Trong một báo cáo mới được công bố hôm nay, 14/11, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, nếu mực nước biển dâng cao thêm 0,5m, ba quốc đảo Thái Bình Dương, bao gồm Kiribati, Tuvalu và quần đảo Marshall sẽ bị thiệt hại gần 10 tỷ USD. Con số này tương đương với tổng sản phẩm quốc nội của 3 quốc đảo này trong khoảng 20 năm.
Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 3/9 đánh giá thị phần thương mại toàn cầu của Ấn Độ không theo kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của nước này và Ấn Độ đang chậm hơn các nước như Việt Nam và Bangladesh trên tư cách là trung tâm sản xuất xuất khẩu chi phí thấp.
Ủy ban Kinh tế Mỹ Latin và Caribe (CEPAL) mới đây nhận định, nền kinh tế khu vực này vẫn “mắc kẹt” trong bẫy tăng trưởng thấp và sẽ chỉ tăng trưởng trung bình 1,8% trong năm nay. Cơ hội việc làm kém và biến đổi khí hậu là nguyên nhân dẫn đến mức dự báo thấp này.
Báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, kinh tế khu vực Nam Sahara của châu Phi sẽ phục hồi trong hai năm tới. Tuy kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng trở lại, nhưng quá trình phục hồi mong manh do tốc độ vẫn chậm và chưa đủ để tác động đến việc giảm nghèo đói ở khu vực. Tình hình xung đột và bạo lực gia tăng ở Nam Sahara tiếp tục đè nặng lên các hoạt động kinh tế, đặt khu vực này trước nhiều thách thức.
Nền kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu ổn định, với việc Ngân hàng Thế giới (WB) nâng triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 lên 2,6%, từ mức dự báo 2,4% trước đó. Tuy nhiên, tổ chức tài chính quốc tế này vẫn tỏ ra quan ngại về tình trạng tăng trưởng không đồng đều, cũng như nền kinh tế thế giới vẫn đối mặt nhiều thách thức.
Chiều 27/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) đang thăm, làm việc tại Việt Nam và bà Mariam J. Sherman - người vừa được bổ nhiệm làm Giám đốc Quốc gia mới của Ngân hàng Thế giới tại khu vực Việt Nam, Lào, Campuchia từ ngày 1/5/2024 với trụ sở chính tại Hà Nội.
Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, việc tạo việc làm ở các nền kinh tế Nam Á đang không theo kịp tốc độ gia tăng dân số trong độ tuổi lao động, khiến khu vực này có nguy cơ “phung phí lợi thế về nhân khẩu học của mình”.
Tăng trưởng của Thái Lan đối mặt với một số thách thức trong bối cảnh lĩnh vực sản xuất chịu ảnh hưởng từ nhu cầu bên ngoài yếu và đầu tư công chậm lại do việc trì hoãn thông qua dự thảo ngân sách.
Trong Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương vừa công bố hôm 1/4, Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định các nền kinh tế đang phát triển ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ngoại trừ Trung Quốc, sẽ tăng trưởng 4,6% trong năm 2024 - nhanh hơn mức 4,4% của năm 2023, nhờ thương mại phục hồi.
Chiều 27/3, tại Phủ Chủ tịch, trong buổi tiếp bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đến chào từ biệt kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã ghi nhận và đánh giá cao sự hỗ trợ của WB dành cho Việt Nam về hoãn trả nợ nhanh các khoản vay; hỗ trợ Việt Nam phòng, chống Covid-19; cung cấp khoản viện trợ không hoàn lại và huy động các khoản viện trợ không hoàn lại khác cho Việt Nam để hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn chính sách, cải thiện thể chế, nâng cao năng lực điều hành…
Theo tin nước ngoài và TTXVN, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã khai mạc tại Rio de Janeiro, Brazil với nội dung thảo luận về hàng loạt vấn đề nóng như tình trạng đói nghèo, biến đổi khí hậu và các cuộc xung đột trên thế giới. Hội nghị kéo dài từ ngày 21 đến 22/2.
Ngày 13/11 (giờ địa phương), bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tài chính Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Trung tâm hội nghị Moscone, San Francisco (Mỹ), Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc đã gặp song phương Tổng Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới (WB), bà Anna Bjerde.
