Sản xuất theo hướng hữu cơ giúp nâng cao "sức khỏe" đất.

Báo động tình trạng thoái hóa đất nông nghiệp

Tại Việt Nam, thời gian qua việc sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học... trong sản xuất dẫn đến tiêu diệt hệ sinh vật có ích trong đất, giảm độ tơi xốp và khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây trồng, từ đó làm ảnh hưởng “sức khỏe” đất, cây trồng, thoái hóa đất nông nghiệp.
Sơ chế sản phẩm cà rốt tại Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Đức Chính, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương).

Phát triển ngành trồng trọt theo hướng xanh, hữu cơ, tuần hoàn và đa giá trị

Những năm qua, ngành trồng trọt đã và đang khẳng định được vai trò quan trọng trong bảo đảm an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng quốc gia cũng như tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Trồng trọt trở thành lĩnh vực sản xuất chủ lực của ngành nông nghiệp với nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh cao giúp gia tăng giá trị xuất khẩu.
Mô hình thí điểm sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp chính thức khởi động ở Kiên Giang.

Kiên Giang khởi động đề án phát triển bền vững 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Tham gia mô hình thí điểm của đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nông dân sẽ giảm được lượng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, góp phần gia tăng chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế.
Hệ thống theo dõi và báo cáo sản xuất lúa RiceMore là nền tảng tham chiếu địa lý, cho phép chuẩn hóa và ghi lại dữ liệu hoạt động sản xuất lúa theo thời gian.

Giải pháp để xây dựng hệ sinh thái dữ liệu số phục vụ quản lý sản xuất lúa hiệu quả

Xây dựng chuyển đổi số trong công tác quản lý sản xuất lúa gạo từ cấp đồng ruộng đến cấp địa phương và trung ương là một trong những vấn đề đặt ra cho ngành nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Để giải quyết vấn đề này, Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế-IRRI đã chia sẻ về hệ thống theo dõi và báo cáo sản xuất lúa (RiceMore). Giải pháp này được các chuyên gia ngành nông nghiệp đánh giá cao.
Công nhân Trạm bơm Quế 2, huyện Kim Bảng (Hà Nam) kiểm tra máy móc trước khi vận hành.

Đáp ứng nguồn nước cho sản xuất lúa vụ đông xuân

Với mực nước các hồ chứa thủy lợi khu vực Bắc Bộ đạt mức tốt và hai đợt xả từ các hồ thủy điện nên dự báo nguồn nước cho vụ lúa đông xuân 2023-2024 các địa phương vùng Trung du và đồng bằng Bắc Bộ cơ bản đáp ứng sản xuất. Mặc dù vậy, để tránh lãng phí nguồn nước, các địa phương cần chủ động lấy nước phù hợp, tiết kiệm và hiệu quả.
Công nhân trạm bơm Quế 2, huyện Kim Bảng (Hà Nam) kiểm tra máy móc trước khi vận hành.

Đáp ứng nguồn nước cho sản xuất lúa vụ đông xuân

Theo nhận định của cơ quan chuyên môn, vụ lúa đông xuân 2023-2024 ở các địa phương vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ, cơ bản nguồn nước đáp ứng sản xuất. Tuy nhiên, do lịch lấy nước có hai đợt cho nên các địa phương cần chủ động lấy nước phù hợp, tiết kiệm và hiệu quả, bảo đảm đủ phục vụ đổ ải, gieo cấy và tưới dưỡng cho lúa.
Sơ chế sản phẩm cà-rốt tại Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Đức Chính, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương).

Chớp thời cơ xuất khẩu sản phẩm cây vụ đông

Những năm gần đây, nhiều địa phương ở phía bắc xác định vụ đông là vụ sản xuất chính mang lại hiệu quả kinh tế cũng như nâng cao thu nhập cho bà con nông dân. Nhằm bảo đảm cây vụ đông sản xuất trong khung thời vụ tốt nhất, nhân dân ở các địa phương khu vực phía bắc đã thu hoạch lúa mùa sớm để giải phóng đất trồng cây vụ đông năm 2023.
Mô hình sản xuất lúa hữu cơ, tuần hoàn tại Hà Tĩnh.

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong trồng trọt

Trong trồng trọt, kinh tế tuần hoàn không còn các khái niệm “kết thúc vòng đời” mà thay thế bằng việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi các nguyên liệu, sản phẩm phụ trong cả chu trình từ sản xuất-phân phối-chế biến-tiêu dùng ở nhiều cấp độ từ vi mô đến vĩ mô. Từ đó đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm chất lượng về môi trường, nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng lợi ích hiện tại và tương lai.
Một cơ sở chế biến sầu riêng ở Đồng Nai.

Cơ hội và thách thức đối với ngành sầu riêng

5 năm gần đây, diện tích trồng cây sầu riêng cả nước tăng "nóng" với bình quân mỗi năm hơn 24%, trong đó, tỉnh Đồng Nai đang có diện tích đứng đầu khu vực Đông Nam Bộ và thứ tư cả nước với hơn 11,3 nghìn héc-ta. Để nâng cao giá trị quả sầu riêng, việc chuyển đổi sản xuất đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu chính ngạch đang được đẩy mạnh.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Mở rộng thị trường tiêu thụ rau quả

Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu ngành rau quả đạt 3,52 tỷ USD, nằm trong 6 nhóm ngành hàng có kim ngạch hơn 3 tỷ USD. Tuy nhiên, năm 2022 đang được dự báo có nhiều khó khăn trong tiêu thụ rau quả trong nước và xuất khẩu, đòi hỏi phải có kế hoạch sản xuất và mở rộng thị trường ngay từ đầu năm.

Chế biến cà-phê tại HTX Cà-phê Bích Thao Sơn La.

Phát triển bền vững cây cà-phê vùng Tây Bắc

Sau một thời gian đưa cây cà-phê ra vùng Tây Bắc, đến nay, loại cây trồng này đang phát huy được hiệu quả, giúp bà con nông dân xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống. Tuy nhiên, sản xuất cà-phê ở khu vực Tây Bắc vẫn còn manh mún và chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên năng suất, chất lượng cà-phê nơi đây không ổn định.

Thu hoạch nhãn ở xã An Nhơn, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. (Ảnh: HỮU NGHĨA)

Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, ổn định sản xuất nông nghiệp

Nông sản sản xuất theo chuẩn VietGAP, Global GAP hay các vùng nguyên liệu có hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ thì hầu hết không gặp khó khăn nhiều về bán hàng, kể cả trong điều kiện dịch bệnh. Đây là điều các địa phương cần quan tâm thời gian tới, đẩy mạnh áp dụng tiêu chuẩn sản xuất và mở rộng diện tích liên kết.