Tìm hướng phát triển công nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050

NDO - Sáng 26/4, Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “Định hướng phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050”.
0:00 / 0:00
0:00
Quang cảnh hội thảo.
Quang cảnh hội thảo.

Tại hội thảo, các nhà khoa học, chuyên gia, doanh nghiệp… đã trình bày nhiều thông tin, ý kiến, đánh giá về thực trạng lĩnh vực công nghiệp ở thành phố hiện nay cùng những đề xuất, kiến nghị về giải pháp, chiến lược phát triển các ngành công nghiệp ở thành phố trong bối cảnh mới và giai đoạn sắp tới.

Theo Ban Tổ chức, mục đích của hội thảo là lắng nghe, tổng hợp ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, những người làm chính sách...

Trên cơ sở đó, Ban Tổ chức sẽ có những đề xuất, tham mưu, kiến nghị kịp thời đến Đảng bộ và chính quyền thành phố nhằm góp sức xây dựng Đề án “Định hướng phát triển công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, phù hợp điều kiện thực tế của thành phố và xu thế của thế giới.

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, văn hóa, khoa học-công nghệ, giáo dục-đào tạo, đổi mới-sáng tạo của Vùng kinh tế trọng điểm phía nam và cả nước.

Hằng năm, thành phố đóng góp gần 25% nguồn thu ngân sách và gần 22% GRDP của quốc gia. Sản xuất công nghiệp chiếm gần 20% GRDP của thành phố, khoảng 30% sản lượng công nghiệp của Vùng kinh tế trọng điểm phía nam, đóng góp hơn 10% quy mô sản xuất công nghiệp toàn quốc.

Hằng năm, thành phố đóng góp gần 25% nguồn thu ngân sách và gần 22% GRDP của quốc gia. Trong quá trình phát triển và cơ cấu kinh tế của thành phố, hoạt động sản xuất công nghiệp có vị trí quan trọng và tỷ trọng đóng góp cao. Sản xuất công nghiệp chiếm gần 20% GRDP của thành phố, khoảng 30% sản lượng công nghiệp của Vùng kinh tế trọng điểm phía nam, đóng góp hơn 10% quy mô sản xuất công nghiệp toàn quốc.

Trong giai đoạn từ 2016 đến nay, với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố, sản xuất công nghiệp đã có những bước phát triển mạnh và vững chắc. Tốc độ phát triển công nghiệp của thành phố tăng trưởng ổn định với chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) giai đoạn 2015-2019 tăng trung bình 7,83%/năm; cơ cấu giá trị gia tăng (VA) 4 ngành công nghiệp trọng yếu trong toàn ngành công nghiệp tăng từ 52,8% năm 2016 lên 55,82% vào năm 2020.

Tìm hướng phát triển công nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050 ảnh 1

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan phát biểu tại hội thảo.

Năm 2022, khi thành phố kiểm soát tốt dịch Covid-19, ngành công nghiệp đã hồi phục mạnh mẽ với chỉ số IIP tăng 13,87%. Hoạt động sản xuất công nghiệp đã tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh cho thị trường trong nước và xuất khẩu trong thời gian qua và hiện nay.

Việc định hướng phát triển công nghiệp ở thành phố sẽ có vai trò quan trọng, mang tính dẫn dắt cho sự phát triển công nghiệp của Vùng kinh tế điểm phía nam và thúc đẩy phát triển công nghiệp cả nước.

Đảng bộ và chính quyền thành phố đang thúc đẩy lĩnh vực công nghiệp thành phố theo định hướng đã được xác định rõ ràng tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XI.

Đến năm 2030, công nghiệp thành phố đạt trình độ phát triển hiện đại; đạt giá trị gia tăng cao, đặc biệt là 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu.

Tầm nhìn đến năm 2045, thành phố sẽ trở thành trung tâm nghiên cứu phát triển công nghiệp của cả nước và khu vực Đông Nam Á.

Để hiện thực hóa định hướng và các mục tiêu trên, thành phố đang tập trung vào một số nhóm nội dung chiến lược: Hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên; phát triển quỹ đất công nghiệp; hỗ trợ vốn và thu hút đầu tư; hỗ trợ phát triển công nghệ, khoa học, kỹ thuật; phát triển thị trường, xúc tiến thương mại; hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; liên kết vùng; đề xuất cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp.