Loài thực vật Sầm cuống dài, một trong ba loài mới phát hiện tại Vườn Quốc gia Núi Chúa, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. (Ảnh: Do Vườn Quốc gia Núi Chúa cung cấp)

Ninh Thuận phát hiện 3 loài thực vật mới tại Vườn Quốc gia Núi Chúa

Ngày 21/3, Giám đốc Vườn Quốc gia Núi Chúa Trần Văn Tiếp cho biết, trong thời gian thực hiện chương trình hợp tác giữa Viện Sinh học nhiệt đới - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với Nhật Bản và Lào về tìm hiểu các loài thực vật tại Vườn Quốc gia Núi Chúa (Ninh Thuận) đã phát hiện nơi đây có 3 loài thực vật mới, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo tồn hệ sinh thái, nguồn gen thực vật quý hiếm và làm phong phú thêm cho kho tàng đa dạng sinh học của Việt Nam.
Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã tại Việt Nam (SVW) phối hợp với lực lượng kiểm lâm Vườn quốc gia Cúc Phương tái thả động vật hoang dã về tự nhiên. (Ảnh SVW)

Bảo vệ động, thực vật hoang dã

Ngày 3/3 hằng năm là "Ngày thế giới bảo vệ động, thực vật hoang dã". Tại Việt Nam, bảo tồn các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ là nhiệm vụ ưu tiên của công tác bảo tồn đa dạng sinh học, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Khu thực nghiệm nghiên cứu giống lúa của Viện Di truyền nông nghiệp.

Bảo tồn và khai thác các nguồn gien quý hiếm

Nguồn gien là tài sản quốc gia, là nguồn tài nguyên sinh học để phát triển khoa học, kinh tế, xã hội, môi trường và quốc phòng, an ninh. Ðến nay, chúng ta đã bảo tồn, phát triển được các nguồn gien quý hiếm, đã hình thành hệ thống mạng lưới các cơ quan tham gia bảo tồn, quản lý nguồn gien trên toàn quốc, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn tài nguyên của đất nước.
Hội nghị lần thứ 16 Các bên tham gia Công ước LHQ về Đa dạng sinh học (COP16) được tổ chức tại thành phố Cali, Colombia ngày 21/10/2024. Ảnh: THX/TTXVN

COP 16 với nỗ lực giải quyết những nhiệm vụ dang dở

Hội nghị lần thứ 16 các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về đa dạng sinh học (COP16) tại Colombia vừa qua phải khép lại trong tiếc nuối, dù đạt một số tiến triển. Được nối lại vào hôm nay (25/2) tại thủ đô Rome của Italia, các cuộc đàm phán tiếp tục giải quyết những nhiệm vụ còn dang dở trong nỗ lực ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học toàn cầu.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lê Văn Dũng trao Bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh tặng các tập thể có thành tích xuất sắc trong tổ chức các hoạt động của Năm phục hồi đa dạng sinh học quốc gia - Quảng Nam 2024.

Năm phục hồi đa dạng sinh học quốc gia - Quảng Nam 2024 là sự kiện môi trường có quy mô tầm quốc gia và quốc tế

Tối 21/2, tại Quảng trường 24/3, thành phố Tam Kỳ, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam tổ chức Lễ bế mạc Năm Phục hồi đa dạng sinh học quốc gia - Quảng Nam 2024 nhằm tổng kết những kết quả thực hiện được trong thời gian qua.
Cán bộ Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa đặt bẫy ảnh theo dõi dấu vết gấu ngựa. (Ảnh Khu bảo tồn cung cấp)

Bảo tồn động vật hoang dã nguy cơ tuyệt chủng

Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) bất ngờ phát hiện một cá thể gấu ngựa (có tên khoa học Ursus thibetanus) nặng khoảng 150 kg, đang sinh sống trong khu bảo tồn thông qua máy bẫy ảnh kỹ thuật số. Phát hiện này thu hút sự quan tâm của dư luận và nhiều nhà khoa học để tìm giải pháp bền vững bảo tồn loài gấu quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng.
Đậu đắng Grampians là một trong năm loài được ưu tiên cứu hộ tại công viên quốc gia Grampians. Ảnh: The Guardian

Australia nỗ lực đảo ngược suy giảm đa dạng sinh học

Theo các nhà khoa học, ngày càng có nhiều loài động, thực vật trên thế giới bị tuyệt chủng do không còn môi trường sống bởi những tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, các loài xâm lấn hay bị săn bắt quá mức. Sự mất mát này không chỉ đe dọa tính toàn vẹn của hệ sinh thái mà còn ảnh hưởng cuộc sống của con người và nền kinh tế của các quốc gia.
Lực lượng kiểm lâm và quản lý rừng tuần tra bảo vệ rừng trên địa bàn xã Krông Na, huyện Buôn Đôn (tỉnh Đắk Lắk).

Nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên

Hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, cụm nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia nhằm giải quyết tổng thể các vấn đề lớn như bảo tồn và phát triển nguồn gien, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã… Đồng thời, chú trọng nhiệm vụ nghiên cứu gắn với nhu cầu phát triển kinh tế của các địa phương có các khu bảo tồn, vườn quốc gia và gắn với doanh nghiệp.
Loài ốc cạn mới được các nhà nghiên cứu chụp trong hang Sơn Đoòng (Ảnh: Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng)

Quảng Bình: Phát hiện loài ốc cạn mới trong hang Sơn Đoòng

Ngày 9/1, thông tin từ Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình cho biết, nhóm nghiên cứu thuộc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam vừa phát hiện loài ốc cạn mới có tên khoa học là Calybium plicatus sp.nov trong hang Sơn Đoòng. Đây là loài được ghi nhận đầu tiên về giống động vật thân mềm chân bụng trên cạn của Việt Nam.
Rồng đất Nam Mỹ và rùa tai đỏ là 2 trong số những loài ngoại lai thường bị buôn bán ở Việt Nam. (Ảnh: ENV)

Cảnh báo sự gia tăng nhanh chóng của hoạt động buôn bán các loài ngoại lai ở Việt Nam

Một trong những quan ngại chính với hoạt động buôn bán động vật ngoại lai là khả năng hình thành quần thể tự nhiên khi chúng bị thả ra môi trường hoặc trốn thoát, có thể đe dọa nghiêm trọng đến sự sống của các loài bản địa, phá vỡ cấu trúc cũng như sự cân bằng hệ sinh thái.
Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung phối hợp với các trường học trên địa bàn vùng đệm tổ chức trải nghiệm thực tế tuyên truyền giáo dục môi trường, đa dạng sinh học cho các em học sinh.

Tăng cường giáo dục môi trường cho học sinh các xã vùng đệm Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Nung

Thời gian qua, ngoài việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng cho người dân vùng đệm nói chung, Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung đặc biệt chú trọng đến đối tượng là học sinh trên địa bàn, chủ động phối hợp với ngành giáo dục, các trường học để xây dựng phương án, tổ chức các đợt trải nghiệm thực tế nhằm tăng cường giáo dục môi trường, nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học trong đối tượng học sinh hiệu quả hơn.
Những đợt tuần tra xuyên rừng của lực lượng bảo vệ rừng Vườn quốc gia Tà Đùng.

Để Vườn quốc gia Tà Đùng mãi xanh

Để giữ cho Vườn quốc gia Tà Đùng mãi thêm xanh, những năm qua lực lượng quản lý, bảo vệ rừng nơi đây đã không ngừng nghỉ, khắc phục mọi khó khăn về điều kiện vật chất, địa hình hiểm trở, họ luôn ngày đêm vượt thác băng rừng để tuần tra, kiểm soát, truy quét những đối tượng xâm hại đến rừng, đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Tà Đùng.
Thác 7 tầng thuộc Vườn quốc gia Chư Mom Ray.

Tiềm năng du lịch của Vườn quốc gia Chư Mom Ray

Vườn quốc gia Chư Mom Ray nằm trên địa bàn hai huyện Sa Thầy và Ngọc Hồi của tỉnh Kon Tum, với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp và hùng vĩ, Thủy điện Yaly, các di tích chiến tranh và các làng nghề. Những năm qua, Ban Quản lý Vườn quốc gia Chư Mom Ray đã xây dựng nhiều nội dung trong định hướng thúc đẩy phát triển du lịch, gắn với việc chăm sóc và bảo vệ rừng. Qua đó, góp phần đưa rừng từ đơn giá trị sang đa giá trị, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn.
Bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa-Phượng Hoàng

Bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa-Phượng Hoàng

Tiền thân là khu bảo tồn thiên nhiên, dù có nhiều thay đổi về mô hình tổ chức, nhưng đội ngũ viên chức Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên luôn phát huy tinh thần tâm huyết, trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương trong quản lý, bảo vệ khu rừng đặc dụng quan trọng, bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần phát triển bền vững của tỉnh Thái Nguyên và cả nước.
Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Nung đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong công tác bảo vệ rừng, giám sát đa dạng sinh học, phòng cháy chữa cháy rừng.

