Hợp tác xã Nông nghiệp kinh doanh dịch vụ Hòa Phú, huyện Tây Hòa (Phú Yên) tập trung thu hoạch lúa hè thu. (Ảnh NGỌC HÂN)

Chủ động nguồn nước cho sản xuất vụ đông xuân 2024-2025

Năm 2024, sản xuất lúa khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ dù gặp nhiều điều kiện bất lợi do nắng nóng, hạn hán kéo dài nhưng với sự linh hoạt trong bố trí lịch thời vụ cho nên kết quả vẫn đạt tốt. Ở các khu vực này, tuy diện tích giảm, năng suất, sản lượng lại đều tăng.
Cục Thủy lợi kiểm tra công tác lấy nước trên địa bàn thành phố Hà Nội, tháng 2/2024. Ảnh: BẢO HÂN

Tiết kiệm 0,72 tỷ m3 nước phục vụ gieo cấy lúa đông xuân 2023-2024

Theo báo cáo công tác lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ đông xuân 2023-2024 khu vực Trung du và đồng bằng Bắc Bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tổng lượng xả của các hồ chứa thủy điện cả 2 đợt là 2,78 tỷ m3, thấp hơn khoảng 0,72 tỷ m3 so với tổng lượng nước xả dự kiến (3,5 tỷ m3).
Cục Thủy lợi kiểm tra công tác chuẩn bị lấy nước đợt một trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Nhiều thuận lợi trong lấy nước đợt một gieo cấy lúa vụ đông xuân

Sau sáu ngày thực hiện lấy nước đợt một phục vụ gieo cấy lúa vụ đông xuân 2023-2024 ở khu vực Trung du và đồng bằng Bắc Bộ, đến nay nhiều địa phương đã cơ bản hoàn thành lấy nước. Theo đánh giá, đợt một lấy nước năm nay gặp nhiều thuận lợi và diện tích có nước giữa các địa phương tương đối đồng đều, tổng lượng xả của các hồ chứa thủy điện thấp hơn dự kiến.
Người dân xã Hậu Mỹ Trinh, huyện Cái Bè (Tiền Giang) thu hoạch lúa hè thu 2023. (Ảnh: Nguyễn Sự)

Thắng lợi kép từ vụ lúa năm 2023

Sản xuất lúa năm 2023 ở các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long với năng suất, sản lượng đều tăng, đầu ra ổn định nên đây là vụ sản xuất được đánh giá là thắng lợi kép. Nhất là giá lúa năm nay tăng cao, dẫn đến việc tiêu thụ lúa ổn định, giúp bà con nông dân tăng thêm thu nhập.
Bà con nông dân xã Hậu Mỹ Trinh, huyện Cái Bè (Tiền Giang) thu hoạch lúa.

Nguy cơ thiếu hụt nguồn nước trong vụ đông xuân 2023-2024

Do ảnh hưởng của El Nino, lượng mưa thiếu hụt ở hầu hết khu vực Nam Bộ cũng như trung, hạ lưu sông Mekong và mức độ sử dụng nước trên khu vực thượng nguồn gia tăng, khả năng thiếu hụt nguồn nước ngọt trong mùa khô 2023-2024 ở đồng bằng sông Cửu Long rất lớn. Vì vậy, để bảo đảm nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất vụ đông xuân 2023-2024, các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long cần có giải pháp ứng phó xâm nhập mặn sớm và sâu hơn.
Ảnh minh họa.

EVN hoàn thành tốt việc cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2023

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có báo cáo số 821/BC-BNN-TL về việc tổng kết công tác lấy nước phục vụ gieo cấy Vụ Đông Xuân 2022-2023 khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Trong đó, EVN được đánh giá đã tổ chức vận hành các nhà máy thủy điện tối đa khả năng cho phép để tạo điều kiện thuận lợi cho các công trình thủy lợi vận hành lấy nước, đồng thời bảo đảm cung cấp đủ điện cho các trạm bơm hoạt động.
Nông dân tỉnh Ninh Thuận thu hoạch lúa hè thu năm 2022. (Ảnh: NGUYỄN TRUNG)

Ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước tưới trong vụ đông xuân

Vụ hè thu, mùa năm 2022 ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên được đánh giá gặp nhiều thuận lợi do các địa phương đã bố trí thời vụ gieo trồng lúa cho từng khu vực theo chủ trương bảo đảm nguồn nước, phòng tránh dịch hại và tiết kiệm chi phí sản xuất; hệ thống kênh mương thủy lợi, các hồ chứa được nâng cấp, tu sửa kịp thời phục vụ tưới tiêu ổn định và hiệu quả… Chính vì vậy, vụ sản xuất này có năng suất, sản lượng đều tăng.
Bà con nông dân tỉnh Ninh Bình thu hoạch lúa đông xuân. (Ảnh: Lê Hồng)

