Dù mới bước vào hè nhưng hàng trăm triệu người ở châu Á đã phải hứng chịu những đợt nắng nóng gay gắt. Mức nhiệt tăng lên các mốc cao kỷ lục đánh dấu giai đoạn cực đoan nhất trong lịch sử thời tiết, chưa từng có tiền lệ trong ba thế kỷ qua. Tình trạng được dự báo còn tồi tệ hơn trong tháng 5 và 6 tới đây khi biến đổi khí hậu khiến các đợt nắng nóng kéo dài hơn, gây thiệt hại kinh tế và ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe con người.
Đây là lần đầu tiên từ năm 2009 trung tâm Tokyo đã ghi nhận một ngày có nhiệt độ lên tới 25 độ C vào tháng 11, mức nhiệt thường chỉ có trong mùa Hè ở nước này.
Tại Nhật Bản, ngày 5/8, trong số 914 trạm quan sát trên cả nước, nhiệt độ tại khoảng 300 trạm ở mức 35 độ C; trong đó nhiệt độ tại tỉnh Fukushima vào khoảng 14h ngày 5/8 đo được 40 độ C.
Với việc 3 tuần đầu tiên của tháng 7/2023 đã ghi nhận mức nhiệt cao nhất từ trước đến nay, tháng 7 năm nay đang trên đà trở thành tháng 7 nóng nhất và cũng là tháng nóng nhất từng được ghi nhận.
Các đám cháy rừng dữ dội trên các hòn đảo nghỉ dưỡng Rhodes, Corfu ở Hy Lạp những ngày qua đã khiến hàng nghìn khách du lịch phải sơ tán, nhiều hãng lữ hành đã ngừng tổ chức tour tới các hòn đảo này.
Trung tâm Điều trị Bỏng Arizona cho biết số bệnh nhân bị bỏng nặng do cháy nắng 'gia tăng rất bất thường,' trong bối cảnh có hơn 5.000 kỷ lục nhiệt độ đã bị phá vỡ ở Mỹ chỉ trong vòng một tháng qua.
Theo một đánh giá được các nhà khoa học công bố ngày 25/7, biến đổi khí hậu do con người gây ra là nguyên nhân chính gây ra các đợt nắng nóng khắc nghiệt hoành hành tại khu vực Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á tháng này.
Theo Tổ chức Khí tượng thế giới, hiện tượng El Nino sẽ xuất hiện trong năm nay khiến cho nhiệt độ toàn cầu tăng lên và năm 2023 sẽ là năm nóng kỷ lục. Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã hứng chịu những đợt sóng nhiệt gay gắt. Trung Quốc cũng không phải là ngoại lệ, khi nhiều nơi xuất hiện nắng nóng kéo dài với nhiều kỷ lục về thời tiết bị xô đổ.
Hơn 2.000 người dân sinh sống tại khu vực đô thị Puntagorda, Tijarafe, đảo La Palma, thuộc quần đảo Canary, Tây Ban Nha đã phải sơ tán sau một vụ cháy rừng nghiêm trọng diễn ra trong bối cảnh quốc gia này đang hứng chịu những đợt nắng nóng kỷ lục.
Theo đánh giá của các chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu chung của EU (JRC), hạn hán năm nay tại châu Âu được cho là tồi tệ nhất trong vòng 500 năm trở lại đây.
Châu Âu đang trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất trong vòng 500 năm trở lại đây khi 2/3 “lục địa già” được đặt trong tình trạng báo động hoặc cảnh báo về nắng nóng khắc nghiệt, khiến hoạt động vận chuyển đường thủy nội địa, sản lượng điện và năng suất một số loại cây trồng sụt giảm.
Phân tích dữ liệu vệ tinh mới đây cho thấy, từ tháng 6 đến tháng 8/2022, các vụ cháy rừng ở quốc gia Tây Âu đã giải phóng gần 1 triệu tấn CO2 vào khí quyển.
Cơ quan Dịch vụ giám sát khí quyển Copernicus (CAMS) của Liên minh châu Âu (EU) ngày 12/8 cho biết, hàng chục nghìn ha rừng ở Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã bị thiêu rụi trong năm 2022, năm có nhiều vụ cháy rừng nhất ở tây nam châu Âu.
Các đợt nắng nóng liên tiếp và thời tiết khô hạn đã ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất năng lượng hạt nhân, thủy điện và năng lượng gió ở châu Âu. Vì vậy, khí đốt buộc là nguồn năng lượng thay thế và giá năng lượng đang tiếp tục tăng trở lại.
