Phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của cả năm 2024, trong đó tốc độ tăng GDP quý IV khoảng 7,4-7,6%, cả năm đạt trên 7%; đồng thời nhấn mạnh, nếu tháo gỡ được điểm nghẽn về thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt mức 2 con số mỗi năm trong những thập kỷ tới.
Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành báo cáo “Vietnam at a glance - Lấy lại hào quang”, theo đó nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 lên 6,5% (trước đây: 6%) và giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP năm 2025 ở mức 6,5%.
Việt Nam đã nhấn mạnh ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trên nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn. Kết quả là tăng trưởng GDP thực tế đã vượt so với mức tiềm năng trong các quý I và II/2024.
Kinh tế Việt Nam tiếp đà hồi phục trong bối cảnh kinh tế và thương mại toàn cầu đang dần cải thiện. Mức tăng trưởng GDP 6,42% trong sáu tháng đầu năm là tiền đề cho tăng trưởng cả năm đạt mục tiêu đề ra.
Sáng 6/7, chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh mục tiêu phấn đấu tăng trưởng GDP trong quý III đạt 6,5-7%, lạm phát kiểm soát dưới 4,5%.
Chiều 6/7, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ họp báo thường kỳ dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn. Tại họp báo, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành đã trả lời câu hỏi của các nhà báo thuộc nhiều lĩnh vực mà dư luận xã hội đang rất quan tâm.
Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa mới được công bố, Ngân hàng Standard Chartered đã hạ dự báo tăng trưởng GDP xuống mức 6% năm 2024, so dự báo 6,7% trước đó do tăng trưởng quý 1 thấp hơn dự kiến và những thách thức đến từ thương mại toàn cầu.
Kinh tế quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả đáng khích lệ và khá toàn diện trên các lĩnh vực, tạo nền tảng để cả nước phấn đấu hoàn thành thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024.
Sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc, vốn đầu tư thực hiện toàn xã tăng 5,2% so cùng kỳ năm trước, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 8,08 tỷ USD là những con số cho thấy sản xuất kinh doanh trong nước có xu hướng phục hồi ở nhiều ngành, lĩnh vực trong quý I/2024. Phóng viên Báo Nhân Dân phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Thống kê về vấn đề này.
Giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 dự kiến đạt 95% kế hoạch, tương đương gần 676 nghìn tỷ đồng, là mức cao nhất từ trước đến nay. Bên cạnh đó, đầu tư công cũng được cơ cấu lại theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho các dự án có tính lan tỏa cao, tạo động lực phát triển, liên kết vùng.
Trang bloomberg.com (Mỹ) ngày 8/1 dẫn ý kiến giới chuyên gia phân tích, nhận định rằng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể duy trì mức lãi suất chuẩn ổn định trong năm 2024. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là một trong những ngân hàng trung ương đầu tiên ở châu Á giảm chi phí đi vay trong năm 2023.
Bước sang năm 2024, Chính phủ xác định tập trung thúc đẩy tăng trưởng là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phục hồi kinh tế.
Các chỉ tiêu thống kê năm 2023 cho thấy kinh tế vĩ mô trong nước tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp; cung cầu hàng hóa thiết yếu được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng nội địa duy trì mức tăng khá.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 9 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước ước đạt 38,48 tỷ USD, giảm 5,1% so với cùng kỳ năm 2022. Ngành nông nghiệp vẫn kiên trì mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2023 sẽ cán mốc 54 tỷ USD. Dự báo, những tháng cuối năm là cơ hội cho nhiều ngành hàng bứt phá để hiện thực hóa mục tiêu này.
Theo báo cáo Chính phủ, dự báo cả năm 2023, tăng trưởng GDP đạt khoảng trên 5%, dù thấp hơn chỉ tiêu đề ra (khoảng 6,5%) nhưng vẫn là mức khá cao so với nhiều nước trên thế giới và khu vực; trên cơ sở kết quả 9 tháng, ước cả năm 2023 ít nhất có 10/15 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra.
Tăng trưởng kinh tế đã có xu hướng tích cực, quý sau cao hơn quý trước, nhưng tính chung chín tháng năm 2023, kết quả tăng trưởng GDP vẫn cách xa mục tiêu đề ra. Phóng viên Báo Nhân Dân đã trao đổi với bà Nguyễn Thị Hương, Tổng Cục trưởng Thống kê về vấn đề này.
Trong bối cảnh thế giới nhiều biến động tiêu cực, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và thương mại, nền kinh tế trong nước phải trông cậy rất nhiều vào giải ngân vốn đầu tư công.
Bộ Tài chính Thái Lan vừa hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023 của nước này từ mức 3,6% trước đó xuống còn 3,5%. Thông báo được đưa ra trong bối cảnh ngành du lịch phục hồi tốt nhưng xuất khẩu dự báo giảm do nhu cầu ảm đạm trên toàn cầu.
Theo một bài viết được đăng trong tập san tháng 7/2023 của Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ, nước này có thể trở thành quốc gia phát triển vào năm 2047 với mức tăng trưởng GDP thực tế trung bình hằng năm là 7,6% trong 25 năm tới.
Trong bối cảnh chịu nhiều tác động bất lợi từ bên ngoài do độ mở của nền kinh tế cao, Việt Nam khó có thể tạo ra đột phá trong những tháng cuối năm để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5%. Tuy nhiên, điểm tích cực là triển vọng kinh tế đang tốt dần lên.
Khoản đầu tư “khủng” của ông lớn ngành bán lẻ - Tập đoàn Central Retail vào thị trường bán lẻ Việt Nam tiếp tục cho thấy sức hấp dẫn của thị trường và tiềm năng phát triển trong năm 2023.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý 4/2022 chỉ đạt 2,9%, thấp hơn mức 3,2% được ghi nhận trong quý trước đó, dù cao hơn mức dự báo 2,6% của giới chuyên gia.
Fitch Ratings hạ dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2023 xuống 1,4% trong bối cảnh các ngân hàng trung ương đẩy mạnh cuộc chiến chống lạm phát và triển vọng thị trường bất động sản Trung Quốc xấu đi.
Quá trình phục hồi đang diễn ra đồng đều ở hầu hết các lĩnh vực, các ngành kinh tế. Một số ngành như công nghiệp chế biến, chế tạo; tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng; xuất khẩu… có mức tăng cao hơn so mức trước đại dịch.
Ngày 9/3, Trường Đại học Phòng Thương mại Thái Lan (UTCC) công bố kết quả cuộc khảo sát do trường thực hiện gần đây cho thấy, nếu cuộc xung đột Nga-Ukraine kéo dài đến hết năm, nền kinh tế Thái Lan có thể bị thiệt hại khoảng 244,7 tỷ baht (tương đương 7,4 tỷ USD).
Sáng 20/10, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. Nhân Dân điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn báo cáo.