Nhằm tiếp tục thực hiện nghiêm Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và để tăng cường các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia trong dịp Tết Nguyên đán và các dịp lễ hội năm 2024, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo, tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống tác hại rượu, bia.
Sáng 5/7, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2023, công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, số vụ tai nạn giao thông, số người chết và số người bị thương đều giảm.
Chiều 29/6, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu và đào tạo của Liên hợp quốc (UNITAR) phối hợp với Câu lạc bộ xe hơi Việt Nam (AA Vietnam), Trường Đại học Giao thông vận tải và Công ty Pernod Ricard (Công ty toàn cầu sản xuất đồ uống có cồn) khởi động Chương trình đào tạo, nâng cao nhận thức về tác hại của việc sử dụng rượu bia trong điều khiển phương tiện giao thông tại Việt Nam.
Ngày 28/6, Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, trong tháng cao điểm (10/5-10/6/2023) thực hiện Chỉ thị số 10 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới, cảnh sát giao thông xử lý 1.162 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn, dự kiến xử phạt hơn 5 tỷ đồng.
Công ty Tokai Denshi Inc. (thành phố Fujimi, tỉnh Shizuoka, Nhật Bản) vừa tổ chức hội thảo mở tại Hà Nội về an toàn giao thông và phòng ngừa tai nạn, hướng tới mục tiêu "Đã uống rượu bia, không lái xe" trong xã hội giao thông Việt Nam, nhằm mục đích nâng cao nhận thức về sự nguy hiểm của việc lái xe khi có nồng độ cồn.
Thực hiện Luật Giao thông đường bộ, lực lượng cảnh sát giao thông cả nước đang tăng cường công tác kiểm tra nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện ô-tô, xe máy, kiên quyết hình thành thói quen "đã uống rượu bia không lái xe".
Tại đường Phạm Ngũ Lão,thành phố Hải Dương, ô-tô mang biển kiểm soát 34A-xxx.xx đã va chạm liên tiếp với 4 phương tiện đi theo hướng ngược lại khiến hai người bị gãy chân, hai người bị xây xát nhẹ.
Tổ Công tác thuộc Công an thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, đang làm nhiệm vụ theo kế hoạch, phát hiện người đi xe máy có biểu hiện vi phạm nồng độ cồn. Nhưng người này không chấp hành hiệu lệnh dừng phương tiện, bỏ chạy tông trúng trung tá công an.
Theo báo cáo của Cục Cảnh sát giao thông, trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2023, lực lượng cảnh sát giao thông các địa phương trên toàn quốc đã xử lý 15.852 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, cao gần gấp 5 lần so cùng kỳ năm ngoái và gấp 2 lần so dịp nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Cuối tháng 3 vừa qua, Bộ Công an công bố số liệu (sơ bộ) về tình hình tai nạn giao thông, cháy, nổ và xử lý hành chính về trật tự an toàn giao thông tháng 3/2023 (từ ngày 15/2/2023 đến ngày 14/3/2023).
Theo thống kê của Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), từ ngày 1/3-11/4, lực lượng Cảnh sát đường thủy toàn quốc đã phát hiện, xử lý 13 trường hợp người điều khiển và thuyền viên trên tàu, thuyền vi phạm nồng độ cồn.Trong đó, lực lượng chức năng xử lý 9 trường hợp lái tàu chở hàng, 4 trường hợp lái tàu chở khách.
Cục Cảnh sát giao thông ngày 11/4 cho biết, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2023, toàn quốc xảy ra 28 vụ việc chống người thi hành công vụ. Đáng chú ý, có hơn 60% số vụ xảy ra khi tài xế bị kiểm tra nồng độ cồn. Thời gian tới, Cục Cảnh sát giao thông sẽ tiếp tục phối hợp công an các địa phương kiên quyết xử lý các trường hợp chống người thi hành công vụ ở mức độ nghiêm khắc nhất để răn đe các đối tượng phạm tội.
Ngày 11/4, Cục Cảnh sát giao thông cho biết, trong 3 tháng đầu năm, toàn quốc đã xảy ra 28 vụ việc chống người thi hành công vụ, làm 10 chiến sĩ cảnh sát giao thông bị thương. Đáng chú ý, có hơn 50% số vụ xảy ra khi tài xế bị kiểm tra nồng độ cồn.
Ngày 6/4, Phòng Cảnh sát giao thông Đường bộ, đường sắt (PC08), Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trong 3 tháng đầu năm, các lực lượng cảnh sát giao thông thuộc phòng đã lập biên bản xử lý hơn 25 nghìn lái xe vi phạm nồng độ cồn trong quá trình lưu thông trên địa bàn thành phố.
