Hạng mục mái xả tràn của hồ Cù Lây, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng nhưng chưa có kinh phí sửa chữa.

Bảo đảm an toàn hồ chứa nước thủy lợi

Hồ chứa nước thủy lợi xây dựng với mục đích cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt kết hợp điều tiết nước phòng chống lũ trong mùa mưa, bão bảo đảm an toàn cho vùng hạ du. Tuy nhiên, sau nhiều năm vận hành, do tác động của biến đổi khí hậu cho nên hiện nay có hàng nghìn hồ chứa nước thủy lợi đang bị hư hỏng, xuống cấp, nguy cơ mất an toàn, nhất là trong mùa mưa, bão, lũ năm 2024.
Hồ chứa nước Mỹ Lâm (huyện Tây Hòa) vừa đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả, phục vụ nước tưới cho hơn 2.360 ha lúa hai vụ trong năm.

Hiệu quả từ công trình thủy lợi ở Phú Yên

Xác định hệ thống thủy lợi là hạ tầng hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội khu vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, những năm qua, tỉnh Phú Yên đã đầu tư xây dựng hàng trăm công trình thủy lợi phục vụ nước tưới cho các loại cây trồng.
Khẩn trương xử lý hàng trăm tấn cá chết ở hồ Sông Mây

Khẩn trương xử lý hàng trăm tấn cá chết ở hồ Sông Mây

Liên quan vụ cá chết nổi trắng hồ Sông Mây mà Báo Nhân Dân đã thông tin, ngày 30/4, các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai, huyện Trảng Bom tiếp tục khẩn trương vớt, xử lý hàng trăm tấn cá để hạn chế ô nhiễm môi trường ra khu dân cư. Với tiến độ hiện nay, phải mất vài ngày nữa mới có thể vớt hết số cá chết ở hồ. 
Nhiều diện tích cà-phê của người dân ở huyện Krông Búk bị khô hạn.

Hàng nghìn ha cây trồng ở Đắk Lắk đang đối mặt với khô hạn nặng

Trong những ngày qua, ở một vài địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã có mưa cục bộ, nhưng lượng mưa không đáng kể và không làm giảm được cái nắng nóng gay gắt 38-39 độ C, thậm chí ở các huyện, xã biên giới nhiệt độ lên tới trên 40 độ C. Nắng nóng gay gắt kéo dài khiến nhiều hồ đập, công trình thủy lợi cạn kiệt nguồn nước. Nhiều diện tích cây trồng thiếu nước tưới làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây và năng suất, chất lượng trong vụ mùa tới. Đồng thời, người dân ở nhiều địa phương trên địa bàn cũng đã thiếu nước sinh hoạt…
Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra việc lấy nước gieo cấy lúa đông xuân.

Tăng cường năng lực hệ thống thủy lợi ứng phó biến đổi khí hậu

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Những năm gần đây, hạn hán, xâm nhập mặn đến sớm và kéo dài hơn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long; bão, lũ lụt ở miền trung gây ra nhiều thảm họa hơn… Để giải quyết những thách thức này, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 847/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đây là quy hoạch quan trọng, có ý nghĩa rất lớn đối với công tác thủy lợi và phòng chống thiên tai trong thời gian tới.
Cống thủy lợi Láng Thé phía sông Cổ Chiên, ngăn mặn, trữ ngọt phục vụ sản xuất trong mùa khô 2023-2024 tại Trà Vinh.

Khai thác hiệu quả các công trình thủy lợi

Thời gian qua, tỉnh Trà Vinh được Trung ương đầu tư hoàn thiện hạ tầng thủy lợi, ngăn mặn, trữ ngọt cho hàng trăm nghìn héc-ta đất nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt của người dân. Trà Vinh đang tham gia triển khai thí điểm mô hình sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp nhằm thích ứng với điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, hạn, mặn ngày càng gay gắt…
Người dân bản Nà Ngặp phải tự đào mương, lót bạt để dẫn nước từ hồ về nơi sản xuất.

Khắc phục tình trạng xuống cấp của nhiều công trình thủy lợi ở Sơn La

Toàn tỉnh Sơn La hiện có 107 hồ, đập thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và chống úng ngập, thoát lũ. Bên cạnh nhiều hồ đập cũ, xuống cấp, còn nhiều công trình mới được xây dựng nhưng theo phản ánh của người dân, hiện có nhiều hồ xuống cấp hoặc không phát huy hiệu quả, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và lãng phí ngân sách đầu tư.
Xây dựng công trình trái phép trên hệ thống kênh trục Bắc Hưng Hải. (Ảnh: LƯƠNG VĂN CHÍNH)

Xử lý dứt điểm những vi phạm công trình thủy lợi

Những năm qua, trên địa bàn cả nước, các cơ quan chức năng đã phát hiện hàng chục nghìn vụ vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi với nhiều hình thức khác nhau. Những hành vi vi phạm đang không chỉ làm cản trở dòng chảy, ảnh hưởng đến khả năng tưới, tiêu cho sản xuất nông nghiệp mà còn trực tiếp đe dọa an toàn công trình thủy lợi.
Hệ thống công trình thủy lợi là một trong các trụ cột quan trọng hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. (Ảnh minh họa: TTXVN)

Hướng tới giá dịch vụ thủy lợi hiệu quả và bền vững tại Việt Nam

Việc chuyển đổi từ cơ chế thủy lợi phí sang cơ chế giá phù hợp với tình hình ngày càng phát triển của xã hội, song đây vẫn là nội dung mới trong lĩnh vực thủy lợi, đòi hỏi phải có thời gian tiếp cận với cơ chế giá để triển khai thực hiện, đồng thời cần sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành để phù hợp với thực tiễn và bảo đảm khả thi, hiệu quả khi áp dụng.
Kiểm tra vận hành máy bơm tại trạm bơm Hữu Bị, xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.

