Báo cáo Chính phủ về giá cả thị trường tháng 6, Bộ Tài chính cho biết, so với tháng 5, nhìn chung giá các mặt hàng cơ bản ổn định, nguồn cung hàng hóa dồi dào. Giá một số mặt hàng có biến động nhẹ bao gồm: Thóc gạo và nhóm nhiên liệu có gas LPG, góp phần làm giảm áp lực lên mặt bằng giá. Bình quân 5 tháng đầu năm, CPI tăng 4,03% so với cùng kỳ, lạm phát cơ bản tăng 2,78%.
Dự báo từ nay đến cuối năm, áp lực lạm phát vẫn thường trực nhưng nếu không có những biến động lớn, bất ngờ xảy ra ảnh hưởng lớn đến việc điều hành thì mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4,5% là khả thi.
Ngày 12/6, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo để đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành 6 tháng đầu năm, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại của năm 2024.
Biến động thế giới từ đầu thập kỷ này mang khá nhiều yếu tố bất định, tạo ra thách thức không nhỏ cho tăng trưởng và hiệu quả kinh tế trong nước. Nền kinh tế Việt Nam với độ mở cao, luôn chịu tác động bởi các điều kiện quốc tế, buộc phải nâng cao năng lực và hiệu quả hội nhập kinh tế nhằm nắm bắt tốt cơ hội vượt qua thách thức, hướng tới phát triển bền vững.
Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2024 tăng 0,05% so với tháng trước, tăng 1,24% so với tháng 12/2023 và tăng 4,44% so với cùng kỳ năm 2023, nguyên nhân chính do giá điện sinh hoạt tăng khi thời tiết nắng nóng và giá thịt lợn tăng vì thiếu hụt nguồn cung sau đợt dịch tả lợn châu Phi vào cuối năm 2023. Bình quân 5 tháng năm 2024, CPI tăng 4,03% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,78%.
Bình quân 4 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) nước ta tăng 3,93% so với cùng kỳ năm 2023; lạm phát cơ bản tăng 2,81%, thấp hơn mức CPI bình quân chung. Những con số này cho thấy diễn biến lạm phát vẫn cơ bản ổn định và trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, tại thời điểm này, nhiều dự báo cũng cho thấy, giá cả hàng hóa trong những tháng tiếp theo của quý II/2024 vẫn trong xu hướng đi lên, có thể gia tăng áp lực lên lạm phát.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng trước, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân bốn tháng đầu năm 2024, CPI tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 2,81%.
Kết quả tăng trưởng GDP quý I/2024 đạt 5,66%, sát với kịch bản cao đề ra tại Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,77% so cùng kỳ; lạm phát cơ bản tăng 2,81%, thấp hơn mức CPI bình quân chung.
Năm 2023 chứng kiến quá trình điều chỉnh chính sách từ hạ cấp phòng dịch, nới lỏng hạn chế đến mở cửa hoàn toàn ở Trung Quốc. Cùng với đó, với nhiều giải pháp kích cầu và tạo động lực mới, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới dần lấy lại đà phục hồi ổn định, tăng trưởng tích cực, hướng tới phát triển bền vững, chất lượng cao.
Giá học phí, giá gạo, xăng dầu, gas, giá thuê nhà tăng làm cho chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2023 tăng 1,08% so với tháng trước. Tính chung 9 tháng năm nay, CPI tăng 3,16% so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê ngày 29/8, bình quân 8 tháng năm 2023, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,1% so cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 4,57%. CPI tháng 8/2023 tăng 0,88% so với tháng trước là do giá xăng dầu, giá gạo trong nước tăng theo giá thế giới, giá nhà ở thuê tăng theo nhu cầu.
Lạm phát vẫn đeo bám dai dẳng và cản bước đà phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản khi tháng 7 vừa qua đánh dấu tháng thứ 23 lạm phát tăng liên tiếp, cũng như tháng thứ 16 liên tiếp lạm phát cao hơn mục tiêu 2% mà Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đề ra.
