Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp lần thứ 5 Ban Chỉ đạo COP26

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp lần thứ 5 Ban Chỉ đạo COP26

Sáng 2/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 (Ban Chỉ đạo COP26) đã chủ trì Phiên họp lần thứ 5 của Ban Chỉ đạo. Chương trình hành động và nhiều chương trình, dự án, đề án thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 được xây dựng, triển khai. Tuy nhiên so với nhu cầu, diễn biến thực tế cần hành động quyết liệt hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp lần thứ 5 Ban Chỉ đạo Quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26. (Ảnh: Trần Hải)

Cần hành động quyết liệt hơn nữa trong ứng phó biến đổi khí hậu

Sáng 2/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 chủ trì Phiên họp lần thứ 5 của Ban Chỉ đạo. Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo.
Quang cảnh buổi tọa đàm.

Đề xuất các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp

Sáng 26/9, tại Quảng Bình, Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình tổ chức tọa đàm “Giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp” với sự tham gia của các nhà quản lý, nhà khoa học và nông dân ở Quảng Bình.
Đoàn Việt Nam tham dự phiên thảo luận. (Ảnh: TTXVN)

Đoàn Ủy ban Đối ngoại Quốc hội tham dự Diễn đàn Chính trị cấp cao Liên hợp quốc về phát triển bền vững

Từ ngày 16-18/7, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Diễn đàn Nghị viện thuộc Diễn đàn Chính trị cấp cao Liên hợp quốc (HLPF) đã tiến hành phiên họp về các mục tiêu phát triển bền vững. Đồng chí Vũ Hải Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự diễn đàn.
Thợ lắp máy LILAMA tổ hợp, căn chỉnh thiết bị của module điện phân hydro.

“Lính” LILAMA tham gia thị trường năng lượng xanh quốc tế

Qua việc chế tạo, tổ hợp hoàn chỉnh hơn 100 module điện phân cho nhà máy sản xuất hydro xanh lớn nhất thế giới tại Saudi Arabia, những người thợ của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) đã khẳng định tay nghề của mình trong lĩnh vực gia công, chế tạo cơ khí tại các công trình có kết cấu hiện đại, phức tạp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị.

Chung ý chí, quyết tâm cao, hành động quyết liệt hướng tới một châu Á phát thải ròng bằng 0

Sáng 18/12, tại Tokyo, Nhật Bản, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên về “Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 châu Á (AZEC)”. Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo cấp cao các nước ASEAN, Nhật Bản và Australia.
Các chuyên gia phát biểu tại diễn đàn.

Phát triển điện khí LNG theo Quy hoạch điện VIII

Việt Nam có nhiều cơ hội, thuận lợi phát triển điện khí LNG. Đây là lĩnh vực thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp và các nhà đầu tư, góp phần thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, hứa hẹn sự phát triển mạnh mẽ thị trường điện khí LNG. Bên cạnh cơ hội, phát triển điện khí LNG tại Việt Nam hiện đối diện những khó khăn, vướng mắc cần sớm được giải quyết.
Phát triển các dự án năng lượng tái tạo là giải pháp thích ứng đối với biến đổi khí hậu. Trong ảnh: Kiểm tra và bảo dưỡng pin năng lượng mặt trời ở Nhà máy nước sạch Aquaone Hậu Giang. (Ảnh TRẦN TUẤN)

Đồng hành cùng thế giới chống biến đổi khí hậu

Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) đang diễn ra tại Dubai (Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất). Đây là dịp để Việt Nam một lần nữa khẳng định nỗ lực và quyết tâm chung tay cùng thế giới trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, nhất là việc cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 được đưa ra tại COP26, năm 2021.
Nhà máy sữa Sài Gòn-Vinamilk đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại để tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải trong quá trình sản xuất. (Ảnh: NGUYỆT BẮC)

Bài 3: Giải “bài toán” từ cơ chế

Yêu cầu về xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường tiếp tục là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 được đề ra trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Đến nay, Chính phủ đã hai lần ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh cho giai đoạn 2011-2020 và 2021-2030, cùng với các kế hoạch hành động thực hiện.
Sản xuất, lắp ráp ô-tô điện tại một nhà máy sản xuất ô-tô.