Ngày 4/4, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết, trong quý I/2023, lực lượng Cảnh sát giao thông cả nước phát hiện hơn 750 nghìn trường hợp vi phạm, phạt tiền hơn 1.300 tỷ đồng. Trong đó trường hợp vi phạm nồng độ cồn chiếm 20,6%. Tình hình tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí so cùng kỳ năm 2022.
Chiều 29/3, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, trong quý I/2023, lực lượng cảnh sát giao thông trên địa bàn tỉnh đã phát hiện, lập biên bản 11.190 trường hợp vi phạm pháp luật về trật tự giao thông, trong đó xử lý 2.435 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, 45 trường hợp sử dụng ma túy, 32 vụ việc vi phạm pháp luật... xử phạt với số tiền 15,6 tỷ đồng, tước giấy phép lái xe có thời hạn 1.467 trường hợp, tạm giữ 3.653 phương tiện.
Thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết: Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2023, lực lượng Cảnh sát giao thông toàn tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện, xử lý gần 1.800 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn, phạt tiền gần 10 tỷ đồng, tạm giữ 1.738 phương tiện.
Cục Cảnh sát giao thông vừa ban hành Kế hoạch tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề “Người điều khiển phương tiện giao thông, đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và công nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu mà trong cơ thể có chất ma túy, vi phạm nồng độ cồn”.
Ngày 9/3, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hai người lái xe vi phạm về nồng độ cồn khi điều khiển ô-tô, với tổng số tiền 47,8 triệu đồng. Trước đó, một trường hợp khác vi phạm hành vi tương tự cũng đã bị xử phạt 17 triệu đồng.
Nhằm tăng cường xử lý chuyên đề vi phạm nồng độ cồn, từ tối 26/2, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an đã cử Tổ công tác phối hợp Công an tỉnh Đồng Nai đồng loạt kiểm tra người điều khiển phương tiện trên một số tuyến đường nội ô thành phố Biên Hòa.
Công an Thành phố Hà Nội huy động 15 tổ 141 cơ động, 15 đội kiểm tra thuộc Phòng Cảnh sát giao thông Thành phố cùng lực lượng ở 30 quận, huyện để kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn. Việc kiểm tra được tiến hành đột xuất bất kỳ thời gian, địa điểm nào để ngăn chặn việc ứng phó với lực lượng kiểm tra của các đối tượng cố tình vi phạm.
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông sau khi uống rượu, bia không chỉ gây hiểm nguy đối với bản thân mà còn để lại nhiều hậu họa cho gia đình, xã hội. Với thực tế đó, cần có chế tài nghiêm khắc hơn, các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra, xử phạt để chủ động ngăn chặn vấn nạn này.
Dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 là lần đầu tiên những chốt chuyên kiểm soát nồng độ cồn xuất hiện trên địa bàn Hà Nội, tại các tuyến đường cửa ngõ ra, vào thành phố, các trục giao thông chính.
Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia được ví như "cú đấm thép" nhằm loại trừ tình trạng tài xế uống rượu, bia mà vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Việc không “khoan nhượng” với tài xế có nồng độ cồn đang tạo ra nhiều ý kiến trái chiều.
"Không nên đặt mức nồng độ cồn bằng 0 mà nên áp dụng “vùng xanh” như phần lớn các quốc gia đang áp dụng, ngưỡng giới hạn nên đặt ở mức BAC=0,03% để bảo đảm ngăn chặn việc uống rượu, say xỉn vẫn tham gia giao thông nhưng đồng thời không bị các “dương tính giả” với nồng độ cồn do các yếu tố khác", Tiến sĩ Trương Hồng Sơn bày tỏ.
Coi vi phạm uống rượu bia khi lái xe là tội phạm, nếu nghiêm trọng có thể bị xử lý hình sự kể cả khi chưa gây hậu quả và có hình thức xử phạt nặng cả về hình sự và kinh tế là cách được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng để ngăn chặn tình trạng sử dụng bia rượu khi tham gia giao thông.
Theo số liệu từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, trong năm 2022, lực lượng cảnh sát giao thông đã phát hiện, xử lý 308.508 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, chiếm 11,01% tổng số trường hợp vi phạm.
Theo ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia: Để giảm thiểu tình trạng vi phạm nồng độ cồn, mỗi tổ chức, gia đình cần quán triệt thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.