Quảng Bình xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh

Quảng Bình xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh

Thời gian qua, tỉnh Quảng Bình xuất hiện nhiều dịch bệnh trên động vật nuôi mà nguyên nhân chính là chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ không bảo đảm an toàn. Vì thế, bên cạnh công tác tiêm phòng vaccine, Quảng Bình đang đẩy mạnh xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh và hình thành các chuỗi sản xuất khép kín an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm phục vụ người tiêu dùng.
Quang cảnh buổi tọa đàm.

Ưu tiên triển khai nông nghiệp tuần hoàn để giảm phát thải khí nhà kính

Ngày 30/10, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh tổ chức toạ đàm “Giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp”. Hơn 100 đại biểu là đại diện lãnh đạo, các nhà quản lý, nhà khoa học từ các bộ, ngành và nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh chia sẻ phương pháp, kinh nghiệm, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, giảm phát thải .
Hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp tại Hà Nam giải ngân vốn trợ giúp kịp thời người chăn nuôi khôi phục sản xuất.

Hà Nam triển khai các giải pháp về tín dụng khôi phục lại sản xuất và chăn nuôi

Bão số 3 và mưa lũ gây ngập lụt nhiều ngày trên diện rộng đã khiến nhiều hộ gia đình chăn nuôi, doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh Hà Nam bị thiệt hại nặng nề. Ước tính, tỉnh Hà Nam bị thiệt hại gần 1 nghìn tỷ đồng. Để hỗ trợ các hộ sản xuất, chăn nuôi bị thiệt hại khắc phục khó khăn, tỉnh Hà Nam đã thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó có gỡ khó về tín dụng.
Đàn gà của gia đình bà Xỉnh do Đồn Biên phòng Phúc Sơn hỗ trợ phát triển tốt.

Những mô hình giúp đồng bào dân tộc thiểu số Nghệ An thoát nghèo bền vững

Trăn trở với nỗi niềm mong muốn thoát nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên giới Nghệ An, Bộ đội Biên phòng Nghệ An đã hướng dẫn, giúp đỡ đồng bào thực hiện hiệu quả nhiều mô hình phát triển kinh tế đa dạng. Qua đó, không chỉ giúp đồng bào giảm bớt khó khăn, vươn lên thoát nghèo mà còn yên tâm bám bản, cùng Bộ đội Biên phòng xây dựng bản làng, biên cương ngày càng vững chắc.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND thành phố Hải Phòng tổ chức hội nghị trao tặng, hỗ trợ phục hồi sản xuất chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản các tỉnh, thành phố sau bão lũ.

Cấp bách hỗ trợ phục hồi sản xuất chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản

Bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ vào các tỉnh phía bắc, gây ra những đợt mưa, lũ lớn làm thiệt hại nghiêm trọng ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tại nhiều địa phương. Thời gian từ nay đến cuối năm không còn nhiều, đây là giai đoạn quan trọng, cấp bách về hỗ trợ để cùng bà con khôi phục sản xuất, bảo đảm an sinh xã hội và nhu cầu thực phẩm cuối năm.
Nông dân phường Đồng Bẩm, thành phố Thái Nguyên, trồng lại rau sau lũ.

Nông dân Thái Nguyên khôi phục trồng trọt, chăn nuôi sau lũ

Trận lũ lụt lịch sử vừa qua để lại hậu quả nặng nề đối với sản xuất nông nghiệp ở Thái Nguyên với gần 10 nghìn ha lúa, hoa màu, cây trồng bị thiệt hại; hơn 380 nghìn con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; hơn 560ha nuôi trồng thủy sản bị ngập, thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Sau lũ, nông dân đang tích cực “tái thiết” để từng bước ổn định sản xuất, cuộc sống.
Quang cảnh diễn đàn "Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi: Thách thức và Cơ hội".

Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi là quan trọng và cấp thiết

Ngày 13/9, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam và Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống tổ chức Diễn đàn: "Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi: Thách thức và Cơ hội". Diễn đàn nhằm trao đổi, chia sẻ các vấn đề liên quan đến những khó khăn, vướng mắc cũng như giải pháp của các cơ sở, doanh nghiệp chăn nuôi trong việc giảm phát thải khí nhà kính hiện nay.
Nông dân huyện Kim Thành bơm nước tiêu úng cho ruộng cây giống.

Hải Dương khắc phục thiên tai để ổn định sản xuất.

