Là cửa ngõ giao thương quốc tế, gắn kết chặt chẽ với vùng Ðông Nam Bộ, Tây Nguyên và Ðồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các trung tâm trung chuyển hàng hóa và kết nối hoạt động logistics.
Tháng 10/2009, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) được thành lập. Tại Đại hội Đảng bộ huyện Thuận Nam lần thứ 3, nhiệm kỳ 2020-2025, Thuận Nam đề ra mục tiêu phấn đấu trở thành huyện trọng điểm kinh tế phía nam của tỉnh, nhân dịp kỷ niệm 15 năm Ngày thành lập huyện (1/10/2009-1/10/2024), phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Châu Thanh Hải, Bí thư Huyện ủy Thuận Nam về kết quả thực hiện mục tiêu đã đề ra.
Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía nam luôn sẵn sàng hợp tác với cộng đồng doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhằm giải quyết các khó khăn và lắng nghe những đóng góp từ phía doanh nghiệp. Qua đó, cam kết tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các nhà đầu tư chiến lược, dài hạn vào Vùng kinh tế trọng điểm phía nam.
Hai dự án xây dựng đường, kè ven sông Đồng Nai là những công trình trọng điểm của tỉnh Đồng Nai được triển khai trên địa bàn thành phố Biên Hòa. Theo tiến độ đề ra, dự án đường dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2023 và kè là cuối tháng 2/2024. Tuy nhiên, đến nay hai dự án vẫn còn rất ngổn ngang. Nguyên nhân chính được xác định do vướng mắc về mặt bằng.
Với sự hỗ trợ của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ 3 (thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa-Vũng Tàu) đã ra đời, đang dần trở thành mô hình kiểu mẫu, được xem là khu công nghiệp sinh thái, thông minh, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và vận hành.
Văn hóa Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nhận thức về vai trò quan trọng của văn hóa, từ năm 1943 đến nay, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết quan trọng về văn hóa, xã hội và phát triển con người Việt Nam.
Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc tổ chức đánh giá giữa nhiệm kỳ việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 11, nhiệm kỳ 2020-2025. Phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc trao đổi với đồng chí NGUYỄN HỒ HẢI, Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về những kết quả đạt được trong hơn hai năm qua, cũng như những giải pháp cần thiết để thành phố hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra trong nhiệm kỳ.
Dù có nhiều tiềm năng nhưng kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa thể “cất cánh” do nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân chính kìm hãm sự phát triển được lý giải do hệ thống hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, liên kết vùng hạn chế và chậm cải thiện, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển.
Thành phố Hồ Chí Minh chỉ chiếm 0,6% diện tích cả nước, dân số hơn 9 triệu người nhưng đóng góp lớn nhất cho sự phát triển kinh tế chung của cả nước. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Thành phố Hồ Chí Minh chưa tận dụng hết thế mạnh, tiềm năng của mình để thúc đẩy phát triển kinh tế, làm cực tăng trưởng, lan tỏa cho cả Vùng kinh tế trọng điểm phía nam, nhất là về lĩnh vực công nghiệp.
“Ðể hiện thực khát vọng về một Tiền Giang phát triển vào năm 2025 và những năm tiếp theo, Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Tiền Giang quyết tâm cao, nỗ lực lớn, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu đề ra” - Ðó là những ý kiến mà đồng chí NGUYỄN VĂN DANH, Ủy viên Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ðoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân.
Với nhiều lợi thế tài nguyên thiên nhiên và nằm ở lõi Vùng kinh tế trọng điểm phía nam, nhưng Đồng Nai đang có dấu hiệu phát triển chững lại, tụt hậu về kinh tế so các tỉnh lân cận. Do vậy, Đồng Nai cần định hướng, tầm nhìn phát triển bền vững trong thời gian tới.
Ngày 18/5, Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương khóa 10, nhiệm kỳ 2021-2026, đã thông qua Nghị quyết về việc đồng thuận đề xuất thực hiện Dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Chơn Thành.
Sáng 26/4, Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “Định hướng phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050”.
Để thúc đẩy hoạt động thương mại của vùng kinh tế trọng điểm phía nam, ngoài việc tháo gỡ những điểm nghẽn của logistics về hạ tầng giao thông chưa đồng bộ và thiếu tính kết nối, các địa phương đang tập trung tháo gỡ những vướng mắc về thủ tục hành chính về hải quan cho doanh nghiệp xuất, nhập khẩu.
Chiều 19/3, một lãnh đạo thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai cho biết, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 17/3/2023 phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Biên Hòa đến năm 2045. Theo đó, Biên Hòa sẽ được chuyển từ mô hình “đô thị công nghiệp” sang “đô thị dịch vụ và công nghiệp”.
Ngày 14/7, tại thành phố Bà Rịa, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu Phạm Viết Thanh chủ trì hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW, Kết luận số 27-KL/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
Sáng 9/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29/8/2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Kết luận số 27-KL/TW ngày 2/8/2012 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW.
Nhất trí với sự cần thiết đầu tư dự án đường vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, các đại biểu Quốc hội thống nhất ý kiến cần khẩn trương chuẩn bị đầu tư, sớm khởi công và cơ bản hoàn thành dự án đúng tiến độ, đáp ứng yêu cầu phát triển không chỉ cho khu vực Thành phố Hồ Chí Minh mà còn cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía nam.
Ðầu tư xây dựng đường vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh là dự án giao thông có tính kết nối liên vùng duy nhất đến thời điểm này ở Vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Thành phố Hồ Chí Minh cùng ba tỉnh có dự án đi qua là Bình Dương, Ðồng Nai và Long An đang dồn sức, thể hiện sự quyết tâm cao nhất để triển khai thực hiện, nếu dự án được Quốc hội thông qua tại kỳ họp lần này.