Chiều 14/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp bà Manuela Ferro, Phó Chủ tịch phụ trách khu vực Đông Á-Thái Bình Dương của Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), ông Riccardo Puliti, Phó Chủ tịch Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) phụ trách khu vực Đông Á-Thái Bình Dương và ông John Gandolfo, Phó Chủ tịch IFC và các cộng sự tại Văn phòng WB, IFC tại Việt Nam.
Theo báo cáo của tổ chức Oxfam công bố ngày 9/10, một số nước nghèo nhất trên thế giới có nguy cơ phải cắt giảm ngân sách tới 220 tỷ USD trong 5 năm tới do khủng hoảng nợ.
Ngày 7/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Ajay Banga nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Jakarta, Indonesia.
Theo The Economist, học sinh Việt Nam được học trong một trong những hệ thống giáo dục tốt nhất thế giới, phản ánh qua thành tích xuất sắc trong các cuộc đánh giá quốc tế về đọc, toán và khoa học.
Trong một báo cáo ngày 23/5, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết các quốc gia đã huy động được mức kỷ lục 95 tỷ USD vào năm ngoái khi tính phí các công ty phát thải khí CO2, tăng so với khoảng 84 tỷ USD thu được vào năm 2021.
Theo Báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố, ngành dịch vụ tiếp tục ghi nhận tốc độ tăng trưởng mạnh trong tháng 4/2023, phần lớn được thúc đẩy bởi sự mở rộng của các dịch vụ du lịch, lưu trú và nhà hàng.
Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, triển vọng tăng trưởng châu Á đã suy yếu do các điều kiện tài chính bị thắt chặt và nguồn dự trữ cạn kiệt, khiến rủi ro suy thoái tăng cao ở hầu hết các quốc gia. Báo cáo “Mở rộng các cơ hội: Hướng tới tăng trưởng bao trùm” của Ngân hàng Thế giới mới đây nhấn mạnh, sự chia rẽ kinh tế-xã hội đang làm suy yếu, hạn chế tiềm năng của khu vực Nam Á.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), với 2,9 điểm phần trăm, dịch vụ là điểm sáng của nền kinh tế khi đóng góp chính vào tăng trưởng GDP của Việt Nam trong quý I/2023, nhờ nhu cầu nội địa tăng mạnh và lượng lớn khách quốc tế quay trở lại.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng toàn cầu sẽ duy trì ở mức khoảng 3% trong 5 năm tới, mức tăng trưởng trung hạn thấp nhất kể từ năm 1990. IMF cảnh báo, nếu không cải thiện, tốc độ tăng trưởng chậm lại sẽ là "đòn giáng mạnh" vào các quốc gia có thu nhập thấp.
Chỉ trong khoảng thời gian chưa đầy 30 năm, Việt Nam và nhiều quốc gia khác tại khu vực Đông Á-Thái Bình Dương sẽ bước vào thời kỳ dân số già. Đây được xác định là 1 trong 3 thách thức lớn ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của khu vực vốn rất năng động này.
Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 24/2 đã công bố khoản viện trợ bổ sung trị giá 2,5 tỷ USD cho Ukraine, nhằm giúp Kiev tăng cường ngân sách và duy trì các dịch vụ thiết yếu trong bối cảnh xung đột với Nga.
Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, hoạt động kinh tế ở Trung Quốc tiếp tục biến động lên xuống do tác động của đại dịch, đà tăng trưởng chậm lại và phục hồi không đồng đều.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 19/12 thông báo đã phê chuẩn 1 chương trình kéo dài 4 tháng, nhằm duy trì ổn định kinh tế tại Ukraine và giúp thúc đẩy các nhà tài trợ góp quỹ nhiều hơn.
Nợ nước ngoài của các nền kinh tế đang phát triển đã tăng hơn gấp đôi so với một thập kỷ trước, lên 9.000 tỷ USD vào năm 2021. Trước thực tế này, Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 6/12 cảnh báo, cuộc khủng hoảng nợ mà các quốc gia này phải đối mặt ngày càng gia tăng với lạm phát toàn cầu gia tăng và lãi suất cũng tăng.