Các công ty khai thác công trình thủy lợi loay hoay với bài toán kinh phí

Mặc dù giữ vai trò quan trọng trong phục vụ sản xuất nông nghiệp, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, bảo đảm an ninh nguồn nước... nhưng thời gian gần đây, các công ty khai thác công trình thủy lợi đang gặp vô vàn khó khăn do những quy định liên quan còn bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn. Vì vậy, các công ty đang loay hoay với bài toán kinh phí đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người lao động. Ở nhiều đơn vị, người lao động có mức thu nhập thấp, phải nghỉ việc hoặc đi làm thêm để bảo đảm cuộc sống.
Công nhân trạm bơm Hữu Bị, xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc (Nam Định) vận hành máy.

Bài 1: Đời sống người lao động không bảo đảm

Các công ty khai thác công trình thủy lợi giữ vai trò quan trọng trong phục vụ sản xuất nông nghiệp, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, bảo đảm an ninh nguồn nước... Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất trong khai thác công trình thủy lợi hiện nay là những quy định liên quan còn bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn, khiến những đơn vị thủy lợi này loay hoay với bài toán kinh phí.
Tích nước hợp lý cho các hồ chứa ngay mùa mưa nhằm bảo đảm nguồn nước cho sản xuất.

Chủ động phòng chống hạn, mặn ngay từ mùa mưa

Theo dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn, thời gian ảnh hưởng của El Nino vẫn tiếp tục kéo dài và duy trì trong 3 tháng đầu năm 2024 với xác suất trên 95%. Riêng khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên, tổng lượng mưa những tháng cuối năm ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 5-15%; những tháng đầu năm 2024 thấp hơn từ 10-30%.
Cống Rạch Gầm (huyện Châu Thành) đã hoàn thành và đưa vào sử dụng giúp ngăn mặn, trữ ngọt trong mùa khô tới.

Tiền Giang chủ động ứng phó hạn, mặn

Dự báo năm 2024, tình trạng hạn, thiếu nước ngọt, xâm nhập mặn sẽ diễn ra phức tạp do tác động của hiện tượng El Nino. Để chủ động ứng phó, ngành chức năng tỉnh Tiền Giang đang tập trung nạo vét các tuyến kênh nhằm khơi thông dòng chảy, tích trữ nước ngọt và xây dựng nhiều cống ngăn mặn, trữ ngọt.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng chống thiên tai. (Ảnh THANH VÂN)

Hiện đại hóa lĩnh vực thủy lợi và phòng chống thiên tai

Biến đổi khí hậu, khai thác nước thượng nguồn và phát triển kinh tế nội tại đang khiến các vấn đề thiên tai, ô nhiễm môi trường tại Việt Nam ngày càng gia tăng, khó lường hơn. Những thách thức này đòi hỏi lĩnh vực thủy lợi, phòng chống thiên tai cần đẩy nhanh áp dụng khoa học-công nghệ nhằm giảm đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực đó đối với dân sinh và sản xuất nông nghiệp.
Khám phá vẻ đẹp hồ Trại Tiểu

Khám phá vẻ đẹp hồ Trại Tiểu

Hồ Trại Tiểu thuộc xã Mĩ Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh là một khu du lịch nổi tiếng không chỉ ở Hà Tĩnh mà còn được nhiều du khách biết đến với không gian vô cùng lãng mạn. Thời điểm đẹp cho những dự định đến hồ Trại Tiểu Hà Tĩnh chính là dịp giao mùa với nền nhiệt độ thích hợp cho các hoạt động vui chơi, ngắm cảnh. Khu du lịch sinh thái Trại Tiểu là địa điểm lý tưởng không thể bỏ qua trong hành trình khám phá vùng đất, con người Hà Tĩnh.
Bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước là ưu tiên hàng đầu của các địa phương.

Bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước

Thực hiện Kết luận số 36-KL/TW ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, hiện nay tỉnh Quảng Ngãi tập trung triển khai nhiều giải pháp để bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập và hồ chứa nước.
Quang cảnh hồ chứa nước Ngàn Trươi tại tỉnh Hà Tĩnh. (Ảnh: Cục Thủy lợi)

Các công trình thủy lợi bảo đảm phục vụ khoảng 4,28 triệu ha đất nông nghiệp

Theo Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện nay cả nước có hơn 86.200 công trình thủy lợi, trong đó 6.750 hồ chứa, 27.754 cống các loại, 16.057 đập tạm; 900 hệ thống thủy lợi có quy mô phục vụ từ 200ha trở lên, 122 hệ thống thủy lợi vừa và lớn với diện tích phục vụ hơn 2.000ha.
Tràn xả lũ hồ Trúc Kinh được xây dựng đã lâu, nay bị hư hỏng nặng.

Sớm khắc phục tình trạng xuống cấp ở nhiều hồ, đập tại Quảng Trị

Thời gian qua, biến đổi khí hậu khắc nghiệt làm cho nhiều công trình hồ, đập thủy lợi ở Quảng Trị hư hỏng nặng. Việc đánh giá an toàn công trình hồ, đập trước mùa mưa lũ hằng năm chủ yếu theo kinh nghiệm quản lý, chứ chưa được kiểm định. Điều đáng lo là những rủi ro về sự cố tiềm ẩn trong công trình thủy lợi ở địa phương này đến nay chưa được đánh giá một cách khoa học. Nguyên nhân chủ yếu do thiếu kinh phí.