Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.

Việt Nam kiên quyết phản đối các yêu sách trái luật pháp quốc tế của Trung Quốc và Philippines về vấn đề Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, lập trường của Việt Nam là luôn rõ ràng, nhất quán và đã được khẳng định nhiều lần, theo đó Việt Nam kiên quyết phản đối và bác bỏ tất cả các yêu sách trái luật pháp quốc tế về vấn đề Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.

Kêu gọi giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình

Ngày 9/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc và Philippines ở khu vực Bãi Cỏ Mây, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết: Việt Nam rất quan ngại về căng thẳng gần đây ở Biển Ðông, có thể ảnh hưởng đến hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Ðông.
Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến tham dự hội nghị. (Ảnh: Báo Quân đội nhân dân)

Hội nghị Quan chức Quốc phòng cấp cao ASEAN mở rộng

Tiếp theo thành công của Hội nghị Quan chức Quốc phòng cấp cao ASEAN (ADSOM), Hội nghị Quan chức Quốc phòng cấp cao ASEAN mở rộng (ADSOM+) được tổ chức ngày 3/8 tại thủ đô Jakarta, Indonesia với sự tham dự của đại diện 10 quốc gia thành viên ASEAN và 8 nước đối tác đối thoại. Ðoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam, do Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Ðảng, Thứ trưởng Quốc phòng dẫn đầu, tham dự.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, Trưởng đoàn Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)

Việt Nam khẳng định giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Theo TTXVN, Hội nghị lần thứ 33 các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) vừa bế mạc tại Trụ sở Liên hợp quốc tại New York, Mỹ. Hội nghị kêu gọi nỗ lực ứng phó các thách thức đối với các nước đang phát triển, trong đó có phát triển nền kinh tế biển bền vững.
Các chuyên gia, học giả tham dự tại một hội thảo về Biển Đông. (Ảnh BỘ NGOẠI GIAO)

Xây dựng lòng tin ở Biển Đông

Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được ASEAN và Trung Quốc ký ngày 4/11/2002 tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 8 ở thủ đô Phnôm Pênh của Campuchia. Trải qua 20 năm, DOC vẫn giữ nguyên giá trị là một văn kiện quan trọng trong quan hệ đối tác giữa ASEAN và Trung Quốc, tiếp tục khẳng định cam kết chung của các bên về thúc đẩy hòa bình, ổn định và tin cậy lẫn nhau ở Biển Đông.
Kỷ niệm 40 năm Ngày thông qua UNCLOS tại trụ sở Liên hợp quốc. (Ảnh TTXVN)

UNCLOS-Nền móng trật tự quốc tế trên biển

Ngày 10/12/1982, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) chính thức được ký kết, đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình phát triển luật pháp quốc tế. Được ví như "Hiến pháp của biển và đại dương", UNCLOS ra đời, góp phần giải quyết nhiều mâu thuẫn, tạo nền móng vững chắc cho trật tự quốc tế ở các đại dương và vùng biển thế giới.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ phát biểu khai mạc hội thảo quốc tế kỷ niệm 40 năm UNCLOS 1982. (Nguồn: Báo Quân đội Nhân dân)

40 năm "Hiến pháp về biển và đại dương"

Tại hội thảo quốc tế kỷ niệm 40 năm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 do Bộ Ngoại giao tổ chức, ngày 8/12, Thứ trưởng Thường trực Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh, UNCLOS đã trở thành văn kiện pháp lý quan trọng hàng đầu, là bản "Hiến pháp về biển và đại dương".
Ðoàn đại biểu ra thăm huyện đảo Trường Sa giao lưu văn nghệ với học sinh Trường tiểu học Song Tử Tây. (Ảnh PHAN SÁU)

Vai trò nền tảng và giá trị phổ quát trong quản trị biển và đại dương của UNCLOS

Năm 2022 đánh dấu kỷ niệm 40 năm thông qua Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS). Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, UNCLOS ngày càng thể hiện vai trò và ý nghĩa quan trọng trong duy trì hòa bình, ổn định, trật tự pháp lý trên biển, an toàn và tự do hàng hải và hàng không, và thúc đẩy phát triển bền vững biển và đại dương.
UNCLOS: Hiến pháp của đại dương

