Hồ điều hòa và công viên trung tâm tạo điểm nhấn hiện đại cho thị trấn Vôi.

Bắc Giang: Nỗ lực xây dựng đô thị ở thị trấn Vôi

Huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang đang tập trung các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội, phát triển đô thị thị trấn Vôi trên cơ sở quy hoạch chung đã được phê duyệt. Đến nay, hầu hết các tiêu chí đã đạt, phấn đấu đưa thị trấn Vôi trở thành đô thị loại IV trong năm 2024.
Xã đảo Nghi Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Xây dựng nông thôn mới ở các xã bãi ngang

Bài 2: Những miền quê đáng sống

Thực tế cho thấy, các xã vùng khó khăn, bãi ngang, ven biển hạn chế nhiều trong xã hội hóa nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Do đó, để cán đích nông thôn mới cần nhiều giải pháp; trong đó, đổi mới cơ chế hỗ trợ đặc thù được xem là khâu đột phá.
Người dân buôn Đức Mùi, xã Ea Trol, huyện Sông Hinh (Phú Yên) vui mừng thu hoạch mùa lúa nước bội thu.

Phú Yên phát triển bền vững miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Phú Yên có 3 huyện miền núi Sông Hinh, Sơn Hòa và Đồng Xuân, giáp ranh với ba tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai và Bình Định, đời sống người dân trong vùng, nhất là người đồng bào dân tộc thiểu số trước đây còn nhiều khó khăn. Nhờ sự quan tâm kịp thời, các chủ trương, chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước, các địa phương đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi, tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân… Đến nay, bức tranh kinh tế-xã hội của ba huyện miền núi của Phú Yên ngày càng sống động; đời sống người dân được cải thiện rõ rệt.
Thành phố Hồ Chí Minh nỗ lực, sáng tạo để luôn trở thành động lực, đầu tàu trong nền kinh tế của đất nước.

Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định vị thế trung tâm kinh tế lớn của cả nước

Những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang đạt được nhiều thành tựu quan trọng để tiếp tục là đầu tàu dẫn dắt, một trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, văn hóa, khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục-đào tạo của vùng kinh tế trọng điểm phía nam và cả nước, cũng như là cửa ngõ quan trọng kết nối với khu vực và thế giới.
Huyện Mường La đã tổ chức phục dựng nhiều lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có lễ Pang A của đồng bào La Ha.

Sơn La chăm lo đời sống, cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

NDO- Thực hiện C hương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, huyện Mường La, tỉnh Sơn La đã tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, hỗ trợ sinh kế, đẩy mạnh sản xuất trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế của các cơ sở, từng bước giúp đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao chất lượng cuộc sống.
Niềm vui từ những "cây cầu hạnh phúc" ở Quảng Ninh

Niềm vui từ những "cây cầu hạnh phúc" ở Quảng Ninh

Chiều muộn… Mặt trời đỏ lựng dần chìm sau rặng núi xa xa, hắt những bóng nắng cuối cùng trên sông Cổng. Thạch, học sinh lớp 2 người Dao, mặc chiếc áo bóng đá cũ chạy dọc theo cây cầu mới được bắc qua sông. Phía xa xa, Bàn A Ba, người trước đây từng nhận nhiệm vụ “chốt” ngầm tràn mùa lũ khẽ mỉm cười. Cả Thạch, A Ba và hàng trăm hộ dân người Dao tại thôn Lang Cang, xã Đồn Đạc (Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh) sau cùng cũng có được cây cầu nối đôi bờ hạnh phúc. Họ gọi Lang Cang là nhịp bắc của những hy vọng sáng tươi vào tương lai phía trước.
iRAP cùng với các đối tác như Quỹ AIP (Quỹ Phòng chống thương vong châu Á), Anditi và Đại học Zagreb (FPZ, FER),… sẽ cung cấp đánh giá Xếp hạng Sao trên toàn quốc về cơ sở hạ tầng đường bộ chung quanh trường học ở Việt Nam và hỗ trợ nâng cấp tại các trường có nguy cơ cao nhất.

Tài trợ 2 triệu USD, ứng dụng trí tuệ nhân tạo giúp trẻ đến trường an toàn

Chương trình Đánh giá Đường bộ quốc tế (iRAP) cho biết, đã nhận được khoản tài trợ trị giá 2 triệu USD và có sự hỗ trợ từ bộ phận thiện nguyện của Google (Google.org). Chương trình sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), hình ảnh vệ tinh và hình ảnh Chế độ xem phố để phát hiện rủi ro an toàn đường bộ, kỳ vọng mang đến cho trẻ em một hành trình đến trường an toàn hơn.
Sản xuất thiết bị công nghệ cao tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc.

Khó khăn trong thu hút đầu tư tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc

Thời gian qua, Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội) đã thu hút đầu tư công nghệ cao từ các doanh nghiệp, gắn kết nghiên cứu với sản xuất, dần trở thành một thành phố khoa học và công nghệ, nơi tập trung, liên kết hoạt động đào tạo nhân lực, ươm tạo công nghệ và doanh nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, sau hơn 25 năm đi vào hoạt động, việc phát triển của khu công nghệ cao vẫn chưa đạt như kỳ vọng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc điện đàm với Thủ tướng Australia Anthony Albanese.

Australia tăng cường đầu tư hơn nữa vào Việt Nam trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo, phát triển cơ sở hạ tầng

Australia khuyến khích doanh nghiệp nước này tăng cường đầu tư hơn nữa vào Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao, viễn thông, phát triển cơ sở hạ tầng, bảo đảm chuỗi cung ứng.
Làm đường giao thông nông thôn, xây dựng nông thôn mới tại cộng đồng dân tộc thiểu số. (Ảnh minh họa: TTXVN)

ADB tài trợ 60 triệu USD cải thiện cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa phê duyệt khoản tài trợ trị giá 60 triệu USD, nhằm nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cơ sở hạ tầng giao thông và cấp nước ở hai tỉnh Bình Định và Quảng Nam, đặc biệt là ở các huyện miền núi, vùng sâu vùng xa, nơi có nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số.