Tại Hải Dương bão số 3 đã làm 600ha cây ăn quả, hàng chục nghìn cây xanh gãy đổ; làm ngập úng 10 nghìn ha lúa, dập nát hàng trăm ha rau màu; gây tốc mái, sập đổ hàng trăm chuồng trại nuôi  gia súc, gia cầm. Các cấp chính quyền và bà con đang khẩn trương khắc phục thiệt hại sau mưa bão để sớm ổn định sản xuất.
Thu hoạch trứng gà tại trang trại của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Delco, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. (Ảnh ĐĂNG ANH)

Phát triển bền vững, tạo nguồn thực phẩm an toàn

Phát triển chăn nuôi an toàn sinh học là một trong những chủ trương, định hướng chung về chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; phù hợp với mục tiêu “Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045” tại Quyết định số 1520/QĐ-TTg, ngày 6/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Tổng thống Nga Putin tại cuộc gặp gỡ báo chí sau hội đàm với Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm. Ảnh: TTXVN.

Doanh nghiệp Việt tích cực nắm bắt những cơ hội to lớn tại thị trường Nga

Phát biểu với báo giới sau cuộc hội đàm với Chủ tịch nước Tô Lâm trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam ngày 20/6, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin nhắc tên Tập đoàn TH như một minh chứng rõ nét cho sự phát triển quan hệ đối tác song phương trong lĩnh vực nông nghiệp.
Ông Giàng Chứ Sình ở thôn Lẻo Chá Phìn B, xã Sơn Vĩ, huyện Mèo Vạc chăm sóc bò từ dự án hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản.

Hà Giang tạo sinh kế lâu dài cho người dân vùng cao

Trong những năm qua, tỉnh Hà Giang đã tập trung nguồn lực để triển khai nhiều mô hình giảm nghèo, dự án hỗ trợ sản xuất. Qua đó, đã có hàng chục nghìn hộ nghèo được hỗ trợ giống, vốn và được tiếp cận với tiến bộ khoa học-kỹ thuật để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.
Các đại biểu tham dự diễn đàn.

Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp về giải pháp phát triển chăn nuôi an toàn sinh học

Ngày 31/5, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “Giải pháp phát triển chăn nuôi an toàn sinh học tạo sản phẩm an toàn thực phẩm nhằm phát triển chăn nuôi bền vững”.
Năm 2023, Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Nông tiến hành kiểm tra phát hiện, xử phạt 14 hộ gia đình chăn nuôi heo với tổng số tiền 1,98 tỷ đồng, vì các hành vi vi phạm bảo vệ môi trường.

Chấn chỉnh công tác bảo vệ môi trường các trang trại heo tại Đắk Song

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông Lê Trọng Yên vừa ký Công văn 7657/UBND-NNTNMT ngày 13/12/2023 gửi Công an tỉnh, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân huyện Đắk Song chỉ đạo chấn chỉnh công tác bảo vệ môi trường trong chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Đắk Song.
El Nino liệu có khiến giá nguyên liệu chăn nuôi tăng mạnh?

El Nino liệu có khiến giá nguyên liệu chăn nuôi tăng mạnh?

Mùa vụ các nước Nam Mỹ đang kỳ vọng sẽ cải thiện sau 3 năm liên tiếp gặp "hạn" nhưng hiện tượng thời tiết El Nino lại làm tan biến hết, thậm chí còn gieo thêm những lo ngại về nguồn cung nông sản toàn cầu. Những tác động này ngày càng rõ ràng và ngành chăn nuôi Việt Nam một lần nữa đứng trước rủi ro về chuỗi cung ứng nguyên liệu.
Mô hình “Sản xuất lúa chất lượng J02 theo chuỗi giá trị hàng hóa tại Thanh Hóa” do Trung tâm Khuyến nông quốc gia triển khai tại xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc. (Ảnh TRỌNG MINH)

Hệ thống khuyến nông đồng hành, hỗ trợ nông dân

Với phương châm “ở đâu có nông dân, ở đó có khuyến nông”, trên hành trình 30 năm xây dựng và phát triển, hệ thống khuyến nông cả nước giữ vai trò chủ lực chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới đến với bà con nông dân. Bên cạnh đó, hệ thống khuyến nông còn đóng góp quan trọng vào phát triển sản xuất nông nghiệp và nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là đồng bào vùng khó khăn.
Từ nguồn vốn chính sách, gia đình anh Đinh Công Thái, dân tộc Mường ở xã Yên Sơn, huyện Thanh Sơn phát triển chăn nuôi cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Huyện miền núi Thanh Sơn chăm lo cho đồng bào dân tộc thiểu số

NDO- Là huyện miền núi còn nhiều khó khăn của tỉnh Phú Thọ, trong những năm qua, huyện Thanh Sơn xác định ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội đối với các địa bàn vùng sâu, vùng xa có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Các chương trình, chính sách về công tác dân tộc đã phát huy tối đa hiệu quả nguồn lực đầu tư, góp phần nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn.