Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit (thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An) đóng hàng xuất khẩu thanh long. (Ảnh THANH PHONG)

Xúc tiến xuất khẩu nông sản mùa vụ

Hiện nay, nhiều nhóm mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng của Việt Nam đang và sắp vào vụ thu hoạch chính như vải, thanh long, chôm chôm, nhãn, sầu riêng, bơ… Do sản lượng lớn mà thời gian thu hoạch lại ngắn, không ít mặt hàng gặp phải trở ngại nhất định về tiêu thụ, cần sớm cập nhật thông tin và có các giải pháp, kế hoạch cụ thể hỗ trợ phát triển thị trường.
Ảnh minh họa. (Ảnh: TTXVN)

Sớm có giải pháp kích cầu thị trường bất động sản

Báo cáo kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước của Chính phủ trình bày tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sáng 20/5 đã chỉ ra một số bất cập, hạn chế và khó khăn, thách thức trong một số lĩnh vực, ngành, trong đó, có vấn đề liên quan đến lĩnh vực bất động sản, tiến độ triển khai gói cho vay nhà ở xã hội.
Chế biến chanh leo xuất khẩu tại Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO). (Ảnh ĐỨC KHÁNH)

Nâng cấp “con đường” xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Trung Quốc hiện là một trong ba thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu xét trên tổng lượng nhập khẩu các mặt hàng này của Trung Quốc hằng năm là khoảng 260 tỷ USD, thì Việt Nam mới chiếm thị phần chưa đến 5%. Đầu tư logistics, nâng cấp “con đường” xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc trên cơ sở chuyển đổi hiệu quả từ tiểu ngạch sang chính ngạch chính là giải pháp khơi thông xuất khẩu, rút ngắn thời gian tiếp cận thị trường.
Thu hoạch lúa trên cánh đồng liên kết của Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời. (Ảnh HÀ ANH)

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 5 tỷ USD. Ngoài nhiệm vụ giữ vững diện tích gieo trồng lúa là 7,1 triệu ha, sản lượng lúa 43 triệu tấn, bảo đảm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thì việc tập trung khai thác các thị trường mới cho xuất khẩu gạo là yêu cầu cần thiết, nhất là trong điều kiện cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu ngày càng gay gắt hơn.
Chế biến thủy sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần Chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Kiên Cường, tỉnh Kiên Giang. (Ảnh TRẦN TUẤN)

Cơ hội từ thị trường nông sản ASEAN

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương), dù năm 2023 là một năm khó khăn của nền kinh tế toàn cầu, nhưng ASEAN vẫn duy trì là khu vực kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, GDP khu vực tăng trưởng ở mức 4,2%. Đây cũng là khu vực thị trường nhập khẩu đa dạng các mặt hàng nông, lâm, thủy sản từ nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy vậy, Việt Nam vẫn chưa tận dụng hết hiệu quả lợi thế trong xuất khẩu nông sản sang các nước ASEAN.
(Ảnh minh họa)

Giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số VN30 tháng 11 tăng gần 10% so tháng trước

Thống kê từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho thấy, giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh tháng 11 có diễn biến tăng nhẹ; trong đó, sản phẩm hợp đồng tương lai chỉ số VN30 giao dịch bình quân đạt 290.494 hợp đồng/phiên, tăng 9,63% so tháng 10, giá trị giao dịch đạt 31.968 tỷ đồng/phiên, tăng 8,10%.
(Ảnh minh họa)

Thị trường trái phiếu Chính phủ tháng 11 tăng trưởng cả trên thị trường sơ cấp và thứ cấp

Thống kê từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HXN) cho thấy, thị trường trái phiếu Chính phủ tháng 11 tại HNX có tăng trưởng khá mạnh, trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp. Thông qua 32 đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ và trái phiếu Chính phủ được bảo lãnh, tổng giá trị trái phiếu huy động được đạt 31.950 tỷ đồng, tăng 68,38% so tháng 10.
Xuất nhập khẩu hàng hóa tại cảng Đình Vũ, thành phố Hải Phòng. (Ảnh AN KHÁNH)

Khai thác tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Á-Âu

Khu vực Á-Âu (Eurasia) gồm 28 nước, trải dài từ Đông Âu sang Trung Á, vốn là thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam trước đây. Thời gian vừa qua, mặc dù giao thương hàng hóa giữa hai bên bị sụt giảm, nhưng thị trường này vẫn được đánh giá còn nhiều tiềm năng để khai thác đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu tại Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Ðịnh.

Dệt may "vượt đáy" thị trường

Sản xuất, kinh doanh khó khăn kéo dài do các doanh nghiệp bị tác động bởi các yếu tố như tổng cầu dệt may thế giới giảm mạnh, sự bất ổn về địa chính trị tại một số nước làm đứt gãy nguồn cung, đẩy chi phí tăng cao,... gây ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động của các doanh nghiệp. Ðể có thể hoàn thành mục tiêu đề ra, doanh nghiệp cần nỗ lực hơn nữa nhằm nắm bắt cơ hội xoay chiều, thúc đẩy sản xuất.
Thị trường “vàng đen” bấp bênh do xung đột giữa Israel và Hamas

Thị trường “vàng đen” bấp bênh do xung đột giữa Israel và Hamas

Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo, xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas nếu lan ra toàn khu vực có thể dẫn đến cú sốc về giá đối với dầu mỏ và các sản phẩm nông nghiệp. Kinh tế toàn cầu sẽ đối mặt “cú sốc kép” lần đầu trong nhiều thập niên qua và thị trường “vàng đen” sẽ rơi vào tình trạng bấp bênh, nếu các cuộc khủng hoảng ở Trung Đông và Ukraine còn kéo dài.
Sơ chế sản phẩm cà-rốt tại Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Đức Chính, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương).