UNCLOS: Hiến pháp của đại dương

Được ví như bản Hiến pháp của đại dương, trải qua 40 năm, UNCLOS năm 1982 không chỉ là một văn kiện pháp lý quốc tế có giá trị phổ quát, giúp các quốc gia thiết lập được trật tự pháp lý toàn diện, công bằng, hòa bình trên biển, mà còn có giá trị hướng về tương lai, phù hợp mục tiêu phát triển bền vững của nhân loại.
UNCLOS 1982 - Kiến tạo tự do biển cả

UNCLOS 1982 - Kiến tạo tự do biển cả

Theo tiến trình phát triển của xã hội loài người, các vấn đề về biển cũng như đại dương đối diện nhiều thách thức mới. Trong bối cảnh đó, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982) –được coi là “Hiến pháp của biển và đại dương”, đã tròn 40 năm hiện hữu- lại càng trở nên quan trọng.
Ngư dân miền trung vươn khơi đánh bắt hải sản. Ảnh: Đăng Khoa

UNCLOS 1982 - Kiến tạo tự do biển cả

Theo tiến trình phát triển của xã hội loài người, các vấn đề về biển cũng như đại dương đối diện nhiều thách thức mới. Trong bối cảnh đó, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) - được coi là "Hiến pháp của biển và đại dương", đã tròn 40 năm hiện hữu-lại càng trở nên quan trọng.
Tàu đánh bắt cá ngừ đại dương cập cảng Hòn Rớ (TP Nha Trang- Khánh Hòa). Ảnh: Nguyễn Dũng

UNCLOS tạo cơ sở để chúng ta vững tin phát triển

Trong cuộc trao đổi với phóng viên Nhân Dân cuối tuần, chuyên gia uy tín về biển và đại dương, PGS, TS Nguyễn Chu Hồi nhận định: Ở thời điểm ra đời, UNCLOS là một "hiện tượng trong đời sống pháp luật của nhân loại". UNCLOS đã trao cho Việt Nam quyền tự chủ, trên cơ sở đó chủ động lập kế hoạch khai thác tài nguyên biển, cân bằng được quyền và lợi ích quốc gia.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam luôn là điểm tựa, giúp đỡ ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển. Ảnh: Hiểu Minh

Hành trình 40 năm nhìn lại

Ngày 10/12/1982, tại Montego Bay, Jamaica, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) chính thức được mở ký. Lời nói đầu của Công ước ghi nhận mong muốn của các quốc gia trong việc "thiết lập được một trật tự pháp lý cho các biển và đại dương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng công bằng và hiệu quả những tài nguyên, bảo tồn những nguồn lợi sinh vật biển, nghiên cứu, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển".
Tàu đánh bắt hải sản trên vùng biển Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Ngọc Hà

Chiếc chìa khóa cho hòa bình

Sau 40 năm kể từ thời điểm được những quốc gia đầu tiên ký kết, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) đã trở thành cơ sở pháp lý quan trọng giúp quy định rõ ràng về việc sử dụng vùng biển. Đây cũng là nền tảng để nhiều nước xác định rõ ràng về quyền hạn của họ, cũng như là cơ sở giải quyết tranh chấp phát sinh.
Phiên họp toàn thể và bế mạc Hội nghị lần thứ 30 các thành viên UNCLOS 1982 ngày 9/12/2020. Ảnh: TTXVN

Dấu mốc quan trọng trên con đường đúng đắn

Từ khi ra đời đến nay, bốn thập niên qua, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) đã và đang là công cụ hữu hiệu, nhằm đáp ứng nhu cầu và quyền lợi chính đáng của các quốc gia. Nó là cơ sở pháp lý quan trọng nhất trong việc đấu tranh và hợp tác, dựa trên hai nguyên tắc cơ bản là tự do biển cả và chủ quyền các quốc gia trên biển.
Quang cảnh hội thảo. (Ảnh: Thanh Thể)

Hội thảo quốc tế về Biển Đông nhấn mạnh tăng cường hợp tác quốc tế

Ngày 22/11, tại thủ đô Moskva của Nga, Hội luật gia dân chủ quốc tế, Quỹ quốc tế “Con đường Hòa bình” và Trung tâm “Luật hòa bình” phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế "Tranh chấp trên Biển Đông và nhu cầu tăng cường hợp tác quốc tế", với sự tham gia của đông đảo các chuyên gia, học giả Nga, Việt Nam và quốc tế.