Dự báo, năm nay thị trường Trung Quốc do một số nơi bị ngập lụt, cây trồng bị thiệt hại cho nên nhu cầu nhập khẩu tăng, đây là cơ hội để xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản cây vụ đông.
Giá trị sản xuất liên tục tăng
Cục trưởng Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Nguyễn Như Cường cho biết: “Diện tích cây vụ đông các địa phương phía bắc trong những năm gần đây có xu hướng ổn định, diện tích dao động trên dưới 380 nghìn ha, giá trị sản xuất tăng từ 29 nghìn tỷ đồng năm 2018 lên 36,7 nghìn tỷ đồng năm 2022”.
Riêng vụ đông 2022 các địa phương phía bắc gieo trồng khoảng 373 nghìn ha, sản lượng hơn 4,7 triệu tấn, thu nhập bình quân đạt 99 triệu đồng/ha, cao hơn 3,4 triệu đồng so với vụ đông năm 2021.
Theo Phó Chi cục trưởng Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hải Dương Lê Thái Nghiệp: “Vụ đông năm 2022, bà con nông dân tỉnh Hải Dương gieo trồng hơn 22 nghìn ha cây rau màu các loại, sản lượng rau đạt 486.308 tấn. Giá trị tính theo giá thực tế trong vụ đông này đạt 4.622 tỷ đồng, bình quân 210 triệu đồng/ha, tăng 4,5 triệu đồng/ha so vụ đông trước”.
Để có được những kết quả này là do sự chuyển dịch từ nhóm cây trồng có giá trị kinh tế thấp sang giá trị cao như: nhóm rau ăn củ, ăn quả, chất lượng cao; ngô thực phẩm, sinh khối; hoa, cây cảnh giá trị cao...
Nhiều nơi sản xuất cây vụ đông trong nhà màng, nhà lưới gắn sơ chế, chế biến bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và có thị trường đầu ra tương đối ổn định. Nhất là nhân dân đã thực hiện nhiều diện tích trồng rải vụ góp phần giảm áp lực tiêu thụ và gia tăng hiệu quả kinh tế.
Trong đó, tỉnh Hải Dương đã chú trọng thúc đẩy sản xuất tập trung thành vùng hàng hóa lớn; chủ động kết nối doanh nghiệp với các tổ chức hợp tác, hợp tác xã, hộ tích tụ ruộng đất sản xuất rau hàng hóa tập trung ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm trước khi vào vụ sản xuất…
Chăm sóc cây vụ đông tại tỉnh Bắc Ninh. |
Trong vụ đông 2022, nhiều mô hình liên kết sản xuất đã được triển khai. Trong đó, mô hình liên kết trồng khoai tây áp dụng cơ giới hóa giúp giảm công lao động, các doanh nghiệp bao tiêu toàn bộ sản phẩm với diện tích 104ha, năng suất trung bình 170 tạ/ha, giá bán khoảng 10.000 đồng/kg, lợi nhuận từ 4,5 đến 5,5 triệu đồng/sào.
Phó Chi cục trưởng Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hải Dương Lê Thái Nghiệp
Nhiều mô hình liên kết sản xuất mang lại hiệu quả cao
Trong vụ đông năm 2022, các địa phương đã áp dụng nhiều mô hình sản xuất tập trung và có liên kết tiêu thụ vừa bảo đảm đầu ra, vừa nâng cao thu nhập. Trong đó, tại tỉnh Hưng Yên với mô hình trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Yên Phú, huyện Yên Mỹ cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất truyền thống từ 25 đến 30 triệu đồng/ha.
Phó Chi cục trưởng Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hải Dương Lê Thái Nghiệp cho biết: “Trong vụ đông 2022, nhiều mô hình liên kết sản xuất đã được triển khai. Trong đó, mô hình liên kết trồng khoai tây áp dụng cơ giới hóa giúp giảm công lao động, các doanh nghiệp bao tiêu toàn bộ sản phẩm với diện tích 104 ha, năng suất trung bình 170 tạ/ha, giá bán khoảng 10.000 đồng/kg, lợi nhuận từ 4,5 đến 5,5 triệu đồng/sào”.
Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ với mô hình sản xuất bí xanh trên đất lúa xã Văn Lang, huyện Hạ Hòa, quy mô 100ha, lợi nhuận 190 triệu đồng/ha; trồng cà chua, dưa chuột, dưa lê Hàn Quốc… trong nhà màng tại xã Hương Nộn, huyện Tam Nông, quy mô 7.000m2, sản lượng hơn 70 tấn, thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, lợi nhuận khoảng 300 triệu đồng/năm.
Ngoài ra, mô hình trồng cà-rốt sản xuất theo tiêu chuẩn để xuất khẩu của Công ty cổ phần Chế biến nông sản Tân Hương, huyện Cẩm Giàng với diện tích 30ha, năng suất trung bình 520 tạ/ha, trừ chi phí thu lãi từ 6 đến 7,5 triệu đồng/sào.
Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ với mô hình sản xuất bí xanh trên đất lúa xã Văn Lang, huyện Hạ Hòa, quy mô 100ha, lợi nhuận 190 triệu đồng/ha; trồng cà chua, dưa chuột, dưa lê Hàn Quốc… trong nhà màng tại xã Hương Nộn, huyện Tam Nông, quy mô 7.000m2, sản lượng hơn 70 tấn, thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, lợi nhuận khoảng 300 triệu đồng/năm.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An cho biết, vụ đông năm 2022 nhân dân gieo trồng hơn 33 nghìn ha, sản lượng hơn 79,4 nghìn tấn. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng sản xuất cây vụ đông có sự dịch chuyển theo hàng hóa có liên kết nhằm nâng cao giá trị.
Trong đó, mô hình trồng thâm canh hoa cúc áp dụng chiếu sáng bằng đèn led xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, diện tích 0,5ha, lợi nhuận hơn 460 triệu đồng; mô hình trồng bí xanh ở 14 xã của huyện Thanh Chương, diện tích 30ha, thu lãi 220 triệu đồng/ha.
Cục Trồng trọt cho biết, các địa phương phía bắc đưa ra mục tiêu gieo trồng vụ đông năm 2023 khoảng 380 nghìn ha, phấn đấu sản lượng năm triệu tấn, giá trị sản xuất đạt hơn 40 nghìn tỷ đồng, thu nhập bình quân khoảng 110 triệu đồng/ha.
Cơ hội từ thị trường xuất khẩu
Cục Trồng trọt cho biết, các địa phương phía bắc đưa ra mục tiêu gieo trồng vụ đông năm 2023 khoảng 380 nghìn ha, phấn đấu sản lượng năm triệu tấn, giá trị sản xuất đạt hơn 40 nghìn tỷ đồng, thu nhập bình quân khoảng 110 triệu đồng/ha.
Tuy nhiên, theo dự báo, vụ đông năm 2023 ở các địa phương phía bắc gặp khó khăn do sản xuất manh mún, nhỏ lẻ ảnh hưởng đến xây dựng vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn; thị trường tiêu thụ và giá cả biến động.
Vụ đông năm nay, toàn tỉnh có kế hoạch gieo trồng 35.000ha. Đợt mưa lớn vừa qua làm hàng nghìn ha hư hại, ảnh hưởng tiến độ gieo trồng vụ đông của các địa phương.
Chi cục trưởng Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ An Nguyễn Tiến Đức
Đặc biệt, thị trường Trung Quốc ngày càng đòi hỏi yêu cầu chất lượng cao đối với các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu. Hơn nữa, thời gian vừa qua mưa lớn làm nhiều diện tích trồng vụ đông sớm bị thiệt hại, ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất.
