Thời gian gần đây, nhiều thửa đất bãi ven sông ở xã Hồng Hà (huyện Đan Phượng, Hà Nội) được chính quyền địa phương tổ chức đấu giá quyền sử dụng. Tuy nhiên, sau khi trúng đấu giá và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính, người dân lại không được giao đất.
Kết quả kiểm toán các dự án quan trọng quốc gia không chỉ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, đầu tư các dự án mà còn phục vụ đắc lực cho công tác giám sát chuyên đề của Quốc hội trong năm 2024.
Hà Nội luôn nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nhưng những gì đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển. Để đạt hiệu quả, chủ động thu hút đầu tư hơn nữa, Hà Nội cần có thêm các chính sách để tạo lợi thế riêng có trong thu hút đầu tư; tăng khả năng tiếp cận đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Với tiềm năng, lợi thế, thành phố Hà Nội đã xác định mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo thật sự trở thành động lực chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội.
Chiều 6/2, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị tổng kết Phong trào thi đua “30 ngày đêm hoàn thành di chuyển nghĩa trang, mộ chí dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4-Vùng thủ đô Hà Nội đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Ninh”. Đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy dự, chỉ đạo Hội nghị.
Ngày 12/1, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị Phát động phong trào thi đua “30 ngày, đêm hoàn thành di chuyển nghĩa trang, mộ chí dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4-Vùng thủ đô Hà Nội, đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Ninh”.
Sau hơn 10 năm triển khai Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong phát triển đô thị văn minh, xây dựng nhiều vùng quê đáng sống. Tuy nhiên, Hà Nội vẫn đối mặt với nạn ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, nhiều nguồn lực chưa được phát huy tối đa.
Nhằm kiến tạo, thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, quảng bá các sản phẩm, dịch vụ khoa học, công nghệ, sản phẩm chủ lực, hỗ trợ phát triển thị trường khoa học và công nghệ, thành phố Hà Nội đã phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ liên kết cùng một số địa phương tạo ra một hệ thống liên kết Vùng Thủ đô.
Trong những năm qua, hạ tầng giao thông Hà Nội đã được đầu tư xây dựng, phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, góp phần tăng cường kết nối giao thông với các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô. Tuy nhiên, diện tích đất dành cho hạ tầng giao thông cần được bảo đảm.
Với việc xây dựng các khu, cụm công nghiệp, giao thông kết nối thuận lợi, trong những năm qua tỉnh Thái Nguyên đã thu hút được 10,5 tỷ USD vốn FDI, là điểm đến của nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, đưa kim ngạch xuất khẩu của tỉnh luôn đứng thứ tư trong cả nước, thúc đẩy phát triển kinh tế, đô thị, giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách.
Sự phát triển của thành phố Hà Nội những năm gần đây đòi hỏi các quy định, chính sách của Luật Thủ đô cần phải được làm mới và bổ sung, trong đó có các quy định, chính sách nhằm thu hút đầu tư phát triển công nghiệp văn hóa, phát huy vai trò của thành phố Hà Nội trong Vùng Thủ đô. Đây là các nhiệm vụ quan trọng đang được thành phố tập trung thực hiện.
Dự án đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô đi qua bảy quận, huyện của thành phố Hà Nội gồm Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Oai, Thường Tín, chiều dài là 58,2 km. Tổng diện tích đất cần thu hồi để thực hiện dự án này là 793,8 ha. Để bảo đảm cho người dân sau thu hồi đất ổn định cuộc sống, thành phố Hà Nội đã quyết định đầu tư xây dựng 14 khu tái định cư. Các địa phương có dự án tái định cư đều đang nỗ lực, quyết liệt giải phóng mặt bằng và triển khai dự án. Tính đến tháng 8/2023, đã có bảy khu tái định cư được khởi công xây dựng.
Xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) không chỉ giúp Hà Nội giải quyết được những hạn chế, bất cập hiện nay, mà cần hướng tới mục tiêu tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý; xây dựng cơ chế đặc thù, vượt trội để xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội với vị trí, vai trò là trung tâm chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học-công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan tỏa để thúc đẩy vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.
Sáng 3/8, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã chủ trì buổi làm việc về tiến độ triển khai thực hiện dự án Vành đai 4-Vùng Thủ đô trên địa bàn thành phố.