Ngày 9/8, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) của Liên hợp quốc cho biết tháng 7 vừa qua là một trong số những tháng 7 nóng nhất, với nhiệt độ toàn cầu ghi nhận tăng gần 0,5 độ C so với mức trung bình.
Ngày 7/8, Pháp đã hứng chịu đợt sóng nhiệt thứ tư trong mùa hè năm nay khi mà trận hạn hán lịch sử ở quốc gia Tây Âu khiến các ngôi làng cạn kiệt dần nguồn nước uống, và người nông dân được cảnh báo về tình trạng thiếu sữa vào mùa đông tới.
Ngày 3/8, chính phủ Hà Lan đã tuyên bố tình trạng thiếu nước trong bối cảnh quốc gia Tây Âu đang trải qua một mùa hè khô hạn bất thường với dự báo không có mưa trong 2 tuần tới.
Các cơ quan khí tượng của Pháp và Anh ngày 1/8 cho biết tháng 7 vừa qua là tháng khô hạn nhất trong lịch sử, làm trầm trọng hơn tình trạng thiếu nước, vốn đã buộc hai nước phải áp đặt các biện pháp hạn chế.
Số liệu chính thức của Hàn Quốc công bố ngày 26/7 cho thấy xuất khẩu kem của nước này trong nửa đầu năm 2022 đạt mức cao nhất từ trước đến nay, trong bối cảnh thời tiết nắng nóng trên toàn cầu cùng với sự phổ biến của văn hóa “xứ sở kim chi”.
Những ngày qua cả châu Âu và Mỹ phải trải qua đợt nắng nóng đỉnh điểm, với nhiệt độ tăng cao, kéo theo cháy rừng bùng phát ở nhiều nơi. Thời tiết nắng nóng kỷ lục vào mùa hè một lần nữa nhắc nhở thế giới hành động khẩn cấp và quyết liệt chống biến đổi khí hậu.
Theo tin của AFP, đã có hàng nghìn ha rừng bị thiêu rụi tại bang California (Mỹ) trong ngày 23/7 do một đám cháy rừng bùng phát ở bang này một ngày trước đó, trong khi hàng triệu người Mỹ phải hứng chịu cái nóng như thiêu đốt và nhiệt độ lên mức kỷ lục dự kiến sẽ còn tăng.
Thành phố Milan ở miền bắc Italia được dự báo sẽ hứng chịu mức nhiệt cao nhất cả nước, lên tới 40 độ C, trong khi nền nhiệt ở thành phố Bologna ở miền nam và thủ đô Rome có thể đạt 39 độ C.
Ngày 22/7, Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực châu Âu đã kêu gọi chung tay hành động chống biến đổi khí hậu, trong bối cảnh đợt nắng nóng thiêu đốt hiện nay ở châu Âu đã khiến hơn 1.700 người ở bán đảo Iberia, gồm Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, tử vong.
Dự báo cho hay hiện tượng sóng nhiệt, nguyên nhân chính gây nên thời tiết nóng kỷ lục hiện nay tại Mỹ sẽ còn kéo dài tới tháng Tám và ảnh hưởng tới thời tiết ở hầu hết các bang.
Viện Khoa học Khí tượng Đan Mạch (DMI) ngày 20/7 đã công bố mức nhiệt cao nhất được ghi nhận trong tháng 7/2022 và cảnh báo rằng nước này đang tiến gần tới mức nhiệt cao nhất trong lịch sử.
Chỉ trong hơn 2 thập kỷ qua, châu Âu đã trải qua 5 mùa hè nóng nhất kể từ đợt nóng kỷ lục năm 1500. Các đợt nắng nóng thường xuyên, kéo dài được dự báo sẽ tiếp tục ghi nhận mức kỷ lục ở nhiều nước.
Châu Âu đang trải qua đợt sóng nhiệt tồi tệ nhất từ trước đến nay với liên tiếp các vụ cháy rừng xảy ra khắp khu vực Địa Trung Hải. Theo các nhà khoa học, biến đổi khí hậu là “thủ phạm” chính gây ra tình trạng thời tiết cực đoan nói trên.
Thời tiết nắng nóng khắc nghiệt đã khiến số lượng người yêu cầu giúp đỡ do các vấn đề sức khỏe liên quan đến nắng nóng ở Texas từ ngày 1/5-12/7 tăng 120,4% so với cùng kỳ năm ngoái.