Ngày 3/2, nhân kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2023); 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973-27/1/2023), tại Tượng đài Chiến thắng Cửa Việt, xã Triệu An, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 chiến thắng Cửa Việt (31/1/1973-31/1/2/2023).
Ngày 28/1, Hội người Việt Nam tại Pháp tổ chức Tết cộng đồng trong không khí phấn khởi chào đón năm mới Quý Mão và mừng 50 năm Ngày ký kết Hiệp định Paris, một sự kiện lịch sử của đất nước có phần đóng góp quan trọng của kiều bào yêu nước tại Pháp.
Ngày 27/1/1973 tại Trung tâm hội nghị Kleber ở thủ đô Paris, Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã chính thức được ký kết. Trong thắng lợi này, bên cạnh đóng góp to lớn của các chính khách, còn có sự tham gia thầm lặng của nhiều bạn bè Pháp và bà con kiều bào, giống như những cánh én nhỏ góp phần làm nên mùa Xuân hòa bình cho Việt Nam.
Hiệp định Paris - kết quả của cuộc đàm phán dài nhất thế giới, với 4 năm 8 tháng 16 ngày. Với tầm vóc và ý nghĩa lịch sử như vậy, có thể nói hội nghị Paris và hiệp định Paris là một pho sách quý báu về trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam với những bài học to lớn trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
Ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết sau gần 5 năm đàm phán, tạo thế xoay chuyển cho Cách mạng Việt Nam, dẫn đến ngày toàn thắng 30/4/1975, giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước. Đây là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường của nhân dân ta cùng với sự ủng hộ của nhân dân, bạn bè quốc tế vì độc lập, tự do, hòa bình và công lý.
Sau khi thất bại trong cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất mùa khô 1965-1966, Bộ chỉ huy quân Mỹ ở miền nam tiếp tục triển khai cuộc phản công chiến lược lần thứ hai mùa khô 1966-1967 nhưng không đạt được mục tiêu.
Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước và bản sắc ngoại giao của dân tộc ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, mặt trận ngoại giao luôn đóng vai trò quan trọng, phối hợp chặt chẽ với mặt trận quân sự và chính trị, góp phần tạo nên những thắng lợi làm rạng rỡ lịch sử dân tộc, từ đàm phán bảo vệ nền độc lập sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đến đàm phán, ký kết Hiệp định Geneva năm 1954 và đỉnh cao là ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam vào ngày 27/1/1973.
Cách đây 50 năm, vào ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam chính thức được ký kết, đánh dấu một mốc son chói lọi trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của nhân dân ta và nền ngoại giao Việt Nam.
Kỷ niệm 50 năm Ngày ký kết Hiệp định Paris là dịp đặc biệt để bạn bè Pháp yêu chuộng hòa bình ôn lại những năm tháng ủng hộ và đấu tranh không mệt mỏi vì hòa bình của Việt Nam. Qua một chặng đường dài kể từ ngày lịch sử 27/1/1973, những tình cảm hữu nghị và đoàn kết "Vì hòa bình của Việt Nam thân yêu" vẫn luôn sống động trong tâm trí của mọi người.
Hiệp định Paris được ký kết cách đây tròn nửa thế kỷ (27/1/1973-27/1/2023) đã kết thúc thắng lợi cuộc đàm phán dài nhất, phức tạp nhất trong lịch sử ngoại giao Việt Nam để chấm dứt cuộc chiến tranh dài nhất trong thế kỷ XX.
Thấm thoắt 50 năm đã trôi qua kể từ ngày 27/1/1973, ngày Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam chính thức được ký kết. Tôi rất vinh dự đã tham gia phong trào yêu nước tại Pháp, đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc đấu tranh giành lại tự do, hòa bình cho đất nước và Bắc Nam sum họp một nhà.
Ngày 27/1/1973, Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được ký kết tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Kléber, ở Paris, Pháp. Các bên tham gia đàm phán và ký kết gồm: Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam, Chính phủ Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Ngày 27/1/1973 là một ngày vô cùng đặc biệt đối với kiều bào ở Pháp. Ngay từ sáng sớm, đông đảo bà con và bạn bè Pháp đã có mặt ở Trung tâm Hội nghị quốc tế Kléber để chào đón hai đoàn đàm phán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam.
Đóng góp vào thắng lợi chung của Hiệp định Paris có một phần quan trọng của bà con Việt kiều tại Pháp. Trong thâm tâm của những người con đất Việt khi đó, họ sẵn sàng cống hiến dù gian khó đến đâu để hòa bình sớm được lập lại trên quê hương Việt Nam và non sông thống nhất.
Hiệp định Paris được ký kết là thắng lợi của cuộc đấu tranh trên mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao của Việt Nam. Đó cũng là thắng lợi của phong trào đấu tranh vì hòa bình cho Việt Nam của nhân dân yêu chuộng hòa bình, độc lập trên khắp thế giới, đặc biệt là ở Pháp.
Ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết, đánh dấu một sự kiện có ý nghĩa lịch sử đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của Việt Nam. Trong suốt thời gian đó, Việt kiều yêu nước tại Pháp đã góp phần không nhỏ như "một binh chủng đặc biệt" vào công việc của hai đoàn đàm phán và vận động dư luận ủng hộ Việt Nam.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973-27/1/2023), Tiến sĩ Andrew Wells-Dang, chuyên gia cao cấp về Việt Nam tại Trung tâm châu Á thuộc Viện Hòa bình Mỹ đã trao đổi về các góc nhìn của dư luận Mỹ, cũng như những bài học rút ra từ hiệp định có ý nghĩa lịch sử này.
Đất nước phát triển, chính trị ổn định, kinh tế khá giả, đời sống người dân no ấm hạnh phúc, sánh vai cùng bạn bè quốc tế, đó là mục tiêu cao cả nhất của mỗi quốc gia. Là một đất nước từng trải qua nhiều năm chiến tranh, người dân Việt Nam hiểu hơn ai hết cái giá của hòa bình, với vị thế và tiềm lực mới Việt Nam luôn sẵn sàng là một đối tác bắt những nhịp cầu đối thoại, hòa giải, kiến tạo hòa bình khu vực và thế giới.
LTS-Trong quá trình đàm phán để đi đến ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, chúng ta đã nhận được sự ủng hộ, cổ vũ, giúp đỡ to lớn của bạn bè quốc tế. Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris, bạn bè quốc tế đã ôn lại kỷ niệm về quá trình đàm phán và trao đổi về bản hiệp định lịch sử - chiến thắng chung của nhân dân yêu chuộng hòa bình.
Trước, trong và sau khi Hiệp định Paris được ký kết năm 1973, các nước xã hội chủ nghĩa, nhân dân yêu chuộng hòa bình, công lý và tiến bộ trên toàn thế giới đã dành sự ủng hộ, giúp đỡ và viện trợ có hiệu quả, luôn đoàn kết và sát cánh cùng với Việt Nam trong cuộc đấu tranh chính nghĩa.
Ngày 23/1/1973, Mỹ chấp nhận ký Hiệp định Paris không điều kiện; ông Lê Đức Thọ và ông Henry Kissinger tiến hành ký tắt Hiệp định và 4 nghị định thư. Về cơ bản, hiệp định mới không khác nhiều so với văn bản ngày 20/10/1972.
Ngày 31/3/1968, Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson đã tuyên bố: Hy vọng đi tới hội nghị hòa bình với tinh thần “tìm kiếm một nền hòa bình trong danh dự”. Ngày 3/4/1968, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra tuyên bố sẵn sàng cử đại diện tiếp xúc với Mỹ. Tuy nhiên, phải mất 30 ngày, hai bên mới thống nhất sẽ tiến hành đàm phán ở Paris theo sáng kiến của Việt Nam.
Cuộc đàm phán tại thủ đô Paris, Pháp, kéo dài gần 5 năm, trải qua 2 giai đoạn: đàm phán 2 bên (từ tháng 5 đến tháng 10/1968); đàm phám 4 bên (từ tháng 11/1968 đến ngày 27/1/1973).
50 năm đã trôi qua kể từ ngày Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký tại thủ đô Paris của nước Pháp. Văn kiện quan trọng này là kết quả của quá trình đàm phán dài nhất trên thế giới với thời gian gần 5 năm. Nhân Dân điện tử trân trọng giới thiệu bạn đọc hình ảnh những hiện vật gợi nhớ về cuộc đàm phán lịch sử này.
Ngày 19/1, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp phối hợp chính quyền thành phố Choisy-le-Roi, nơi lưu trú của Đoàn đàm phán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm ký kết Hiệp định Paris (27/1/1973-27/1/2023).
Để đi đến đàm phán, nhân dân 2 miền đất nước, dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã từng bước kiên trì và bền bỉ, anh dũng và kiên cường phá tan mọi âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 là một đòn chí mạng vào quân đội Mỹ, buộc Mỹ phải chấp nhận con đường đàm phán hòa bình nhằm tìm một lối thoát chính trị cho cuộc chiến ở Đông Dương.
Ngày 18/1, tại Trụ sở Đại sứ quán Việt Nam ở Paris (Cộng hòa Pháp) diễn ra Tọa đàm về Hiệp định Paris cũng như mối quan hệ gắn bó giữa Pháp và Việt Nam dưới góc nhìn của những người trong cuộc.
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm ký kết Hiệp định Paris (27/1/1973-27/1/2023) được tổ chức trang trọng tại Đại sứ quán Việt Nam ở Paris, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng khẳng định, 50 năm đã trôi qua nhưng hiệp định này vẫn luôn là minh chứng sống động cho khát vọng hòa bình của nhân dân Việt Nam và sự ủng hộ to lớn của bạn bè Pháp và quốc tế.