu thù.

Bên hầm pháo trên đỉnh Pú Hồng Mèo

Ba năm qua, tôi đã đặt chân lên tất cả các ngọn núi quanh lòng chảo lịch sử. Những địa danh như bản Mển, bản Tấu, bản Nghịu, Hồng Lếch, Pú Pha Song, Pú Hồng Mèo, Pú Tà Lèng… vẫn còn đây. Một vài nơi, chúng ta vẫn gặp những vách ta-luy của bộ đội mở đường cho pháo vào vị trí, vẫn gặp những đường hào của 67 năm về trước. Dưới trời Điện Biên mây trắng, chiến công của pháo binh Đại đoàn Công - Pháo 351 hiện lên như chỉ mới hôm qua.

Thiếu tá Nguyễn Trọng Thúy hướng dẫn cho bà con Tiểu khu 179 viết chữ.

Lớp học trong đêm

Suốt 10 năm qua, ở những nơi nghèo khó nhất của vùng phía bắc tỉnh Lâm Ðồng, đã có những lớp học chỉ diễn ra trong đêm - dưới ánh sáng hiu hắt của bóng đèn tích điện. Lớp học mà người cầm phấn trắng đứng trước bảng đen tóc còn xanh, còn học trò có người mái đầu đã pha sương bởi hơn nửa cuộc đời đầy mưa nắng. Ở những lớp học trong đêm ấy, ngoài nghĩa thầy trò nồng thắm, còn ấm áp tình quân dân.

Ðền thờ Bác Hồ trên đảo Cô Tô.

Cô Tô - vùng đất “phên giậu” thiêng liêng

Trong khuôn viên Tượng đài Bác Hồ trên đảo Cô Tô, hàng tùng đang đâm chồi nảy lộc xanh biếc, hoa đua nở rực rỡ, tỏa ngát hương. Lá cờ Tổ quốc đỏ tươi tung bay trên nền trời xanh thẳm. Ngoài khơi xa, văng vẳng tiếng còi tàu vươn khơi, nhịp sống mới bắt đầu.

Những người còn lại trong đoàn quân đưa trâu, bò ra bắc sơ tán vui vẻ nhớ chuyện xưa.

Cuộc sơ tán chưa từng có

Huyện Vĩnh Linh đang có đàn trâu, bò với số lượng lớn nhất tỉnh Quảng Trị. Tuy nhiên, để có được như hôm nay, một câu chuyện ít người được biết đó là vào cuối những năm 60 thế kỷ trước, Vĩnh Linh đã tổ chức một cuộc sơ tán rầm rộ 760 con trâu, bò ra tỉnh Hà Tĩnh để bảo toàn công cụ sản xuất. Cuộc sơ tán hoàn thành được xem như một kỳ tích. 34 thanh niên khỏe mạnh nhận nhiệm vụ nặng nề sơ tán đàn trâu, bò ngày ấy nay chẳng còn lại được mấy người.

Tình nguyện viên dọn rác ở Ninh Hòa. Ảnh: THÁI THỊNH

Những ngư dân chọn sống xanh

Cháy bỏng niềm mong mỏi biển luôn trong xanh, phía bờ không còn rác, nhất là rác thải nhựa, nhiều ngư dân ở một số làng chài ven biển Khánh Hòa xem việc tự nguyện làm sạch biển như làm sạch chính ngôi nhà của mình. Với họ, thói quen ấy đã trở thành mục tiêu, giúp chất lượng đời sống tăng lên đồng thời có thể hòa quyện với tự nhiên.

Tìm giải pháp tiêu thụ cà-rốt cho nông dân trên cánh đồng xã Đức Chính, huyện Cẩm Giàng.

Tình người nơi “tâm dịch”

Nhờ sự vào cuộc, ủng hộ, giúp đỡ, chia sẻ tích cực của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và nhân dân cả nước, đặc biệt sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành, địa phương đã tháo gỡ “rào cản”, việc tiêu thụ nông sản ùn ứ tại tỉnh Hải Dương đã cơ bản được giải quyết.

Tàu xả rác trực tiếp ra biển khiến cho cảng Bến Đầm trở thành điểm nóng về môi trường. Ảnh: WWF

Côn Đảo, giữa trùng trùng lớp sóng

Tôi và Đan Vi Phương - người ở Hà Nội, người ở Côn Đảo, nói với nhau vượt qua không gian của sóng, của gió, của trời, của đất. Câu chuyện về một Côn Đảo hôm nay. Côn Đảo của những người trẻ, những người Việt và cả những người từ phương trời xa, từng đến, trót yêu và lựa chọn ở lại.