Không để lỡ cơ hội phát triển xe điện

Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam là một trong 147 quốc gia cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Để thực thi cam kết, tháng 7/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 876/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình hành động chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí metal của ngành giao thông vận tải”.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Đại Thắng.

Có chính sách thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp xe điện

Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV chiều 31/10, đại biểu Quốc hội Nguyễn Đại Thắng (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên) đã kiến nghị Quốc hội, Chính phủ ban hành thêm chính sách ưu đãi nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp xe điện tại Việt Nam.
Các đại biểu tham dự Diễn đàn cấp cao giao thông bền vững toàn cầu tổ chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc) trong các ngày từ 25 đến 27/9.

Việt Nam mong muốn hợp tác với các nước, hướng tới phát triển giao thông bền vững

Tại Diễn đàn cấp cao giao thông bền vững toàn cầu tổ chức ở Bắc Kinh (Trung Quốc) từ ngày 25-27/9, Việt Nam mong muốn các nước cùng chia sẻ kinh nghiệm tốt, ý tưởng mới về giao thông thông minh, giao thông xanh, về công nghệ carbon thấp trong lĩnh vực cũng như thúc đẩy tiếp cận các nguồn lực tài chính, công nghệ, hợp tác hướng tới phát triển hệ thống giao thông vận tải bền vững.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo.

BIDV tổ chức Hội thảo “Doanh nghiệp Việt Nam - Chung tay kiến tạo kinh tế xanh”

Hội thảo “Doanh nghiệp Việt Nam - Chung tay kiến tạo kinh tế xanh” diễn ra tại Đà Nẵng vào ngày 8/7/2023, là diễn đàn để các chuyên gia, đơn vị, tập đoàn, doanh nghiệp, thảo luận, chia sẻ thông tin về mục tiêu phát triển nền tài chính xanh, kinh tế xanh bền vững, nhằm ứng phó biến đổi khí hậu…
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ (thứ 2 từ phải qua), phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: TTXVN)

Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phát triển

Ngày 6/6, tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Hội đồng Chấp hành Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức đối thoại với các nước thành viên Liên hợp quốc để trao đổi bài học kinh nghiệm về phát triển vượt qua khủng hoảng, biến khát vọng quốc gia thành kết quả cụ thể.
Quy mô tín dụng xanh tại các tổ chức tín dụng đang trong xu hướng tăng dần

Hoàn thiện thể chế thúc đẩy tín dụng xanh

Ngày 12/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, đến nay đã có 39/129 tổ chức tín dụng phát sinh dư nợ xanh, đạt hơn 500.524 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 4,2% dư nợ tín dụng của nền kinh tế, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực năng lượng sạch, năng lượng tái tạo (chiếm tỷ trọng 46,7%) và nông nghiệp xanh (chiếm tỷ trọng hơn 31%).
Ảnh minh họa

Trồng lúa carbon thấp

Theo Báo cáo “Hướng tới chuyển đổi nông nghiệp xanh ở Việt Nam: Chuyển sang mô hình lúa gạo carbon thấp” của Ngân hàng Thế giới, nông nghiệp hiện là một nhân tố lớn góp phần vào việc phát thải khí nhà kính ở Việt Nam. Đây là lĩnh vực phát thải cao thứ hai, chiếm khoảng 19% tổng lượng phát thải quốc gia vào năm 2020.
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà giải trình về những tồn tại trong công tác quản lý đất đai. (Ảnh: DUY LINH)

Làm rõ phương pháp định giá đất, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất

Giải trình ý kiến các đại biểu Quốc hội về công tác quản lý đất đai, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà khẳng định, việc sửa đổi Luật Đất đai lần này sẽ tập trung vào các công cụ như quy hoạch, kế hoạch, định giá đất… bảo đảm công khai, minh bạch, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai.
Họp báo công bố sự kiện Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế xanh (GEFE) 2022. (Ảnh: TRUNG HƯNG)

Diễn đàn Kinh tế xanh hỗ trợ Việt Nam đáp ứng các cam kết COP26

Đem đến các công nghệ, giải pháp tiên tiến về năng lượng và quản lý rủi ro khí hậu từ châu Âu, Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế xanh (GEFE) 2022 được kỳ vọng sẽ góp phần hỗ trợ Việt Nam đáp ứng các cam kết tại COP26, cũng như hoàn thành các mục tiêu phát triển trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030.