Chi cục trưởng Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ An Nguyễn Tiến Đức cho biết: “Vụ đông năm nay, toàn tỉnh có kế hoạch gieo trồng 35.000ha. Đợt mưa lớn vừa qua làm hàng nghìn ha hư hại, ảnh hưởng tiến độ gieo trồng vụ đông của các địa phương".
Mặc dù vậy, dự báo năm nay tại thị trường Trung Quốc, do một số địa phương bị lũ lụt khiến cây trồng bị thiệt hại lớn chưa khắc phục kịp cho nên khả năng nhu cầu nhập khẩu có thể tăng cao, đây là cơ hội tiêu thụ nhiều sản phẩm vụ đông.
Ngoài ra, một số mặt hàng rau, củ của Trung Quốc cạnh tranh với Việt Nam tại thị trường thế giới sẽ giảm do thiếu nguồn cung. Vì vậy, các địa phương cần tập trung chỉ đạo đón thời cơ về thị trường tăng tối đa diện tích nếu có thể.
Nông dân tỉnh Hải Dương trồng cây vụ đông. |
Hiện nay, bà con nông dân các địa phương đang xuống đồng gieo trồng cây vụ đông năm 2023 trong khung thời vụ tốt nhất. Anh Hoàng Văn Chín, xã Tiền Tiến, thành phố Hải Dương chia sẻ: “Vụ đông năm nay, gia đình tôi trồng 3 sào hành. Gia đình tôi đã thu hoạch lúa mùa sớm để trồng hành đúng lịch thời vụ. Hy vọng vụ hành năm nay thời tiết thuận lợi, giá bán cao để người trồng chúng tôi tăng thêm thu nhập”.
Nông dân tỉnh Hải Dương trồng cây vụ đông. |
Để sản xuất vụ đông 2023 đạt kết quả tốt, các địa phương cần rà soát kỹ kế hoạch sản xuất phù hợp điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai, cây trồng, trình độ thâm canh, nhất là thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Trung
Vụ đông năm 2023, gia đình ông Nguyễn Hữu Lục, xóm Cẩm Thái, xã Đại Đồng, huyện Thanh Chương (Nghệ An) trồng 2,5 sào đậu cô ve, bầu xen ngô. Hiện nay, đậu sinh trưởng, phát triển tốt, khoảng một tháng nữa sẽ cho thu hoạch. Theo ông Lục, đậu cô ve và bầu là những mặt hàng bán khá tốt trong vụ đông trước cho nên năm nay gia đình tiếp tục trồng.
Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Trung cho rằng: “Để sản xuất vụ đông 2023 đạt kết quả tốt, các địa phương cần rà soát kỹ kế hoạch sản xuất phù hợp điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai, cây trồng, trình độ thâm canh, nhất là thị trường tiêu thụ sản phẩm. Từ đó, bảo đảm mục tiêu về diện tích, năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, vệ sinh an toàn thực phẩm và cân đối cung cầu”
Đồng thời, xây dựng kế hoạch sản xuất, bố trí cơ cấu cây trồng và khung thời vụ phù hợp để không ảnh hưởng tới sản xuất vụ lúa đông xuân 2023-2024; xây dựng chính sách phù hợp để hỗ trợ nông dân sản xuất; khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các hợp đồng thu mua sản phẩm đã ký với nông dân; đẩy mạnh xúc tiến thương mại để tiêu thụ sản phẩm”.
Bên cạnh đó, bám sát khung thời vụ và diễn biến thời tiết để điều chỉnh cơ cấu cây trồng phù hợp; phát triển các cây vụ đông ưa lạnh lợi thế, có khả năng bảo quản dài và thị trường tiêu thụ tốt. Đa dạng hóa các nhóm cây khác trong vụ đông, chú ý trồng rải vụ đối với cây rau nhằm giảm áp lực trong tiêu thụ. Ưu tiên mở rộng diện tích nhóm cây có thị trường tiêu thụ tốt, ổn định...