Đã có nhiều người Tây Tựu đầu tư thuê đất trồng hoa ly ở các địa phương khác. Ảnh: HỮU NGHỊ

Phía sau những nụ hoa hàm tiếu...

Từ tháng 10 âm lịch, đặc biệt là đến những tuần cuối của năm, các làng hoa lại hối hả chuẩn bị cho vụ hoa và cây cảnh phục vụ Tết. Năm 2020, thời tiết có nhiều biến động, cộng với dịch bệnh đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến những vựa hoa của Thủ đô Hà Nội. Không chịu bó tay, những con người góp phần tạo nên hương sắc mùa xuân vẫn nỗ lực để Tết về trọn vẹn hơn.

Sôi nổi phong trào thi đua yêu nước ở Bình Dương

Sôi nổi phong trào thi đua yêu nước ở Bình Dương

Giai đoạn 2015 - 2020, phong trào thi đua yêu nước tại Bình Dương được các cấp, các ngành và mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh tích cực hưởng ứng, tham gia, tạo khí thế thi đua sôi nổi. Qua thi đua xuất hiện nhiều cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến với nhiều cách làm mới, mô hình hay, đã tạo sự lan tỏa và góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh tại địa phương.

Công nhân truyền tải trong ca trực đi kiểm tra tuyến đường dây ở đèo Hải Vân.

Sắt son "người lính" truyền tải điện

Ðường dây truyền tải điện chạy khắp dải đất nước hình chữ S, từ miền biển, đồng bằng, vùng núi thâm sơn, vùng rừng già…, từ Ðông Trường Sơn sang Tây Trường Sơn. Sự đa dạng về địa lý, khoảng cách, sự khắc nghiệt, thậm chí đối nghịch về thời tiết ngay trong cùng một thời điểm, càng khiến cho công việc của người làm truyền tải thêm phần thử thách… Nhưng dù trong hoàn cảnh nào, nhiệm vụ quan trọng nhất vẫn là giữ cho dòng điện thông suốt. Trụ được với nghề, họ cần có phẩm chất, kỷ luật của người lính.

Ðường đến trường hôm nay của học sinh Trường tiểu học-THCS A Ngo, tỉnh Quảng Trị.

Thầy trò vượt nạn "đại hồng thủy"

Trận lũ lịch sử và cơn bão Molave vừa qua đã gây thiệt hại vô cùng to lớn cả về người lẫn của; trong đó, hầu hết các cơ sở giáo dục từ Hà Tĩnh đến Phú Yên, nhất là hai tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị bị tàn phá nặng nề. Tuy thế, trong khắc nghiệt đã lan tỏa tinh thần vượt khó vươn lên của cả thầy và trò nơi rốn lũ, cho thấy nghĩa cử đồng bào.

Lực lượng Bộ đội Biên phòng Quảng Trị ứng cứu giúp người dân vùng lũ đến nơi an toàn.

Mệnh lệnh từ trái tim người lính

Những ngày mưa lũ lịch sử vừa qua sẽ còn in đậm trong tâm trí nhiều người dân Quảng Trị. Giữa dòng nước xoáy cuồn cuộn như muốn nuốt phăng tất cả, khi sự sống và cái chết của nhiều người dân tưởng chừng chỉ còn trong gang tấc thì lực lượng vũ trang cùng cán bộ địa phương đã không quản hiểm nguy, kịp thời có mặt hỗ trợ. Nếu không có họ, mất mát sẽ còn khó có thể đong đếm được.

Quan trắc viên Trạm Thủy văn Ðông Hà bảo đảm quan trắc trên tuyến sông Hiếu nơi vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1999.

