Hiện nay, các thành tựu của y học cổ truyền và cơ sở đông y uy tín đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng mạo danh, quảng cáo sai sự thật tràn lan trên mạng xã hội. Nhiều trường hợp thậm chí công khai cả số điện thoại, khiến nhiều người dân tin và mua sản phẩm về chữa bệnh.
Với hơn 50 năm xây dựng, Công ty cổ phần Traphaco đã kế thừa truyền thống và phát triển nền y học cổ truyền lên một tầm cao mới bằng công nghệ hiện đại, bằng tài trí của người Việt, gánh vác sứ mệnh phục vụ sức khỏe cộng đồng, vững bước tương lai trên “Con đường Sức khỏe Xanh".
Với nguồn tài nguyên thực vật đa dạng, Việt Nam có nhiều cây dược liệu được xếp vào loại quý, hiếm đứng tên trong bản đồ dược liệu thế giới. Bên cạnh những cây dược liệu đặc hữu, có thế mạnh như quế, hồi, cam thảo... với giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao, thì cũng có nhiều cây như: kê huyết đằng, trà hoa vàng, đinh lăng, atisô... đang được nhân rộng trồng tại nhiều địa phương, giúp các hộ gia đình thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Với nền y học cổ truyền lâu đời, chữa bệnh hiệu quả cùng sự đa dạng các loại thảo dược bản địa quý, Việt Nam có đầy đủ tiềm năng để phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe, nhất là các sản phẩm du lịch y dược cổ truyền.
Ngày 4/6, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký quyết định về việc thành lập Trường đại học Khoa học Sức khỏe là trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhân kỷ niệm Ngày sức khoẻ thế giới 7/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thành Phong Group, Vạn Xuân Group và Viện Nhịp cầu tri thức vừa ký hợp tác chiến lược hướng tới sự phát triển xanh và bền vững với mục tiêu cộng đồng được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng và hiệu quả thông qua y học cổ truyền.
Trong gần 150 năm tồn tại, triều đại nhà Nguyễn đã để lại những di sản văn hóa và tri thức quý giá, trong đó có tinh hoa Đông y được đúc kết từ nhiều thế hệ, tiêu biểu cho nền y học dân tộc. Tỉnh Thừa Thiên Huế đang tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị của y thuật cung đình, trong đó khôi phục Thái Y viện triều Nguyễn để trở thành sản phẩm văn hóa, du lịch độc đáo của vùng đất Cố đô.
Ngày 5/12, Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh) phối hợp Trung tâm Khoa học và Công nghệ dược Sài Gòn (Trường đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh) tổ chức sự kiện hợp tác công nghệ với chủ đề: “Quy trình công nghệ sản xuất cao định chuẩn và chế phẩm cao lỏng từ Tam thất chế (Processed Panax notoginseng) hỗ trợ điều trị ung thư”.
Hai phương pháp cai nghiện thuốc lá được triển khai tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương đạt hiệu quả cao, số lượng bệnh nhân đến cai thuốc lá tại bệnh viện ngày một gia tăng .
Ngày 10/11, Hội Đông y tỉnh Hà Nam, Tổ chức Soi Dog International Foundation (Soi Dog) và Tổ chức Truyền thông thay đổi hành vi Intelligentmedia (Intelligentmedia) đã phối hợp tổ chức Khóa đào tạo cho 30 thầy thuốc y học cổ truyền về tác hại của việc sử dụng thịt và chế phẩm từ chó, mèo cho mục đích phòng và chữa bệnh theo y học cổ truyền cũng như các hoạt động cụ thể mà Hội cần làm để giảm thiểu nhu cầu sử dụng của bệnh nhân và xã hội.
Đông y là hệ thống y học cổ truyền của Việt Nam và nhiều quốc gia khác ở châu Á. Các thầy thuốc Đông y đã tích lũy kiến thức về cây thuốc, phương pháp chữa trị và cách thức duy trì sức khỏe trong nhiều thế kỷ và ngày nay Đông y đã trở thành một phần quan trọng của hệ thống y học và chăm sóc sức khỏe toàn cầu.
Ngày 28/9, Ban Chuyên môn của Hội Đông y Việt Nam (VOTMA), Tổ chức Truyền thông thay đổi hành vi Intelligentmedia (Intelligentmedia) và Tổ chức Soi Dog Foundation International (Soi Dog) đã phối hợp tổ chức buổi Tập huấn kiến thức và truyền thông giảm tiêu thụ thịt chó, mèo phục vụ nhu cầu sức khỏe.
Các vấn đề về sức khỏe hiện nay đang được độc giả rất quan tâm khi ngày càng có nhiều dòng sách về tìm hiểu, luyện tập sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần. Cũng trong xu hướng này, Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam giới thiệu cuốn sách “Mười hai đường kinh và các bài tập yoga” của SSY - Người gieo hạt.
Dược lĩnh cổ viên (vườn thuốc Dược Sơn) là một trong bát cổ của vùng đất Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Phục hồi Dược lĩnh cổ viên có tác dụng giáo dục thế hệ trẻ hiểu biết hơn về vai trò của căn cứ Vạn Kiếp trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, về những giá trị lịch sử, văn hóa của vùng đất “địa linh nhân kiệt” và làm đẹp cảnh quan quần thể di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn-Kiếp Bạc.
Bộ Y tế Thái Lan đang triển khai một kế hoạch phát triển y học cổ truyền trong giai đoạn 2023-2027 nhằm tăng cường an ninh y tế, đồng thời bảo tồn các kiến thức y học cổ truyền, thuốc thảo dược, thông qua du lịch chăm sóc sức khỏe để thu hút thêm du khách quốc tế tới Thái Lan.
Để đánh giá tình hình và kết quả thực hiện, đề ra phương hướng, mục tiêu tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phát triển nền Đông y và Hội Đông y của tỉnh trong thời gian tới, sáng 20/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW, ngày 4/7/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X “Về phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới”.
Tại Hà Nội, các nhà khoa học của Viện Dược liệu đã xây dựng, giới thiệu với khách tham quan một mô hình vườn cây thuốc đặc biệt, bao gồm hơn 50 loài cây thuốc phổ biến, thường dùng trong y học cổ truyền để điều trị các bệnh mà trước đây cho là cần sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã trái pháp luật.
Hà Nội là nơi có một con phố chuyên khám, chữa bệnh bằng Đông y, kinh doanh sản phẩm y học cổ truyền - phố Lãn Ông. Dù y học hiện đại đã rất phát triển, song việc bảo tồn, phát huy giá trị y học cổ truyền, kết hợp Đông-Tây y vẫn hết sức cần thiết.
Ngày 6/9, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông về công tác phát triển y dược học cổ truyền, tiến độ tiêm chủng vaccine phòng Covid-19, thực trạng bác sĩ bỏ việc, thực trạng thiếu thuốc, vật tư y tế hiện nay và tiến độ triển khai chương trình phục hồi kinh tế trong lĩnh vực y tế.
Trong một phân tích của nghiên cứu mới được công bố, các nhà điều tra xác định được 565 loài động vật có vú đã được sử dụng để làm nguồn dược liệu trong y học cổ truyền trên khắp thế giới, đặc biệt là ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh.
“Ngoài việc kế thừa những bài thuốc y học cổ truyền từ xa xưa, ngành y học cổ truyền hiện nay cũng có nhiều nghiên cứu khoa học mới, chứng minh được giá trị đích thực của y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe nhân dân”, PGS, TS Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục quản lý Y, Dược cổ truyền chia sẻ.