Lợi nhuận trồng lúa vụ đông xuân giảm do chi phí sản xuất tăng

Mặc dù sản xuất lúa vụ đông xuân 2021-2022 ở các địa phương gieo cấy trong khung thời vụ tốt nhất nhưng do ảnh hưởng của thời tiết, diện tích trồng giảm nên năng suất và sản lượng giảm so với vụ đông xuân trước. Hơn nữa, do giá vật tư đầu vào cho sản xuất tăng cao, nhất là phân bón dẫn đến tăng giá thành sản xuất và giảm lợi nhuận.

Đoàn công tác Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai kiểm tra tình hình thiệt hại do mưa lũ trái mùa và phương án khắc phục hậu quả tại huyện Quảng Điền.

Chủ động ứng phó, có phương án khắc phục trước diễn biến bất thường của thời tiết

Ngày 3/4, Đoàn công tác của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai (PCTT) do đồng chí Trần Quang Hoài, Phó trưởng ban Ban chỉ đạo quốc gia, Tổng cục trưởng Tổng cục PCTT cùng Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Hoàng Hải Minh đã đi kiểm tra tình hình thiệt hại do mưa lũ trái mùa gây ra trong những ngày qua và chỉ đạo phương án khắc phục hậu quả trên địa bàn hai huyện Quảng Điền, Phong Điền (Thừa Thiên Huế).

Các đơn vị thủy lợi ở Hà Nội vận hành trạm bơm lấy nước phục vụ gieo cấy vụ đông xuân.

Chủ động lấy nước gieo cấy vụ đông xuân

Hiện nay, các địa phương khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ đã kết thúc lấy nước đợt một (từ 0 giờ ngày 4 đến 24 giờ ngày 6/1). Bà con nông dân các địa phương đã gieo mạ, đẩy nhanh tiến độ thu hoạch cây vụ đông, làm đất để thực hiện gieo cấy vụ đông xuân 2021-2022 trong khung thời vụ tốt nhất nhằm bảo đảm năng suất, sản lượng lúa theo mục tiêu đề ra.

Nông dân TP Cần Thơ thu hoạch lúa đông xuân năm ngoái.

Sớm giải tỏa áp lực cho vụ đông xuân tại đồng bằng sông Cửu Long

Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), vụ đông xuân năm 2021-2022 ở đồng bằng sông Cửu Long đang cùng lúc phải đối mặt nhiều thách thức. Nếu như những năm gần đây, vụ đông xuân chỉ đối mặt với nguy cơ xâm nhập mặn, hạn hán, thì năm nay phải đối mặt cùng lúc với nhiều thách thức lớn. Đó là dịch Covid-19 vẫn diễn biến khó lường, nguy cơ xâm nhập mặn, giá phân bón liên tục tăng cao và khó đoán định được thị trường ở thời điểm thu hoạch rộ do dịch bệnh còn diễn biến phức tạp.

Bà con nông dân tỉnh Ninh Thuận thu hoạch lúa. (Ảnh: Nguyễn Trung)

Bảo đảm nguồn nước cho sản xuất lúa vụ đông xuân ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Theo dự báo, vụ đông xuân 2021-2022 ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên nguồn nước phục vụ sản xuất cơ bản được đáp ứng. Tuy nhiên, nguy cơ xảy ra hạn nhẹ, hạn cục bộ thuộc vùng các công trình thủy lợi nhỏ và ngoài công trình thủy lợi phụ trách tưới ở một số nơi tại Ninh Thuận, Bình Thuận và Tây Nguyên.

Nông dân phường Quảng Long, thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) trồng rau chuẩn bị cho vụ rau Tết.

Quảng Bình nỗ lực khôi phục sản xuất vụ đông xuân

Cùng với các tỉnh miền trung, Quảng Bình đã trải qua một trận “đại hồng thủy” gây thiệt hại nghiêm trọng. Để giúp người dân từng bước ổn định cuộc sống, tỉnh đang nỗ lực khôi phục sản xuất vụ đông xuân năm 2020 - 2021. Gần Tết nguyên đán Tân Sửu, bà con nông dân chạy đua với thời gian và thời tiết để có các sản phẩm nông nghiệp phục vụ Tết và tăng thêm thu nhập.