Tín dụng tiêu dùng luôn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng được xem là một giải pháp quan trọng nhằm hạn chế việc tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, điển hình là “tín dụng đen”, giúp giảm các hệ lụy và góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội.
Theo Nghị định số 100/2024/NĐ-CP, từ ngày 1/8/2024, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện lãi suất cho vay mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân; xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở từ mức 4,8%/năm lên 6,6%/năm. Mức lãi suất mới này được điều chỉnh nhằm bảo đảm tính bền vững của chương trình cho vay và giảm tải gánh nặng ngân sách nhà nước.
Cùng với triển khai các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân, tỉnh Thái Nguyên xác định, tín dụng chính sách là kênh dẫn vốn quan trọng cho nên đã tích cực chỉ đạo các cấp, các ngành chức năng chung tay vào cuộc trong sự nghiệp giảm nghèo. Hệ thống ngân hàng chính sách xã hội đã đồng hành, “nâng đỡ” người dân tiếp cận thuận lợi, sử dụng hiệu quả đồng vốn, để giảm nghèo bền vững.
Ngay từ đầu năm 2024, việc giải ngân gói tín dụng ưu đãi từ chương trình kết nối ngân hàng-doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đạt kết quả rất tích cực giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kinh doanh, góp phần tăng trưởng kinh tế.
Nhằm hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế, thời gian qua các tổ chức tín dụng ở tỉnh Thái Bình đã ưu tiên cho vay lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; các chương trình, chính sách tín dụng của Trung ương, của tỉnh, cho vay xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.
Nguồn vốn cho thị trường bất động sản đến từ nhiều kênh; trong đó, tín dụng là một kênh quan trọng, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi các kênh huy động vốn như trái phiếu doanh nghiệp… đang gặp nhiều khó khăn.
Nông nghiệp, nông thôn và nông dân (tam nông) là lĩnh vực giàu tiềm năng nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro từ dịch bệnh, thời tiết, thiên tai,... Điều này có thể dẫn tới tín dụng đầu tư cho tam nông cũng đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức.
Đến cuối tháng 8/2023, dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội ước đạt hơn 3,2 triệu tỷ đồng, xếp thứ hai cả nước, tăng 10,35% so với cuối năm 2022. Tuy nhiên, việc cung ứng và tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, yêu cầu các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay đối với các khoản vay đang còn dư nợ hiện hữu và các khoản cho vay mới, những ngày cuối tháng 8 này, 4 ngân hàng thương mại Nhà nước đồng loạt thông báo hạ lãi suất huy động, xuống mức thấp nhất hệ thống, tạo động lực cho các ngân hàng thương mại cổ phần tiếp tục trên đà giảm lãi suất.
Sáu tháng đầu năm, các ngân hàng thương mại đã chủ động điều chỉnh và triển khai các chương trình, gói tín dụng ưu đãi để giảm lãi suất cho vay với mức giảm khoảng 0,5-3,0%/năm tùy đối tượng khách hàng đối với các khoản vay mới. Với nỗ lực, quyết tâm của toàn ngành ngân hàng, mặt bằng lãi suất thị trường đã có xu hướng giảm, góp phần làm giảm bớt gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp, nền kinh tế.
Theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 06/2023/TT-NHNN (sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2016/TT-NHNN) của Ngân hàng Nhà nước trên thực tế có nhiều quy định mới tạo điều kiện tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp và người dân.
Ngày 24/7, Ngân hàng Nhà nước công bố đánh giá sơ bộ thực tiễn triển khai cho vay bằng phương tiện điện tử tại một số ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Lãi suất điều hành vừa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định giảm thêm 0,5 điểm phần trăm, tạo cơ sở giảm tiếp lãi vay. Mặc dù lãi suất cho vay đang có động thái giảm, nhưng thực tế vẫn ở mức cao.
Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, với tinh thần đồng hành, chia sẻ và trách nhiệm với khách hàng, Agribank tiếp tục giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay đối với dư nợ trung dài hạn hiện hữu của khách hàng, thời gian áp dụng từ ngày 15/5/2023 đến hết ngày 30/9/2023.
Xu hướng giảm lãi suất huy động đã diễn ra mạnh mẽ trong khoảng 2 tháng qua và đang tiếp diễn. Hiện mức lãi suất huy động từ 9%/năm trở lên đã trở nên thưa thớt trên bảng niêm yết của các ngân hàng.
Sau khi các ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất huy động thì các nhà băng này cũng đã tung ra một loạt các gói vay ưu đãi cho khách hàng nhằm kích cầu tín dụng giúp người dân, doanh nghiệp mạnh dạn hơn trong quyết định đầu tư vào sản xuất, kinh doanh góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ngày 29/3, hơn 300 cán bộ, chiến sĩ thuộc các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh Thanh Hóa, Công an thành phố Thanh Hóa và Công an huyện Quảng Xương đồng loạt ra quân tổng kiểm tra 108 cơ sở cầm đồ, dịch vụ tài chính trên địa bàn huyện Quảng Xương.
Nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn của các thương nhân, doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh thóc, gạo, đặc biệt trong vụ thu hoạch đông-xuân năm 2023, ngày 24/3, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Cửu Long thực hiện một số nội dung đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh thóc, gạo.
Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng đã đồng loạt ra quân triển khai kiểm tra hoạt động của chi nhánh giao dịch thuộc Công ty CP kinh doanh F88 để làm rõ việc chấp hành pháp luật trong hoạt động cầm cố, cho vay.
Năm 2022, ngành Ngân hàng tỉnh Thái Bình đã kịp thời ban hành và triển khai nhiều chính sách cụ thể, linh hoạt, huy động được nguồn vốn tín dụng lớn, đáp ứng kịp thời vốn cho nền kinh tế.
Hoạt động chuyển đổi số đã diễn ra từ sớm trong ngành cấp nước như ứng dụng công nghệ GIS (Geographic Information System - hệ thống thông tin địa lý) để quản lý cấp nước, quản lý chặt chẽ hơn dữ liệu cấp nước; giúp công ty cấp nước truy cập dữ liệu dễ dàng và cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng tốt hơn, hướng đến mục tiêu cấp nước sạch cho 100% cư dân đô thị ở Việt Nam…