Với chủ đề "Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo để xây dựng và phát triển Thủ đô", từ đầu năm 2023 đến nay, Mặt trận Tổ quốc các cấp thành phố Hà Nội và các tổ chức thành viên đã thực hiện giám sát hiệu quả, tích cực tham gia xây dựng chính quyền, góp phần xây dựng Thủ đô văn minh, văn hiến.
Chiều 14/7, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) của Thành ủy làm việc với Ban Soạn thảo và Tổ Biên tập xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa đề xuất phân chia Dự án PPP thành phần 3 (xây dựng đường cao tốc) thuộc Dự án đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô thành Dự án thành phần hạng mục 3.1 (sử dụng vốn ngân sách) và Dự án thành phần 3.2 (sử dụng vốn đầu tư BOT).
Vừa tuyên truyền, vận động, vừa vận dụng các cơ chế, chính sách để bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho người dân trong diện thu hồi đất. Cách làm này đã giúp huyện Mê Linh (Hà Nội) thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, sẵn sàng khởi công dự án đường vành đai 4-Vùng Thủ đô vào ngày 25/6/2023.
Cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, luôn chủ động, thực hiện đúng chính sách pháp luật, bảo đảm quyền lợi chính đáng tốt nhất cho người dân trong diện thu hồi đất, cách làm này đã giúp huyện Thường Tín đạt kết quả cao trong công tác giải phóng mặt bằng dự án đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô.
Sáng 13/6, phát biểu tại cuộc gặp mặt đại biểu các cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, vào ngày 25/6, thành phố sẽ khởi công Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội tại 4 điểm trên địa bàn.
Sáng 5/6, huyện Thường Tín (Hà Nội) đã khởi công dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư đầu tiên trong 4 dự án tái định cư liên quan đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, đoạn đi qua địa bàn huyện.
"Ðổi mới phương thức lãnh đạo gắn với nâng cao kỷ cương, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra". Ðồng chí Ðinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã nhấn mạnh như vậy khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Nhân Dân về kết quả và những bài học kinh nghiệm bước đầu quan trọng trong nửa đầu nhiệm kỳ Ðại hội Ðảng bộ thành phố Hà Nội 2020-2025.
Sau thời gian chậm trễ, thành phố Hà Nội đang tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu vào tháng 10/2023 sẽ trình Quốc hội Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tạo đà phát triển kinh tế, xã hội nhanh, bền vững cho thành phố trong những giai đoạn tiếp theo.
Triển khai quy hoạch tỉnh được Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt, tỉnh Thái Nguyên chuẩn bị lập quy hoạch mới 4 khu công nghiệp, gồm Yên Bình 2, Yên Bình 3, Thượng Đình và Khu công nghiệp-Đô thị-Dịch vụ tây Phổ Yên với tổng diện tích gần 1.860ha để thu hút đầu tư trong những năm tới.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Quyết định số 1012/QĐ-UBND ngày 16/2/2023 phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thành phần 1.1: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (bao gồm hệ thống đường cao tốc, đường song hành, hạ tầng kỹ thuật và hành lang dự trữ đường sắt quốc gia địa phận thành phố Hà Nội) thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4-Vùng Thủ đô Hà Nội. Giá trị tổng mức đầu tư Dự án thành phần 1.1 là 13.362 tỷ đồng.
Ngày 13/2, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị chuyên đề "Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, Mặt trận Tổ quốc các cấp thành phố tích cực tham gia có hiệu quả việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô trên địa bàn thành phố Hà Nội".
Tuyến đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô đi qua địa phận huyện Sóc Sơn (Hà Nội) dài 2,4km với diện tích cần giải phóng mặt bằng là 48,2ha. Trong đó, 39,3ha thuộc địa bàn xã Tân Dân và 8,9ha thuộc xã Thanh Xuân. Hiện công tác giải phóng mặt bằng dự án nhận được sự đồng tình, ủng hộ cao của người dân địa phương.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Quyết định số 4854/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ điều phối Vùng Thủ đô của thành phố Hà Nội.
Ngày 25/11, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô đã đi khảo sát thực địa và làm việc với tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên về tình hình thực hiện dự án, trọng tâm là tình hình, tiến độ công tác giải phóng mặt bằng.