Chớp thời cơ xuất khẩu sản phẩm cây vụ đông

Những năm gần đây, nhiều địa phương ở phía bắc xác định vụ đông là vụ sản xuất chính mang lại hiệu quả kinh tế cũng như nâng cao thu nhập cho bà con nông dân. Nhằm bảo đảm cây vụ đông sản xuất trong khung thời vụ tốt nhất, nhân dân ở các địa phương khu vực phía bắc đã thu hoạch lúa mùa sớm để giải phóng đất trồng cây vụ đông năm 2023.
Sản xuất hàng dệt may tại Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định.

Doanh nghiệp dệt may thích ứng biến động thị trường

Tính đến hết tháng 8 vừa qua, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may mới vượt qua con số 26 tỷ USD, giảm 16,4% so với cùng kỳ năm 2022 và chỉ đạt 65,5% kế hoạch năm. Ngành dệt may đang phải đối diện với nhiều khó khăn khi cầu tiêu dùng sụt giảm, sức cạnh tranh ngày càng tăng cao, đặc biệt là tình trạng ép giá, số đơn hàng giảm sâu,...
Thu hoạch lúa tại xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. (Ảnh HỮU NGHĨA)

Thời cơ mới cho ngành lúa gạo bứt phá

Bài 2: Tận dụng cơ hội xuất khẩu


Lúa gạo là mặt hàng đang mang lại kỳ vọng lạc quan về xuất khẩu trong bối cảnh lạm phát tăng cao đặt ra nhiều rủi ro với kinh tế toàn cầu. Hiện nay, một số quốc gia vẫn đang thực hiện lệnh cấm xuất khẩu gạo, tạo ra khoảng trống thị trường cho gạo Việt Nam. Tận dụng cơ hội xuất khẩu, mang lại lợi ích cho nông dân và doanh nghiệp nhưng vẫn bảo đảm an ninh lương thực quốc gia là chỉ đạo xuyên suốt của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương trong giai đoạn hiện nay.

[Infographic] Vn-Index tăng hơn 4 điểm phiên đầu tuần

[Infographic] Vn-Index tăng hơn 4 điểm phiên đầu tuần

Với phiên giao dịch phục hồi tăng điểm cuối tuần trước. VN-Index trong phiên giao dịch hôm nay tiếp tục mở cửa tăng điểm tích cực, trong phiên rung lắc về vùng quanh 1.230 điểm và kết phiên VN-Index tăng 4,63 điểm (+0,38%) lên mức 1.236,84 điểm. Điểm nhấn phiên này là nhóm cổ phiếu chứng khoán bứt phá với nhiều mã tăng khá mạnh.
Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu tại Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến.

Phục hồi tăng trưởng ngành dệt may

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong 7 tháng qua đạt khoảng 22,7 tỷ USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2022. Mặc dù xuất khẩu giảm, nhưng tình hình đang được cải thiện khi đà giảm đã thu hẹp còn 14% so với hơn 20% trong những tháng đầu năm. Muốn tăng trưởng nhanh, các doanh nghiệp cần triển khai các giải pháp nhằm tối ưu hóa sản xuất, tích cực áp dụng công nghệ và chuyển sang “sản xuất xanh” để gia tăng thị phần tại các thị trường lớn.
Điểm mua bán vải thiều tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

Đổi mới tư duy sản xuất và tiêu thụ trái cây để khai phá tiềm năng

Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam được kỳ vọng sẽ đạt mức kỷ lục hơn 5 tỷ USD. Đây là một trong những mặt hàng có sự bứt phá lớn về xuất khẩu từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên, việc sản xuất, quy hoạch và tiêu thụ trái cây ở nhiều địa phương vẫn còn hạn chế, khiến ngành hàng này chưa phát huy được hết tiềm năng và thế mạnh. Đổi mới tư duy sản xuất và tiêu thụ trái cây cần sớm được thực hiện để dần hiện thực hóa giấc mơ kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD trong tương lai.
(Ảnh: Thành Đạt)

Giá kim loại quý và cơ hội thúc đẩy ngành năng lượng tái tạo

Bên cạnh vai trò trú ẩn an toàn, kim loại quý bạc và bạch kim ngày càng cho thấy vị thế quan trọng trong lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là vai trò cầu nối chuyển mình sang thời kỳ năng lượng tái tạo. Do đó, kỳ vọng giá kim loại quý hạ nhiệt, sẽ giúp các doanh nghiệp chế tạo hưởng lợi từ chi phí, và thúc đẩy lĩnh vực đầu tư “xanh”.
Thực hiện các giải pháp căn cơ để phát triển thị trường khoa học công nghệ

Thực hiện các giải pháp căn cơ để phát triển thị trường khoa học công nghệ

Trước ý kiến các đại biểu Quốc hội về thị trường khoa học công nghệ Việt Nam hiện vẫn còn hạn chế và việc thúc đẩy ứng dụng, đổi mới nghiên cứu và phát triển công nghệ của các doanh nghiệp, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho biết, các chính sách, cơ chế pháp luật để điều chỉnh đã có, quan trọng là việc áp dụng và triển khai ra sao trong thực tiễn.