Ngày 10/8, Bộ Lao động Mỹ cho biết, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) - một thước đo lạm phát chính của Mỹ - tăng 3,2% so cùng kỳ năm ngoái, cao hơn so với mức tăng 3,0% của tháng 6.
Theo Tổng cục Thống kê, giá lương thực, thực phẩm và giá điện sinh hoạt tăng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2023 tăng 0,45% so với tháng trước. So với tháng 12/2022, CPI tháng 7 tăng 1,13% và so với cùng kỳ năm trước tăng 2,06%.
Theo Tổng cục Thống kê, sáu tháng đầu năm, GDP đã tăng 3,72% so với cùng kỳ, nhưng CPI bình quân lại tăng 3,29% so với bình quân cùng kỳ. Tuy nhiên, đây lại là mức tăng CPI bình quân sáu tháng so với cùng kỳ thấp hơn của các năm 2014, 2017 và 2020, nhưng cao hơn hoặc bằng so với các năm còn lại trong giai đoạn 2014-2023.
Theo các chuyên gia, công tác quản lý điều hành giá một số mặt hàng quan trọng có ảnh hưởng lớn tới mặt bằng giá chung được thực hiện thận trọng ngay từ đầu năm, cùng với nguồn cung nhiều hàng hóa thiết yếu được bảo đảm đã giúp Việt Nam kiểm soát lạm phát trong nửa đầu năm 2023.
Ngày 13/4, Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban quý I/2023 với Thường trực Hội đồng nhân dân các quận, huyện, thị xã. Hội nghị được tổ chức trực tuyến từ điểm cầu Hội đồng nhân dân thành phố đến 143 điểm cầu với hơn 1.200 đại biểu tham dự.
Giá cả nhiều mặt hàng ở Trung Quốc đã tăng mạnh trong tháng 1/2023, nhất là rau xanh và thịt lợn tăng tới 13,1% và 11,8% do nhu cầu ăn uống vào dịp Tết Nguyên đán.
Theo số liệu công bố ngày 29/1 của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2023 tăng 0,52% so tháng trước. So cùng kỳ năm 2022, CPI tháng 1 tăng 4,89%; lạm phát cơ bản tháng 1/2023 tăng 5,21%.
Sáng 13/10, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo điều hành giá đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá 9 tháng đầu năm và nửa đầu tháng 10 năm 2022, định hướng các tháng cuối năm 2022.
Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam cho biết, kết thúc tuần đầu tiên của tháng 8, gần 80% giá các mặt hàng đang được giao dịch liên thông thế giới tại Sở chìm trong sắc đỏ. Điều này đã khiến chỉ số MXV-Index quay đầu giảm 4,22% xuống mức 2.555,67 điểm, chấm dứt chuỗi tăng 2 tuần liên tiếp trước đó.
Theo thông tin do Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/5 chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2022 tăng 0,38% so tháng trước; tăng 2,48% so tháng 12/2021 và tăng 2,86% so cùng kỳ năm trước.
Tình hình kinh tế thế giới 6 tháng đầu năm 2021 diễn ra trong bối cảnh GDP toàn cầu cả năm được dự báo sẽ tăng trưởng tốt so với năm 2020; thương mại toàn cầu tiếp tục phục hồi (WTO dự báo thương mại toàn cầu sẽ tăng 8,3% trong năm 2021 và 6,3% vào năm 2022).
Kinh tế Việt Nam đã đi qua nửa chặng đường với mức tăng trưởng thấp hơn dự báo do tác động nặng nề của đại dịch Covid-19. Việc thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” là thách thức lớn, cần sự chung sức, đồng lòng của toàn xã hội.
Ngày 29/6, Tổng cục Thống kê cho biết, giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào tăng theo giá thế giới; giá điện, nước sinh hoạt tăng theo nhu cầu tiêu dùng làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2021 tăng 0,19% so với tháng trước. Tuy nhiên, bình quân 6 tháng đầu năm 2021, CPI tăng 1,47% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016.
Biến động giá thịt lợn đã đẩy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân sáu tháng đầu năm 2020 so cùng kỳ năm trước lên mức 4,19%. Đây là một thách thức lớn cho công tác điều hành kinh tế-xã hội năm 2020.