Sáng 9/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng. Theo chương trình, phiên họp tập trung thảo luận, đánh giá tình hình kinh tế-xã hội tháng 10, 10 tháng đầu năm, các định hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong tháng 11 và từ nay đến cuối năm.
Nghiên cứu mới của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định, tác động của biến đổi khí hậu có thể khiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển giảm 17% vào năm 2070 theo kịch bản phát thải khí nhà kính ở mức cao, thậm chí tăng lên 41% vào năm 2100.
Ngày 29/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thể chế phát triển bền vững trong liên kết vùng Nam Bộ và lân cận”.
Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, kinh tế Việt Nam năm 2024 tiếp tục phục hồi mạnh mẽ, với GDP ước đạt 6,8-7%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra. Đặc biệt, xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành điểm sáng nổi bật, phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam.
Ủy ban Kinh tế Mỹ Latin và Caribe (ECLAC) của Liên hợp quốc vừa đưa ra 80 khuyến nghị trên bảy trục hành động nhằm giúp khu vực này thoát “bẫy tăng trưởng thấp”.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế và chính trị thế giới biến động khó lường, thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp và gây ra hậu quả nghiêm trọng, kinh tế Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2024 vẫn đạt được mức tăng trưởng ấn tượng 6,82%. Thành công này không chỉ thể hiện sự kiên cường và quyết tâm của toàn hệ thống chính trị, mà còn là minh chứng cho sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự điều hành quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực vượt bậc của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể nhân dân cả nước.
Nhờ chính sách thu hút đầu tư hiệu quả và sự phục hồi mạnh mẽ của các ngành xuất khẩu, kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định, vững chắc, khẳng định vị thế là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á.
Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng giữa những bất ổn của môi trường bên ngoài, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
Theo Thống đốc Ngân hàng Trung ương Italia Fabio Panetta, các khu vực phía nam nước này vốn kém phát triển hơn khu vực công nghiệp miền bắc trong nhiều năm qua đã cho thấy dấu hiệu tích cực hơn trong việc thu hẹp khoảng cách phát triển.
Ngày 18/9, theo thông báo từ Bộ Tài chính Ukraine, Quốc hội nước này đã tiến hành bỏ phiếu về việc phân bổ thêm 495,3 tỷ hryvnia (tương đương khoảng 11,96 tỷ USD) cho quốc phòng.
Trong tháng 6/2024, dư luận báo chí nước ngoài nhận định tích cực về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam. Theo đó, triển vọng kinh tế của Việt Nam được đánh giá vẫn khả quan; Việt Nam là ngôi sao đang lên, điểm sáng ở Đông Nam Á và là quốc gia kết nối, cũng như được đánh giá đang trở thành một trung tâm kỹ thuật số.
Hơn 480.000 tỷ đồng đã được hệ thống các tổ chức tín dụng “bơm” ra nền kinh tế trong tháng 6 cho thấy nỗ lực của toàn ngành ngân hàng trong việc thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao là phải đạt tăng trưởng tín dụng khoảng 5-6% đến hết quý II năm 2024.
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm toàn cầu S&P Global Ratings vừa cập nhật xếp hạng tín dụng dài hạn ở mức BB+ đối với Việt Nam và trong ngắn hạn ở mức B. Đồng thời dự báo GDP bình quân đầu người của Việt Nam sẽ đạt khoảng 4.500 USD vào cuối năm 2024.
Những chuyển động ngược chiều nhau đang diễn ra trong nền kinh tế đất nước Mặt trời mọc. Mặc dù vị trí kinh tế của Nhật Bản sụt giảm so với các nền kinh tế phát triển khác, thị trường chứng khoán Tokyo vẫn tăng trưởng mạnh.
Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin cho biết sẽ triệu tập một cuộc họp khẩn với các bộ trưởng kinh tế và các cơ quan liên quan vào thứ hai tới (ngày 27/5) nhằm tìm các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế Thái Lan. Thủ tướng Srettha Thavisin cho rằng, nền kinh tế nước này đang trong tình trạng không an toàn khi GDP tăng chậm, nợ hộ gia đình cao, nợ xấu tăng.
Sáng 20/5, theo chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn báo cáo.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres tiếp tục kêu gọi cải cách tài chính quốc tế, theo hướng tăng đại diện của các nước đang phát triển trong hệ thống tài chính toàn cầu và trong mọi quyết định được đưa ra.
Sáng 16/4, tại buổi họp báo do Văn phòng Báo chí Quốc vụ viện Trung Quốc tổ chức, Cục Thống kê nhà nước Trung Quốc đã công bố các chỉ số phát triển kinh tế-xã hội quý I/2024, trong đó Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 5,3% so mức cùng kỳ năm ngoái.
Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội quý I/2024 do Tổng cục Thống kê công bố cho thấy nền kinh tế tiếp tục đà phục hồi và có sự thay đổi đáng kể trong phát triển kinh tế của các địa phương.
Kết quả tăng trưởng GDP quý I/2024 đạt 5,66%, sát với kịch bản cao đề ra tại Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,77% so cùng kỳ; lạm phát cơ bản tăng 2,81%, thấp hơn mức CPI bình quân chung.
Theo báo cáo được Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 28/3, GDP của Mỹ trong quý IV/2023 tăng trưởng 3,4%, cao hơn dự báo, nhờ chi tiêu dùng tăng mạnh ở mức 3,3%. Chi tiêu kinh doanh cũng tăng, phản ánh mức đầu tư cho cơ cấu sản xuất, thương mại và chăm sóc sức khỏe cao hơn mức ước tính.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/3, nhiều chỉ số kinh tế tiếp tục tăng trưởng ấn tượng trong 3 tháng đầu năm, góp phần đưa Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.
Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý 1 của Việt Nam duy trì ở mức vừa phải, đạt 6,1% so cùng kỳ năm ngoái (mức 6,7% hồi quý 4).
GDP năm 2023 ước tính tăng 5,05% so năm trước, đưa quy mô nền kinh tế Việt Nam theo giá hiện hành đạt khoảng 10.221,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD.
Trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là về thị trường xuất khẩu lâm sản và thủy sản, song giá trị gia tăng toàn ngành nông nghiệp (GDP) vẫn tăng cao, ước đạt 3,83%. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm gần đây.
Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê về tình hình kinh tế trong năm 2023, bên cạnh những điểm sáng trong kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, giải ngân vốn đầu tư, tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tính tăng 5,05% so với năm trước, là một mức tăng trưởng khá cao so với nhiều nước trên thế giới và khu vực.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thông báo, Mexico đã vượt thêm bốn bậc để chiếm giữ vị trí thứ 12 trong danh sách 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2023. Mexico đạt được thành tựu này nhờ tốc độ phục hồi đáng khích lệ của quốc gia Bắc Mỹ có quy mô kinh tế lớn thứ 2 Mỹ Latin.
Quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc thời gian qua duy trì đà phát triển ổn định và đạt nhiều kết quả tích cực, đặc biệt là sau chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (tháng 10/2022).
Thông tin từ Hội nghị tổng kết hoạt động thị trường trái phiếu năm 2023, do Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) tổ chức cho biết, thị trường trái phiếu tại thời điểm cuối tháng 9/2023 có quy mô đạt khoảng 35,77% GDP năm 2022; trong đó, thị trường trái phiếu chính phủ đạt 22,76% GDP và thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt 12,6% GDP...