Đồng bộ giải pháp bảo vệ, phát triển Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung

Với hơn 23 nghìn ha diện tích tự nhiên, Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Nung được đánh giá là khu vực có hệ sinh thái rừng rất đa dạng và phong phú, có vai trò đặc biệt quan trọng trong phòng hộ đầu nguồn, chống xói mòn, điều tiết nguồn nước cho dòng sông Krông Nô và lưu giữ nước cho các hồ, đập thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
14 tham luận gửi đến Diễn đàn đều thống nhất đưa phụ phẩm nông nghiệp thành nguồn tài nguyên tái tạo có ý nghĩa rất lớn trong phát triển kinh tế tuần hoàn.

Đưa phụ phẩm nông nghiệp thành nguồn tài nguyên tái tạo, phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp

Ngày 4/12, tại thành phố Thái Bình (tỉnh Thái Bình), Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình tổ chức Diễn đàn khuyến nông và nông nghiệp với chủ đề “Sử dụng hiệu quả phế phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp”.
Quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn đảm bảo cân đối giữa mục tiêu phát triển kinh tế và bảo tồn.

Bảo tồn đa dạng sinh học vùng biển đảo Lý Sơn

Khu bảo tồn biển Lý Sơn (Quảng Ngãi) là nơi có hệ sinh thái đa dạng, các loài thủy sinh phong phú với nhiều loài san hô, động vật thân mềm, trong đó có một số loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam. Tuy nhiên, trước những tác động của phát triển kinh tế và biến đổi khí hậu khiến hệ sinh thái san hô và các loài động, thực vật biển quý, hiếm đang bị đe dọa nghiêm trọng, cần cấp thiết bảo tồn.
Dự án "Mang rừng về vườn cà-phê" đang chứng minh thành công trong việc triển khai mô hình kinh doanh bền vững tại địa phương.

"Mang rừng về vườn cà-phê" - mở hướng đi bền vững cho ngành cà-phê Việt

Đứng dậy sau thiên tai nghiêm trọng vào năm 2020, một dự án đầy tính nhân văn và bền vững đã được ra đời tại Quảng Trị. Dự án "Mang rừng về vườn cà-phê" (Xây vườn thành rừng) do Công ty TNHH Pun Coffee triển khai không chỉ giúp nông dân nơi đây vượt qua khó khăn, mà còn tạo ra một mô hình kinh tế tuần hoàn gắn liền với bảo vệ môi trường và nâng cao sinh kế cho cộng đồng đồng bào thiểu số Vân Kiều.
Các đại biểu dự Hội nghị lần thứ 16 Các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về Đa dạng sinh học (COP16) ở Cali, Colombia. (Ảnh: THX/TTXVN)

COP16: Bất đồng chưa thể vượt qua

Hội nghị lần thứ 16 Các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về đa dạng sinh học (COP16) vừa khép lại trong tiếc nuối khi các quốc gia tham dự chưa thể tìm được tiếng nói chung về cam kết hỗ trợ tài chính. Việc các nước nhất trí thành lập “Quỹ Cali” mang tên thành phố đăng cai của chủ nhà Colombia là một điểm sáng hiếm hoi của hội nghị được đánh giá có quy mô lớn nhất từ trước tới nay.
Hạt Kiểm lâm số 8, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tịch thu nhiều cá thể chim hoang dã từ các đối tượng có hành vi buôn bán trái phép. (Ảnh: ENV)

Đề xuất các vấn đề trọng tâm để xử lý hiệu quả buôn bán động vật hoang dã trái phép

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Việt Nam vẫn đang phải đối diện với không ít khó khăn trong xử lý hiệu quả tình trạng buôn bán động vật hoang dã trái phép, đòi hỏi sự vào cuộc của các cơ quan quản lý nhà nước và lực lượng chức năng để có các giải pháp triệt để.
Sản xuất đồ gỗ nội thất xuất khẩu. (Ảnh: Dũng Minh)

Tập trung phát triển lâm nghiệp bền vững

Theo “Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025”, phát triển lâm nghiệp thực sự trở thành ngành kinh tế-kỹ thuật theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, liên kết theo chuỗi từ phát triển rừng, bảo vệ rừng, sử dụng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản; quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững diện tích rừng và diện tích đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp.
Quang cảnh “Hội thảo phát triển du lịch gắn với bảo tồn đa dạng sinh học-Quảng Nam 2024”.

Quảng Nam tìm giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Sáng 25/10, tỉnh Quảng Nam tổ chức “Hội thảo phát triển du lịch gắn với bảo tồn đa dạng sinh học - Quảng Nam 2024”. Đây là dịp để các đại biểu trao đổi, thảo luận, chia sẻ thông tin nhằm giúp tỉnh đưa ra định hướng, chủ trương xây dựng những sản phẩm du lịch mới, phù hợp với đặc điểm tự nhiên của địa phương.