Hơn 63 năm trôi qua, kể từ khi quân đội Mỹ rải chất độc hóa học dioxin (chất độc da cam) xuống miền nam Việt Nam, nỗi đau vẫn từng ngày, từng giờ dày vò lên thể xác và tinh thần của biết bao nạn nhân vô tội.
Ngày 22/8, Tòa phúc thẩm Thành phố Paris ra phán quyết bác đơn của bà Trần Tố Nga, công dân Pháp gốc Việt, 83 tuổi, kiện 14 công ty cung cấp chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam. Ngay sau đó, bà Nga cũng như dư luận tại Pháp cho rằng đó là sự bất công và sẽ tiếp tục đấu tranh vì tất cả nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.
Nhân Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (10/8/1961- 10/8/2024), ngày 10/8, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã đến thăm Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin thành phố Hà Nội.
Trong những ngày này, các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội đang có nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa, thiết thực kỷ niệm 63 năm Ngày Thảm họa da cam ở Việt Nam (10/8/1961-10/8/2024) và hưởng ứng Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam.
Tối 8/8, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam phối hợp Văn phòng Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam (Văn phòng 701), Trung tâm Phát thanh-Truyền hình Quân đội tổ chức Chương trình giao lưu-nghệ thuật “Thắp sáng tương lai”, nhân kỷ niệm 63 năm thảm họa da cam ở Việt Nam (10/8/1961-10/8/2024), Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8) và kỷ niệm 20 năm thành lập Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (2004-2024).
Sáng 7/5, Tòa phúc thẩm Paris mở phiên điều trần cho vụ kiện của bà Trần Tố Nga, công dân Pháp gốc Việt, 82 tuổi, chống 14 công ty hóa chất Mỹ, trong đó có Monsanto, vì đã sản xuất và buôn bán thuốc diệt cỏ có chứa dioxin (chất độc màu da cam) cung cấp cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Dự kiến, Tòa phúc thẩm Paris sẽ đưa ra quyết định vào ngày 22/8.
Ngày 25/4, tại cuộc họp báo về phiên điều trần ngày 7/5 của Tòa phúc thẩm Paris liên quan đến vụ kiện giữa bà Trần Tố Nga, một Việt kiều tại Pháp bị nhiễm chất độc da cam và các công ty hóa chất Mỹ, các luật sư Pháp khẳng định quyết tâm đấu tranh vì công lý, không chỉ cho bà Trần Tố Nga mà còn cho những nạn nhân khác.
Đại diện Báo Nhân Dân đã chuyển lời động viên, thăm hỏi, chúc Tết của đồng chí Tổng Biên tập và tập thể lãnh đạo Báo đến Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các gia đình chính sách, hộ nghèo năm mới Giáp Thìn 2024.
Với chủ đề “ Đoàn kết, nghĩa tình, trách nhiệm, hướng về nạn nhân; đổi mới, xây dựng Hội vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao”, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam lần thứ V, nhiệm kỳ 2023-2028 sẽ được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội vào cuối tháng 12, với hơn 300 đại biểu tham dự.
Với tình yêu thương và sự cảm thông sâu sắc, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin, người khuyết tật và bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Long đã có nhiều việc làm ý nghĩa, thiết thực, đầy tình yêu thương và là điểm tựa cho những cảnh đời yếu thế ở địa phương.
Thành phố Hồ Chí Minh còn rất nhiều tiềm năng và dư địa phát triển hợp tác với các đối tác của Bỉ, nhất là trong lĩnh vực hai bên cùng quan tâm và có thế mạnh. Ðó là khẳng định của đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tại buổi tiếp bà Stephanie D’Hose, Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Bỉ đang trong chuyến thăm, làm việc tại thành phố vào trưa 25/8.
Những năm qua, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Hà Nội đã vận động, huy động được gần 230 tỷ đồng để giúp đỡ, hỗ trợ người bị ảnh hưởng chất độc da cam và gia đình họ.
Cuộc chiến tranh hóa học do đế quốc Mỹ tiến hành ở Việt Nam trong vòng 10 năm (từ 1961-1971) đã làm cho 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm, hơn 3 triệu người là nạn nhân. Nhiều người trong số đó mắc bệnh hiểm nghèo, bị dị dạng, dị tật, thiểu năng trí tuệ; di chứng da cam đã truyền sang thế hệ thứ 4, gây nên những hậu quả mà nhiều thế hệ người Việt phải gánh chịu...
Phiên điều trần thông qua dự thảo Nghị quyết ủng hộ nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam vừa diễn ra tại Trụ sở Hạ viện Bỉ ở thủ đô Brussels. Bà Els Van Hoof, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, làm chủ tọa với sự tham dự của nhiều nghị sĩ. Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ Nguyễn Văn Thảo; Chủ tịch Hội Hữu nghị Bỉ-Việt Nam Pierre Gréga; nhà văn André Bouny - Chủ tịch Ủy ban Quốc tế ủng hộ nạn nhân da cam/dioxin Việt Nam dự.
Ngày 13/6, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Sóc Trăng phối hợp nhà tài trợ tổ chức tặng vốn hỗ trợ sinh kế và xe lăn cho các đối tượng là nạn nhân chất độc da cam/dioxin trên địa bàn.
Lần đầu tiên, giới yêu mỹ thuật tại Đà Nẵng và người dân, du khách đã được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm tranh đồ hoạ về căn bệnh Parkinson tại triển lãm Finding Parkinson của David Thomas và Tranh đồ họa của nhóm nghệ sĩ Boston. Triển lãm khai mạc chiều tối nay (17/4), tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng.
Tối 10/8, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam phối hợp Văn phòng Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả bom và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam (Ban Chỉ đạo 701) và Trung tâm Phát thanh-Truyền hình Quân đội tổ chức Chương trình giao lưu-nghệ thuật “Hồi sinh từ mảnh cầu vồng”.
Nhiều năm nay, những người lái đò “đặc biệt” vẫn cần mẫn dạy các em nhỏ tại Trung tâm Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam thành phố Đà Nẵng (cơ sở 1, quận Liên Chiểu). Tuy cơ thể không lành lặn nhưng anh Nguyễn Ngọc Phương, anh Trương Tấn Dũng, cô Phan Thị Thanh vừa làm thầy, làm cô, chỉ dạy cho các em kiến thức; vừa làm cha, làm mẹ yêu thương và chăm sóc các em khuyết tật.
Kết luận cuộc hội thảo khoa học quốc tế tại Đại học Yale (Mỹ) vào tháng 4/2002 từng khẳng định, quân đội Mỹ “đã tiến hành một cuộc chiến tranh hóa học lớn nhất, thảm khốc nhất và tàn bạo nhất trong lịch sử nhân loại” tại miền nam Việt Nam.
Nhân kỷ niệm 74 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7), chiều 21/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có buổi làm việc với Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam.
Sáng 8-1, tại Hà Nội, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học (CĐHH) sau chiến tranh ở Việt Nam (Ban Chỉ đạo 701) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác khắc phục hậu quả bom mìn và CĐHH/ dioxin sau chiến tranh ở Việt Nam giai đoạn 2016-2020, xác định phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2021-2025. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên T.Ư Đảng, Thứ trưởng Quốc phòng, Trưởng Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 701 chủ trì hội nghị.