Theo Bảo hiểm xã hội Hà Nội, có 584 cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn thành phố nhận đăng ký khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu cho người tham gia bảo hiểm y tế do bảo hiểm xã hội tỉnh khác phát hành năm 2025.
Ngày 25/10, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, vừa phát hiện hai cơ sở tại quận 1 và thành phố Thủ Đức hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ trái phép, gây tai biến cho khách hàng.
Sau cuộc hội thảo chia sẻ kinh nghiệm mua sắm thuốc và đề xuất kiến nghị khu vực phía bắc, ngày 21/10, cuộc hội thảo gỡ khó cho các cơ sở y tế phía nam tiếp tục được Bộ Y tế triển khai với sự tham gia của hơn 200 đại biểu tham dự trực tiếp tại điểm cầu Thành phố Hồ Chí Minh và hàng trăm đại biểu tham dự tại các điểm cầu bệnh viện, sở y tế…
Ngày 3/10, tại Bắc Kạn, Bộ Y tế tổ chức chương trình chuyển giao kỹ thuật từ các bệnh viện tuyến trung ương cho Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn; triển khai khám chữa bệnh cho người dân bị ảnh hưởng bão số 3.
Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh, hiện tại các đơn vị đã và đang chủ động khắc phục khó khăn về điện, nước để phục vụ công tác khám, chữa bệnh.
Thống kê ban đầu một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã bị thiệt hại ở các mức độ khác nhau do hậu quả của bão số 3. Tuy vậy, công tác tiếp nhận cấp cứu, điều trị cho người bệnh vẫn bảo đảm duy trì, đặc biệt một số ca chấn thương nặng đã được cấp cứu kịp thời.
Hiện mới có 32/135 bệnh viện hạng 1 triển khai bệnh án điện tử theo quy định tại Thông tư số 46/2018/TT-BYT, chỉ đạt 23,7% so với mục tiêu đề ra. Nhiều cơ sở y tế bày tỏ vẫn đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai nội dung này.
Với sự đầu tư của UBND thành phố Hà Nội, chính quyền các cấp, cùng nỗ lực của các đơn vị y tế, công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân không ngừng được cải thiện, qua đó từng bước đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của người dân Thủ đô.
15 năm triển khai Chỉ thị số 38-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Ðảng khóa X về “Ðẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới” cho thấy chính sách bảo hiểm y tế đã thật sự đi vào cuộc sống. Việc thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế góp phần thúc đẩy nâng cao chất lượng dịch vụ y tế phục vụ người dân; tạo sự tin tưởng, an tâm khi người tham gia bảo hiểm y tế đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế.
Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí là bệnh viện tuyến tỉnh lần đầu tiên thực hiện được việc lấy đa tạng từ người cho chết não, từ đó chuyển tới nhiều trung tâm ghép tạng trong cả nước, xa nhất là tới Bệnh viện Trung ương Huế.
Nội dung chủ yếu của Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là xác định phương hướng phát triển, phân bố, tổ chức không gian, nguồn lực cho các cơ sở y tế mang tính liên ngành, liên vùng, liên tỉnh.
Xác định thời điểm nghỉ Tết Nguyên đán là thời gian có nhiều nguy cơ, Sở Y tế tỉnh Yên Bái đã tăng cường chuẩn bị nhân lực, thuốc chữa bệnh, trang thiết bị, cơ sở vật chất sẵn sàng xử lý kịp thời các tình huống khẩn cấp.
Thực trạng thiếu thiết bị tại nhiều cơ sở y tế trên khắp cả nước trong thời gian dài vừa qua đã ảnh hưởng không nhỏ tới công tác khám, điều trị bệnh cho các bệnh nhân. Chính phủ đã có những giải pháp kịp thời nhằm gỡ dần những nút thắt trong công tác đấu thầu. Mới đây, nhiều thiết bị y tế mới đã được đưa vào sử dụng tại bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện trung ương tuyến cuối nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Ngày 20/12, tại Hà Nội, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (Thanh tra Chính phủ) tổ chức hội thảo Tập huấn thí điểm tài liệu “Quản trị tốt nhằm phòng, chống tham nhũng trong bệnh viện và cơ sở y tế ở Việt Nam”, với sự tham gia của các chuyên gia, nhà quản lý đến từ các bộ, ngành, viện nghiên cứu, bệnh viện, cơ sở y tế và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Suy dinh dưỡng ở trẻ em không chỉ là thách thức cho sức khỏe cộng đồng, mà nay đã trở thành vấn đề cấp bách, nhất là tại các quốc gia đang phát triển. Ở nước ta, chất lượng hệ thống y tế cơ sở cấp xã tại các địa phương vùng miền núi phía bắc và Tây Nguyên là một trong những nguyên nhân dẫn đến lo ngại về vấn đề dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Cục Quản lý Khám chữa bệnh yêu cầu các cơ sở y tế tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi quản lý để phát hiện, chấn chỉnh kịp thời nếu có vi phạm.
