Tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp được coi là “mắt xích” quan trọng, kết nối gần 10 triệu hộ nông dân tham gia chuỗi liên kết sản xuất với doanh nghiệp. Chủ trương của Đảng, Nhà nước xác định việc tiếp tục đổi mới mô hình tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã là giải pháp quan trọng để đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hàng hóa, quy mô lớn và hiện đại.
Ngày 27/3, tại Hà Nội, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức Hội nghị thường niên lần thứ V, nhiệm kỳ VII. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Tiến Dũng tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Ngày 27/3, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc chủ trì buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội để đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội trong thời gian qua, định hướng, giải pháp hoạt động trong thời gian tới
Ngày 26/3, tại Sơn La, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập và ra mắt Ngân hàng Nhà nước Khu vực III (được sắp xếp từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh 4 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và Hòa Bình).
Ngày 25/3, tại Cần Thơ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Công bố Quyết định thành lập và ra mắt Ngân hàng Nhà nước khu vực 14 gồm các tỉnh Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ.
Khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp gần 50% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước, tạo ra hơn 40 triệu việc làm, chiếm khoảng 85% tổng số lao động trong nền kinh tế. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ và vừa (chiếm 98%), khả năng tiếp cận vốn ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế.
Trên cơ sở bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025, Ngân hàng Nhà nước đã cụ thể hóa các chỉ đạo thành các mục tiêu, giải pháp thực hiện cho toàn hệ thống. Riêng đối với công tác tín dụng, toàn ngành ngân hàng đã quyết tâm triển khai nhiều giải pháp ngay từ đầu năm để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng lành mạnh, có hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thống kê mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, từ ngày 25/2 đến 18/3, đã có 23 ngân hàng thương mại trong nước điều chỉnh giảm lãi suất với mức giảm từ 0,1-1%/năm tùy theo từng kỳ hạn.
Chiều 13/3, tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố quyết định thành lập Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực 15 trên cơ sở hợp nhất Ngân hàng Nhà nước chi nhánh 4 tỉnh Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp và Cà Mau.
Chính phủ ban hành Nghị định số 26/2025/NĐ-CP ngày 24/2/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngày 12/3, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, kể từ sau cuộc họp giữa cơ quan này với các ngân hàng ngày 25/2, đã có 20 ngân hàng thương mại giảm lãi suất huy động. Trong đó riêng từ đầu tháng 3 đến nay, có 15 ngân hàng thương mại điều chỉnh giảm.
Triển khai Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 về việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã gấp rút triển khai rà soát, sắp xếp tinh gọn bộ máy, đồng thời chủ động chuẩn bị và thực hiện chuyển đổi hệ thống công nghệ lõi kịp thời nhằm đáp ứng mô hình bộ máy mới, sẵn sàng với các yêu cầu nhiệm vụ trong kỷ nguyên mới.
Trước những kiến nghị của doanh nghiệp về tiếp cận vốn, nhất là nguồn vốn ưu đãi, lãnh đạo ngành ngân hàng cho biết, tin tưởng tăng trưởng tín dụng sẽ đạt trên 16%, tương đương với 2,5 triệu tỷ đồng, từ đó hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trở lên. Thông tin được đưa ra tại Hội thảo "Sử dụng vốn hiệu quả để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế" vừa diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản yêu cầu các ngân hàng thương mại đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn vay của người dân, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, thu mua, tạm trữ, tiêu thụ (trong nước, xuất khẩu) lúa, gạo trong năm 2025; không để xảy ra tình trạng người dân, doanh nghiệp có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật mà không được tiếp cận hoặc chậm tiếp cận vốn vay do các điều kiện và thủ tục phiền hà.
Sau khi các ngân hàng thương mại liên tục giảm lãi suất huy động theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, nhà điều hành mới đây cũng chủ động cung ứng vốn rẻ cho các ngân hàng nhằm hỗ trợ các tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp.
Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng về kiểm soát lãi suất, nhiều ngân hàng đã nhanh chóng điều chỉnh lãi suất huy động. Theo thống kê mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, hiện đã có 12 ngân hàng thương mại điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi với mức giảm từ 0,1-0,7%/năm và ở hầu hết các kỳ hạn.
Sau khi Ngân hàng Nhà nước quán triệt và chỉ đạo toàn hệ thống tổ chức tín dụng triển khai các giải pháp ổn định lãi suất tiền gửi, giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các tổ chức tín dụng đã đồng loạt điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi; đồng thời, đưa ra nhiều chương trình tín dụng ưu đãi với lãi suất hợp lý.
Ngay sau cuộc họp với các ngân hàng thương mại, chiều 25/2, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản số 1328/NHNN-CSTT chỉ đạo các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc ổn định lãi suất tiền gửi, giảm lãi suất cho vay.
Chiều 25/2, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức cuộc họp với hệ thống các tổ chức tín dụng để quán triệt và có văn bản chỉ đạo hệ thống các tổ chức tín dụng ổn định lãi suất tiền gửi, giảm lãi suất cho vay.
Ngày 25/2, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Đảng bộ Ngân hàng Nhà nước và quyết định về tổ chức bộ máy, nhân sự của Ngân hàng Nhà nước.
Tuần qua, NHNN đã hút thêm hơn 34 nghìn tỷ đồng khỏi hệ thống khi các khoản cho vay cầm cố giấy tờ có giá đáo hạn và tăng phát hành tín phiếu. Đồng thời, nhà điều hành hạ lãi suất tín phiếu về mốc 3,8%/năm.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN yêu cầu các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tập trung triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số và bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong hoạt động ngân hàng năm 2025.
Ngày 8/2, tại Tuyên Quang, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và chương trình cán bộ, đoàn viên, người lao động ngành ngân hàng “chung tay xóa 1.000 căn nhà tạm, nhà dột nát”.
Chiều 5/2, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo thường kỳ dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn. Tại họp báo, đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành đã trả lời nhiều câu hỏi của các nhà báo liên quan những vấn đề đang được dư luận xã hội quan tâm.
Cùng với cả hệ thống chính trị, ngành Ngân hàng đã nỗ lực, quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, thách thức và phấn đấu hoàn thành tốt nhất các mục tiêu, nhiệm vụ được giao, đóng góp tích cực vào kết quả chung của đất nước. Nhân dịp đầu Xuân năm mới 2025, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú đã có cuộc trò chuyện với phóng viên Báo Nhân Dân chung quanh những kết quả ấn tượng của toàn ngành trong năm 2024, cũng như định hướng trong điều hành chính sách của Ngân hàng Nhà nước trong năm 2025.
Đoàn công tác Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đã tặng 2.851 suất quà, tổng trị giá 6,8 tỷ đồng, thăm hỏi các hộ nghèo, gia đình chính sách và chiến sĩ bộ đội biên phòng tại các xã thuộc huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai).
Đến năm 2024, Agribank được cấp bổ sung đủ 17.100 tỷ đồng vốn điều lệ từ ngân sách Nhà nước theo kế hoạch, nâng tổng vốn điều lệ lên 51.600 tỷ đồng, góp phần nâng cao năng lực tài chính, tạo tiền đề phát triển bền vững trong giai đoạn tiếp theo.