Theo quy định, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp khi đi vào hoạt động phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung, nhưng nhiều khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam chưa được đầu tư hệ thống này gây khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ môi trường của chính quyền địa phương cũng như việc thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp.
Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng vừa ban hành Quyết định Phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước và thu gom nước thải khu vực xung quanh Âu thuyền Thọ Quang (quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng). Với tổng mức vốn đầu tư hơn 65 tỷ đồng, thời gian thực hiện năm 2024-2026.
Phát triển ngành nước bền vững là một trong những mục tiêu quan trọng của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước nhằm bảo đảm nhu cầu cơ bản thiết yếu cho người dân, cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng đời sống người dân. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang đối mặt tình trạng ô nhiễm môi trường nước, ngập úng do tốc độ đô thị hóa, phát triển kinh tế-xã hội nhanh, tác động biến đổi khí hậu, đặc biệt tại các đô thị lớn. Điều này đang ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bền vững của các đô thị, khu dân cư.
Được đánh giá là khu xử lý nước thải có công nghệ hiện đại, có quy mô lớn nhất cả nước, Nhà máy Xử lý nước thải Bình Hưng thuộc Dự án cải thiện môi trường nước thành phố (giai đoạn 2) đi vào hoạt động, giúp trả lại mầu xanh cho lưu vực kênh Tàu Hủ-Bến Nghé-Đôi-Tẻ, qua đó nâng cao chất lượng sống cho hàng triệu hộ dân ở nội thành.
Ngày 30/8, Công trình Mở rộng hệ thống thu gom và Nhà máy Xử lý nước thải Bình Hưng thuộc Dự án Cải thiện môi trường nước thành phố (giai đoạn 2) chính thức khánh thành.
Khu công nghiệp Trà Nóc (thành phố Cần Thơ) có diện tích gần 300 ha, được chia thành hai giai đoạn phát triển hạ tầng: Khu công nghiệp Trà Nóc 1, phường Trà Nóc, quận Bình Thủy và Khu công nghiệp Trà Nóc 2, phường Phước Thới, quận Ô Môn.
Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay tỷ lệ xử lý nước thải đô thị của thành phố mới chỉ đạt khoảng 20% tổng lượng nước sinh hoạt. Nguyên nhân tỷ lệ thấp là do số nhà máy xử lý nước thải đi vào vận hành còn thiếu rất nhiều so với nhu cầu thực tế cũng như chưa đạt được so với quy hoạch, cần được thành phố đẩy mạnh công tác kêu gọi đầu tư.
Thành phố Hồ Chí Minh xác định tăng trưởng xanh là chiến lược phát triển tương lai, hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa carbon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu. Ðể thực hiện được mục tiêu này, thành phố thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó tập trung thu hút các dự án xanh.
Đến nay, Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 7/8/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố đã bước đầu phát huy hiệu quả từ thực tiễn. Tuy nhiên, để Chỉ thị trở thành dòng chảy xuyên suốt, là động lực để Hà Nội bứt phá mạnh mẽ, các cấp, các ngành của thành phố phải vào cuộc với tinh thần chủ động, quyết liệt cao hơn.
Ngay sau khi Báo Nhân Dân đăng bài "Hàng loạt hệ thống xử lý nước thải ở các cảng cá vừa xây xong nhưng không hoạt động vì... bất cập", Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản chỉ đạo yêu cầu ngành chức năng kiểm tra vấn đề này.
Để nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng các cảng cá, cảng neo trú tàu thuyền và bảo đảm công tác chống khai thác IUU, tỉnh Quảng Ngãi đã bố trí vốn 32 tỷ đồng cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đầu tư, xây dựng hệ thống thu gom, trạm xử lý nước thải và một số công trình khác. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành, nhiều công trình không thể hoạt động, thậm chí đóng cửa chờ khắc phục bất cập.
Sau nhiều năm Hà Nội lên kế hoạch hồi sinh các sông nội đô Hà Nội nói chung và 4 con sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét nói riêng, song hiện nay các sông này phần lớn vẫn ô nhiễm nặng.
Ngày 12/9, tại Hà Nội, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp Công ty Informa Markets Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu về Triển lãm và Hội thảo quốc tế lần thứ 14 về ngành cấp thoát nước, công nghệ lọc nước, xử lý nước thải tại Việt Nam (VIETWATER 2023) và Triển lãm về vận tải, xử lý chất thải và công nghệ môi trường tại Việt Nam (WETV2023).
Để khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề, mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2546/QĐ-UBND về danh mục, lộ trình và kế hoạch xử lý ô nhiễm môi trường đối với các làng nghề trên địa bàn thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu cụ thể, đến hết năm 2025, tất cả các làng nghề được thành phố công nhận đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường; đến năm 2030, 100% số làng nghề khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường và hoàn thành di dời cơ sở sản xuất này vào khu, cụm, điểm công nghiệp...
Tính riêng năm 2022, Liên minh châu Âu đã chi 69 tỷ euro (77,47 tỷ USD) cho những nỗ lực bảo vệ môi trường, tập trung chủ yếu vào các dịch vụ xử lý nước thải và quản lý chất thải.
Những năm qua, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã cùng với tỉnh Quảng Ninh nỗ lực thực hiện chiến lược chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”, chủ động triển khai các giải pháp cấp bách và lâu dài nhằm xanh hóa môi trường sản xuất than, tích cực đổi mới công nghệ khai thác, ứng dụng tối đa mô hình kinh tế tuần hoàn vào các công đoạn sản xuất. Chiến lược này không những giúp cân bằng, hài hòa với sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương mà còn giúp ngành than bảo đảm các mục tiêu tăng trưởng bền vững.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, dự kiến ngày 3/6 sẽ bắt đầu quây rào để phục vụ thi công tám vị trí giếng, hố ga thuộc Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá thành phố Hà Nội. Thời gian thi công khoảng 8 tháng.
Cùng với chủ trương thực hiện giải tỏa nhà trên và ven kênh, rạch, Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang nỗ lực đầu tư hệ thống thoát nước, thu gom xử lý nước thải nhằm xanh hóa những dòng kênh, góp phần mang lại môi trường sống tốt hơn cho cộng đồng dân cư, xây dựng bộ mặt đô thị sạch, xanh.
Với mục tiêu nâng cao năng lực tiêu thoát nước, cải thiện chất lượng môi trường, thời gian qua Công ty Thoát nước Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng khoa học-công nghệ và chuyển đổi số trong công tác quản lý, duy trì, vận hành hệ thống thoát nước đô thị.
Theo đại diện Sở Xây dựng Hà Nội, thành phố đang chuẩn bị đầu tư tám dự án thoát nước, xử lý nước thải bằng nguồn vốn ngân sách và ba dự án bằng nguồn vốn xã hội hóa.
Theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tất cả các cụm công nghiệp phải có trạm xử lý nước thải tập trung. Tuy nhiên, tại Hà Nội, nhiều dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các cụm công nghiệp đang bị chậm, thậm chí chưa được triển khai.
Chiều 29/8, Đoàn giám sát số 1, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã có buổi làm việc với Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội về thực hiện các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường trong quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố.
Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội bắt đầu triển khai đợt giám sát chuyên đề về việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động quản lý thoát nước và xử lý nước thải. Kết quả giám sát bước đầu cho thấy, công tác quản lý thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn đang có nhiều khó khăn cần tháo gỡ.
Sáng 6-2, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã đi thăm, kiểm tra tình hình triển khai dự án, chúc Tết cán bộ, công nhân lao động tại Dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.