Những người đo lũ

Ðợt lũ lịch sử xảy ra tại các tỉnh miền trung nhiều ngày qua, ở nơi nguy hiểm, mưa lũ lớn nhất, vẫn xuất hiện bóng dáng của những quan trắc viên thủy văn dầm mình trong sóng gió. Nước sông dâng cuồn cuộn, các quan trắc viên vẫn phải neo mình giữa sông đo nước, đo lưu lượng với mong mỏi mỗi bản tin dự báo, cảnh báo phát ra đến được với chính quyền và người dân vùng thiên tai.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế thăm hỏi, động viên và trao thực phẩm hỗ trợ người dân gặp khó khăn ở vùng ngập lụt ven sông Bồ. Ảnh: VĂN THẮNG

Miền trung gồng mình gánh lũ

Nhiều địa phương ở miền trung những ngày qua bị chìm trong lũ, mực nước dâng cao khiến người dân và chính quyền địa phương phải gồng mình chống chọi thiên tai. Các cấp ngành nơi đây hiện vẫn triển khai các biện pháp khẩn cấp ứng phó, nhằm bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, hạn chế thiệt hại do mưa lũ.

Du khách tham quan di tích lán Nà Nưa, nơi ở và làm việc của Bác Hồ.

Bên dòng Khuôn Pén

Tháng 5-1945, Bác Hồ về Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang) lãnh đạo cách mạng chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945. 75 năm đã qua, hình bóng Người luôn hiển hiện ở lán Nà Nưa (Nà Lừa) đơn sơ, đình Tân Trào, đình Hồng Thái, bên gốc đa Tân Trào thiêng liêng và trong ký ức của đồng bào các dân tộc nơi đây.

Đồng ruộng xã Châu Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) cháy khô vì nắng hạn.

Đi giữa vùng hạn bắc trung bộ

Như đến hẹn lại đến, năm nào miền trung nói chung, các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị nói riêng cũng xảy ra hạn hán, song năm nay mức độ khốc liệt hơn bởi cường độ nắng nóng cao và kéo dài. Lượng mưa ít ỏi năm trước không cung cấp đủ nước cho sinh hoạt và sản xuất nên hiện nay, người dân vùng bắc trung bộ đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khô hạn và nhiễm mặn.

Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại khu di tích Bến Ô Lâu - cầu Mỹ Chánh, xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Ảnh: HỒNG ĐỨC

Ấm lệ tri ân

Như lẽ tự nhiên, tháng bảy về, trên mỗi nẻo đường dẫn tới các địa danh, các di tích lịch sử cách mạng, chúng ta lại rưng rưng với từng câu chuyện, tưởng như huyền thoại về đất nước một thời đạn lửa, về những tấm gương anh dũng kiên cường, nguyện hy sinh quên mình vì sự bình yên Tổ quốc. Kỷ niệm 73 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ - TBLS (27-7), 70 năm Ngày Truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong - TNXP (15-7), trước hư ảo khói nhang, những dòng lệ tri ân hôm nay vẫn hoài ấm nóng.

Ðà Nẵng hiện chăm sóc, phụng dưỡng 145 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.

Hạnh phúc khi cho đi

Thành phố Ðà Nẵng là mảnh đất anh hùng kiên trung bất khuất trong lịch sử chiến tranh cách mạng. Và hôm nay, dòng ký ức đỏ vẫn mãi là bản tình ca viết lên bằng những bồi đắp của tình người với ngọn nguồn biết ơn sâu sắc.

Nhiều bạn trẻ đến từ các tỉnh, thành phố và du khách tham gia nhặt rác làm sạch khu du lịch hồ Ba Bể.

Khi người trẻ hành động

Dọn rác làm sạch môi trường đang là phong trào được nhen nhóm, ra quân triển khai tại nhiều địa phương. Nhưng để xây dựng ý thức bảo vệ, coi hành động không xả rác, nhặt rác làm sạch môi trường sống trở thành thói quen đối với mỗi người, vẫn là câu chuyện dài.

Riết rồi quen, bọn nhỏ muốn đi học đều phải rành nhảy đá, leo trèo.

Cư Jút ơi cần lắm những nhịp cầu!

Dòng Serepok chảy suốt chiều dài huyền sử Tây Nguyên, với những địa danh tạc vào rừng, vào núi, gợi nên vô số câu chuyện hấp dẫn, gọi mời khám phá… Nhưng, cũng chính dòng sông hùng vĩ với biết bao thác ghềnh ấy lại tạo ra những nguy cơ cho cuộc sống của đôi bờ. Trong một tuần lưu lại Cư Jút (Ðắk Nông), chúng tôi không chỉ được chứng kiến cảnh nhảy đá vượt sông, mà còn được biết những thân phận đầy ám ảnh xứ này!

back to top