Theo chia sẻ của ông Đinh Đức Quang, Giám đốc Khối Kinh doanh Tiền tệ (Ngân hàng UOB Việt Nam) về tỷ giá, trên cơ sở Việt Nam tiếp tục bảo đảm các cân đối lớn, thặng dư thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài, kiều hối và du lịch tăng trưởng sẽ hỗ trợ tỷ giá USD/VND biến động quanh mức 3% hằng năm.
Ngày 23/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú chủ trì cuộc họp.
Thời gian gần đây, tỷ giá chịu nhiều áp lực do cả yếu tố kinh tế cũng như một số tin đồn gây ảnh hưởng tới tâm lý, kỳ vọng thị trường. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) chung quanh vấn đề này.
Áp lực từ đồng USD đã vơi đi phần nào nhưng chưa đủ làm hạ nhiệt “sức nóng” của tỷ giá trong nước. Theo ý kiến của các chuyên gia, để ổn định tỷ giá, cơ quan quản lý cần triển khai nhiều biện pháp linh hoạt can thiệp thị trường như tiếp tục sử dụng kênh tín phiếu, nâng lãi suất OMO,…
Sáng 16/5, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam (VND) với đô la Mỹ (USD) ở mức 24.240 đồng, giảm 29 đồng so với hôm qua. Tại các ngân hàng thương mại giá USD cũng giảm mạnh.
Bộ phận Nghiên cứu toàn cầu HSBC vừa có báo cáo mới liên quan tới lãi suất, tỷ giá tại Việt Nam. Theo đó, HSBC nhận định tăng lãi suất trong khi tăng trưởng tín dụng còn yếu có thể không tốt cho những tăng trưởng kinh tế mới “chớm nở”, và đây cũng không phải "liều thuốc tiên" để hỗ trợ cho đồng nội tệ.
Theo Báo cáo dự báo tỷ giá và ngoại hối toàn cầu mới nhất của Bộ phận Nghiên cứu Thị trường & Kinh tế Toàn cầu của UOB ngày 3/5, tỷ giá USD/VNĐ có thể sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian dài hơn.
Diễn biến phức tạp của thị trường vàng đang gây tác động bất lợi đến an toàn thị trường tài chính, tiền tệ và tâm lý xã hội. Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả, kịp thời các nhiệm vụ, giải pháp bình ổn để phát triển thị trường vàng ổn định, lành mạnh, minh bạch, hiệu quả, bền vững. Phóng viên Báo Nhân Dân đã phỏng vấn Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thọ Đạt, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế quốc dân về vấn đề này.
Giá vàng thế giới liên tục lập đỉnh mới, ở trong nước, lãi suất tiết kiệm thấp nhất nhiều năm trở lại đây, thị trường bất động sản và thị trường trái phiếu doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn là nguyên nhân khiến vàng trở thành kênh đầu cơ và kênh trú ẩn an toàn.
Nhập khẩu gia tăng trong một thời gian ngắn đã gây ra áp lực lên tỷ giá, thể hiện ở đầu năm 2024 khi tỷ giá đang tăng nóng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia phân tích cho rằng, biến động đi lên của tỷ giá chỉ mang tính ngắn hạn, tiền đồng vẫn có khả năng tăng giá trở lại trong trung và dài hạn.
Đồng USD leo lên mức cao nhất của ba tháng trong phiên 13/2 và tiếp tục duy trì xấp xỉ mức cao này trong phiên chiều tại châu Á, sau số liệu lạm phát của Mỹ tăng mạnh hơn dự kiến trong tháng 1/2024.
Vụ Dự báo Thống kê (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) vừa công bố báo cáo kết quả của Cuộc điều tra xu hướng kinh doanh quý I/2024, theo đó dự báo, mặt bằng lãi suất sẽ giảm nhẹ trong năm 2024.
Theo các chuyên gia kinh tế, năm 2024 có nhiều nhân tố khiến cho áp lực lạm phát sẽ không lớn, nổi bật là kinh tế thế giới và Việt Nam dự báo tăng trưởng chậm; môi trường tiền tệ, tỷ giá trung tính, giá dầu cũng khó tăng đột biến do nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu.
Theo nhận định của các tổ chức tín dụng, thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong quý 3/2023 tiếp tục duy trì trạng thái “tốt,” “cải thiện” hơn so quý 2/2023. Các tổ chức tín dụng dự báo tình hình thanh khoản sẽ tiếp tục dồi dào trong quý 4/2023 và cả năm 2023 so năm 2022.
Tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam và đô-la Mỹ (USD) sáng 20/9 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.079 đồng/1 USD, tăng 19 đồng so với phiên giao dịch hôm qua. Tuy nhiên, tại các ngân hàng thương mại nhà nước, tỷ giá đồng đôla Mỹ lại giữ nguyên hoặc giảm 15-25 đồng/1 USD ở chiều mua vào-bán ra.
Tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam và đô-la Mỹ (USD) sáng 19/9 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.060 đồng/1 USD, tăng 14 đồng so với hôm qua. Tại các ngân hàng thương mại nhà nước, tỷ giá đô-la Mỹ tăng từ 50-140 đồng/1 USD.
Tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam và đô-la Mỹ (USD) sáng 18/9 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.046 đồng/1 USD, tăng 10 đồng so với phiên giao dịch cuối tuần trước. So với cách đây một tuần, tỷ giá trung tâm đã tăng 41 đồng. Tại các ngân hàng thương mại nhà nước, tỷ giá đồng đôla Mỹ, Euro và bảng Anh tăng.
Giá dầu thế giới tăng cao gây sức ép lên nỗ lực kiềm chế lạm phát của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), nhất là khi cuộc họp lãi suất ngày 21/9 sắp đến gần. Đồng USD tăng trở lại từ giữa tháng 7 cũng đặt ra thách thức cho tỷ giá USD/VND.
Tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam và đô-la Mỹ (USD) sáng 11/9 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.005 đồng/1 USD, tăng 12 đồng so với phiên giao dịch cuối tuần trước. Tại các ngân hàng thương mại nhà nước, tỷ giá một số ngoại tệ chính ngày đầu tuần cũng không biến động lớn so với cuối tuần trước.
Tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam và đô-la Mỹ (USD) sáng 8/9 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.993 đồng/1 USD, tăng 14 đồng so với phiên giao dịch hôm qua. Tại các ngân hàng thương mại nhà nước, tỷ giá đôla Mỹ và yên Nhật tăng nhẹ so với hôm qua, trong khi đó, bảng Anh, euro và nhân dân tệ tiếp tục giảm nhẹ so với đồng Việt Nam.
Tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam và đô-la Mỹ (USD) sáng 7/9 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.979 đồng/1 USD, giảm 19 đồng so với tỷ giá ngày hôm qua. Tại các ngân hàng thương mại nhà nước, tỷ giá đôla Mỹ, bảng Anh, euro, yên Nhật và nhân dân tệ so với đồng Việt Nam biến động nhẹ theo hướng giảm.
Tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam và đô-la Mỹ (USD) sáng 6/9 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.991 đồng/1 USD, tăng 32 đồng so với tỷ giá ngày hôm qua. Tại các ngân hàng thương mại nhà nước, tỷ giá đôla Mỹ, bảng Anh, euro, yên Nhật và nhân dân tệ so với đồng Việt Nam đều giảm.
Tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam và đô-la Mỹ (USD) sáng 5/9 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.959 VND/USD, giảm 18 đồng so với cuối tuần qua (ngày 31/8).
Ngày 30/8, tại các ngân hàng thương mại nhà nước, tỷ giá đồng Euro tiếp tục tăng từ 63-179 đồng/1 Euro, trong khi đó đồng đôla Mỹ và bảng Anh có diễn biến tăng, giảm đan xen. Tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ (USD) sáng 30/8 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.978 VND/USD, tăng 15 đồng so với phiên hôm qua.
Hôm nay, 29/8, tỷ giá một số ngoại tệ đều tăng mạnh so với hôm qua: mỗi đôla Mỹ tăng 90-200 đồng, mỗi Euro tăng 143-285 đồng, mỗi bảng Anh tăng 149-310 đồng, mỗi nhân dân tệ tăng 19-24 đồng so với tỷ giá ngày hôm qua. Trong khi đó, tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam và đôla Mỹ (USD) được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.963 đồng/USD, chỉ tăng 3 đồng so với phiên hôm qua.
Tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam và đô-la Mỹ (USD) sáng 28/8 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.960 đồng/1 USD, tăng 18 đồng so với cuối tuần trước. Tỷ giá đồng đôla Mỹ biến động không lớn, đồng Euro và bảng Anh tiếp tục tăng nhẹ.
Tỷ giá hôm nay 25/8: Mỗi bảng Anh giảm từ 250-300 đồng, mỗi Euro giảm từ 130-180 đồng so với tỷ giá ngày hôm qua. Trong khi đó, đồng đôla Mỹ tăng nhẹ 5-32 đồng/ 1 đôla.