Trong chuyên ngành sản khoa, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Ánh cho rằng, giá dịch vụ y tế được xây dựng hiện nay chưa bao phủ được hết các loại hình dịch vụ kỹ thuật. Điều đó dẫn tới khó cho cơ sở y tế khi phải thực hiện tính đúng, tính đủ trong khám, chữa bệnh theo yêu cầu.
Các cơ sở y tế Hà Nội vẫn đang gặp khó khăn trong quá trình thực hiện xác định giá kế hoạch cho gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế; xác định rõ mức hao phí trong quá trình tính giá dịch vụ theo yêu cầu và xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật.
Mặc dù số ca nhiễm lao mới được phát hiện đã tăng hơn so cùng kỳ năm 2022, nhưng Chương trình Chống lao quốc gia trong 6 tháng đầu năm cũng mới phát hiện được 51.254 ca bệnh nhiễm lao mới, đạt 37,1% chỉ tiêu so với kế hoạch cả năm là 138.000 ca.
Lần đầu tiên tại Việt Nam một cơ sở y tế được công nhận danh hiệu “Trung tâm xuất sắc về chăm sóc tim mạch trẻ em”. Thông tin từ Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, danh hiệu trên vừa được Tổ chức quốc tế Children's HeartLink công nhận dành cho bệnh viện Nhi đồng 1, TP Hồ Chí Minh.
Dù các cơ sở y tế nỗ lực để bảo đảm phòng, chống nóng cho người bệnh, nhưng trong thời tiết nắng nóng đỉnh điểm, người bệnh khám, nhập viện tăng cao cùng người nhà đi kèm, nhiều người vẫn phải chịu cảnh vật vã giữa trời nắng nóng để chờ đợi làm các thủ tục khám, chữa bệnh.
Ngày 21/5, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi đến giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và các trường đại học, giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố… về phòng, chống nắng nóng cho người bệnh và nhân viên y tế tại bệnh viện.
Kể từ khi áp dụng phác đồ điều trị dự phòng liều thấp cho một số nhóm người mắc bệnh hemophilia (bệnh máu khó đông), tần suất chảy máu ở người bệnh đã giảm từ 36,6 lần/năm xuống còn 10,6 lần/năm. Tuy nhiên, tỷ lệ người bệnh được điều trị dự phòng vẫn còn ở mức thấp.
Cục Quản lý khám, chữa bệnh đề nghị các cơ sở y tế tập trung mọi nguồn lực, nỗ lực, phối hợp tiếp tục cứu chữa người bệnh, tìm hiểu nguyên nhân 10 trường hợp người dân bị ngộ độc sau khi ăn cá chép muối ủ chua tại Quảng Nam.
Không cần phải có đủ "3 báo giá" khi xây dựng giá đấu thầu, mua sắm trang thiết bị y tế; giải quyết được việc mua sắm hóa chất của máy đặt, máy mượn được bảo hiểm y tế thanh toán, phục vụ đủ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân... là những điểm mới được Nghị quyết 30/NQ-CP tháo gỡ.
Bộ Y tế sẽ sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý giá thuốc để khắc phục khó khăn, bất cập, phù hợp với tình hình thực tế.
Với việc Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) được thông qua sẽ giúp nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đồng thời tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ của người dân với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
Việt Nam hiện có khoảng 13.000 cơ sở khám, chữa bệnh gồm khoảng 135 bệnh viện hạng 1 trở lên. Tuy nhiên, đến nay mới có 37/135 bệnh viện triển khai bệnh án điện tử theo Thông tư 46/2018/TT-BYT, đạt 20%. Trong đó, hầu hết là các bệnh viện địa phương, tư nhân, chỉ có một vài bệnh viện tuyến Trung ương.