Người dân mua sắm ở một cửa hàng bán quần áo cũ tại thủ đô Buenos Aires của Argentina. (Ảnh: Reuters)

Chính sách kinh tế khắc khổ của Argentina

Lần đầu tiên sau 16 năm, Argentina đạt thặng dư ngân sách trong một quý với hơn 4,3 tỷ USD, tương đương 0,6% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), nhờ áp dụng triệt để chính sách “thắt lưng buộc bụng”. Các biện pháp siêu tiết kiệm của Tổng thống Javier Milei đã giúp giải quyết tình trạng thâm hụt ngân sách, góp phần hạ nhiệt lạm phát và hy vọng thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, chính sách kinh tế khắc khổ “với những liệu pháp gây sốc” cũng khiến cuộc sống của người dân lâm vào khó khăn, và làn sóng biểu tình tiếp tục gia tăng.
Một khu chợ ở thành phố Arish của Ai Cập. (Ảnh MIDDLE EAST EYE)

Động lực cho kế hoạch cải cách kinh tế của Chính phủ Ai Cập

Ngân hàng Thế giới (WB) thông báo dự kiến cấp khoản vốn hơn 6 tỷ USD cho Ai Cập trong ba năm tới, trong bối cảnh quốc gia Bắc Phi đang đối mặt tình trạng khan hiếm ngoại tệ. Gói hỗ trợ tài chính mới nhất của WB cùng các gói cam kết quốc tế khác được hy vọng sẽ hỗ trợ nền kinh tế Ai Cập trong bối cảnh nước này đang chịu nhiều tác động tiêu cực từ các cuộc xung đột ở Dải Gaza và Sudan.
Đồng USD. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ quyết định giữ lãi suất ổn định ở mức hiện tại

Ngày 20/3, sau cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định giữ lãi suất ổn định ở mức hiện tại, đồng thời cho biết lãi suất dự kiến sẽ giảm 0,75% vào cuối năm 2024, trong bối cảnh cơ quan này ngày càng tiến gần đến mục tiêu đưa lạm phát về mức 2%.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). (Ảnh: Reuters)

FED lưỡng lự trong việc giảm lãi suất

Tại phiên điều trần trước Ủy ban Ngân hàng Thượng viện cuối tuần qua, Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED Jerome Powell cho biết, cơ quan này có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất cho vay chủ chốt trong năm nay. Tuy nhiên, FED chưa “chốt” thời điểm giảm lãi suất, trong khi giới phân tích khuyến cáo cần cắt giảm lãi suất sớm trước khi rơi vào tình thế khó xử.
Người dân mua sắm tại một siêu thị ở thành phố Nice của Pháp. Ảnh Reuters

EU đẩy lùi lạm phát, có khả năng ECB sẽ cắt giảm lãi suất

Các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) đang “thắng thế” trong cuộc chiến chống lạm phát khi tỷ lệ lạm phát tại các nền kinh tế chủ chốt của khối này như Ðức, Pháp, Tây Ban Nha đều đã giảm đáng kể. Giới phân tích dự đoán, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 6 tới.
Người mua hàng tại một phố mua sắm sầm uất ở Hamburg. Ảnh: REUTERS

“Cơn bão hoàn hảo” bao trùm kinh tế Đức

Nội các Đức đã thông qua việc điều chỉnh giảm mạnh mức tăng trưởng kinh tế trong năm nay từ 1,3% như dự báo trước đó xuống còn 0,2%. Chông chênh giữa tình trạng trì trệ và suy thoái trong những quý gần đây, nền kinh tế Đức được Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck ví như đối mặt “một cơn bão hoàn hảo”, trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu yếu, bất ổn địa chính trị và lạm phát “thâm niên” đã cản trở sự phục hồi của nền kinh tế đầu tàu châu Âu sau một thời gian bị rơi vào suy thoái.
Lạm phát không quá lo, ưu tiên thúc đẩy phát triển kinh tế

Lạm phát không quá lo, ưu tiên thúc đẩy phát triển kinh tế

Những khó khăn, thách thức từ bối cảnh quốc tế cũng như hạn chế nội tại đang trở thành những rào cản lớn cho mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam năm 2024. Do đó, cần tiếp tục củng cố các động lực tăng trưởng truyền thống, đồng thời phát huy và khai thác hiệu quả các động lực tăng trưởng mới để phấn đấu đạt được các mục tiêu đề ra cho năm 2024 và giai đoạn 2021-2025. Phóng viên Báo Nhân Dân phỏng vấn Tiến sĩ Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh Kinh tế trưởng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia về vấn đề này.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)

Kinh tế thế giới 2024 đứng trước thách thức về biến động giá năng lượng và lạm phát

Giá năng lượng tăng cao đã từng là cơn “ác mộng” cho lạm phát toàn cầu năm 2022 khi xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra. Ngay sau đó, các ngân hàng Trung ương lớn đã phải chật vật tìm cách kiềm chế để giá cả không leo thang. Thế nhưng, đầu năm 2024, rủi ro mới lại xuất hiện tại khu vực Biển Đỏ.
Người tiêu dùng lựa chọn hàng hóa tại siêu thị Winmart ở quận Sơn Trà, thành phố Ðà Nẵng. (Ảnh TUỆ NGHI)

Kiểm soát chặt chẽ diễn biến giá cả thị trường

Lạm phát năm 2023 đã được kiểm soát, đạt mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đặt ra, là một dấu ấn trong chuỗi thành công của công tác quản lý, điều hành giá của Chính phủ trong nhiều năm trở lại đây. Ðiều này càng trở nên đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh hầu hết các nước trên thế giới vẫn đang phải đối mặt nhiều thách thức khi lạm phát tăng cao.