Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng thông báo mức tăng trưởng tín dụng tăng thêm cho các tổ chức tín dụng theo nguyên tắc cụ thể, bảo đảm công khai, minh bạch.
Nửa đầu năm 2024, kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn, tăng trưởng không đồng đều tại các quốc gia, khu vực do tác động tài chính thắt chặt, xung đột địa chính trị vẫn đang diễn ra...
Trong 6 tháng đầu năm 2024, Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank) báo lãi trước thuế gần 70 tỷ đồng, tăng hơn 58% so cùng kỳ năm trước, nhờ tăng trưởng hoạt động kinh doanh cốt lõi.
Cùng với triển khai các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân, tỉnh Thái Nguyên xác định, tín dụng chính sách là kênh dẫn vốn quan trọng cho nên đã tích cực chỉ đạo các cấp, các ngành chức năng chung tay vào cuộc trong sự nghiệp giảm nghèo. Hệ thống ngân hàng chính sách xã hội đã đồng hành, “nâng đỡ” người dân tiếp cận thuận lợi, sử dụng hiệu quả đồng vốn, để giảm nghèo bền vững.
Sáu tháng đầu năm 2024, kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, lạm phát và lãi suất vẫn neo ở mức cao. Trước bối cảnh đó, dưới sự điều hành linh hoạt và kịp thời của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng thương mại tiếp tục hoạt động ổn định, duy trì đà phát triển bền vững, góp phần hỗ trợ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thành phố.
Kết thúc 6 tháng đầu năm 2024, lợi nhuận trước thuế của SHB đạt hơn 6.860 tỷ đồng, tăng 13% so với năm trước, hoàn thành 61% kế hoạch năm, tiếp tục giữ CIR thấp nhất ngành.
Ngày 29/7, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hộitrên địa bàn tỉnh.
Ngày 23/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú chủ trì cuộc họp.
Chiều 18/7, Tỉnh ủy Gia Lai tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.
Hơn 480.000 tỷ đồng đã được hệ thống các tổ chức tín dụng “bơm” ra nền kinh tế trong tháng 6 cho thấy nỗ lực của toàn ngành ngân hàng trong việc thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao là phải đạt tăng trưởng tín dụng khoảng 5-6% đến hết quý II năm 2024.
Theo kết quả điều tra “Xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng quý III/2024” vừa được Vụ Dự báo, Thống kê (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) công bố, nhiều tổ chức tín dụng đã hoặc dự kiến tăng nhẹ lãi suất huy động, tuy nhiên, tính chung cả năm 2024 vẫn dự kiến giảm nhẹ lãi suất huy động so với cuối năm ngoái, trong khi dự kiến giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.
Theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, hết quý II/2024, tăng trưởng tín dụng đạt 5-6%, cả năm đạt 15-16% theo mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng vẫn phải kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống, không những tập trung vào các động lực tăng trưởng kinh tế, mà còn phải đáp ứng các xu hướng mới như tín dụng xanh, đồng hành cùng quá trình cam kết tiến đến Net zero vào năm 2050.
Sáng 19/6, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn ngành về giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng năm 2024. Hội nghị do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng và Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú đồng chủ trì.
Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tín dụng chính sách xã hội”, tỉnh Hà Giang đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và đạt được những kết quả khả quan.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu các tổ chức tín dụng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số vào quy trình cho vay để nỗ lực phấn đấu giảm 1%-2%/năm lãi suất cho vay.
Tình trạng lừa đảo trực tuyến ngày càng trở nên phức tạp. Một trong những nhóm đối tượng được tội phạm này nhắm tới chính là người lao động. Do đó, việc nâng cao nhận thức của người lao động, cũng như tăng cường trách nhiệm của người sử dụng lao động, các cơ quan, đơn vị có liên quan là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Đó là một trong những giải pháp được các chuyên gia nêu ra tại diễn đàn "Khơi thông nguồn cung bất động sản phía nam-Xu hướng đầu tư" do Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức mới đây tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s Ratings (Moody’s) mới đây đã công bố giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm Ba3, triển vọng ổn định, cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank).
Sáng 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Hội thảo “Giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể”.
Hiện nay, cho vay tiêu dùng được đánh giá là một lĩnh vực "nóng". Số liệu thống kê đến cuối năm 2023 cho thấy, tỷ trọng dư nợ tín dụng tiêu dùng chiếm khoảng 21% tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế, đạt gần 2,9 triệu tỷ đồng.
Vụ Dự báo, Thống kê (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) vừa công bố Kết quả Điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng quý II/2024. Theo đó, dự báo mặt bằng lãi suất tiếp tục duy trì ở mức thấp và tăng trưởng tín dụng kỳ vọng đạt 13,6% trong năm 2024
Ngay từ đầu năm 2024, việc giải ngân gói tín dụng ưu đãi từ chương trình kết nối ngân hàng-doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đạt kết quả rất tích cực giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kinh doanh, góp phần tăng trưởng kinh tế.
Ngày 28/3, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam công bố thông tin về "Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024" lần đầu tiên được tổ chức trong phạm vi cả nước; trong đó, cao điểm các sự kiện sẽ diễn ra chính thức từ ngày 29/3 đến 29/4.
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s vừa công bố xếp hạng tín nhiệm đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương (Techcombank), theo đó Triển vọng được nâng lên mức Ổn định.
Việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng cho các tổ chức tín dụng ngay từ đầu năm ở mức 15% (có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế), không chỉ giúp các ngân hàng thương mại tăng tính chủ động trong cho vay, mà còn góp phần mở rộng khả năng tiếp cận vốn của người dân, doanh nghiệp.