Cụ thể, thăm, tặng 450 suất quà, bàn giao xây dựng, sửa chữa 6 ngôi nhà tình thương, trao 51 suất trợ dưỡng thường xuyên, trao 14 chiếc xe đạp, 30 chiếc xe lăn, hỗ trợ sinh kế làm ăn cho 9 trường hợp… với kinh phí gần 1 tỷ đồng.
Ngoài ra, còn có các hoạt động hỗ trợ khác như hỗ trợ các trường hợp khó khăn, đột xuất..; xây dựng, sửa chữa các hạng mục và hỗ trợ cho 120 em đang sinh hoạt, học tập của Trung tâm Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và trẻ em bất hạnh TP Đà Nẵng; hỗ trợ nạn nhân khó khăn do dịch Covid-19…
Được biết, trong 5 năm qua (2015-2020), Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin TP Đà Nẵng đã vận động được hơn 90 tỷ đồng để giúp đỡ, chăm sóc nạn nhân trong cuộc sống, học tập, lao động, sản xuất.
Nhiều hoạt động chăm sóc, giúp đỡ thường xuyên, như: trao quà trong các dịp lễ, Tết; trợ dưỡng thường xuyên, trao học bổng cho các em vượt khó; hỗ trợ vốn buôn bán nhỏ, vốn chăn nuôi; xây mới và sửa chữa nhà tình thương; hỗ trợ xe lăn, xe lắc, xe đạp cho các gia đình nạn nhân chất độc da cam có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố... Qua đó, góp phần giúp các gia đình nạn nhân giảm bớt khó khăn, hòa nhập cộng đồng và vươn lên trong cuộc sống.
Đồng thời, từ ngày 4 đến 10/8, Bảo tàng Đà Nẵng thực hiện chương trình “Nỗi đau da cam - Hành trình vươn lên” qua hình thức đăng tải các chủ đề tuyên truyền trên các trang mạng xã hội của bảo tàng.
7 chủ đề được lần lượt đăng tải trong thời gian diễn ra chương trình, gồm: Chiến dịch Ranch Hand; Chất độc da cam là gì?; Bản đồ phun rải da cam; Phương tiện phun rải da cam; Hành trình đi tìm công lý; Vượt lên nỗi đau; Khắc phục hậu quả da cam.