Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết dòng tiền chảy vào thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới vẫn còn khá thận trọng trong ngày giao dịch hôm qua (22/8). Lực bán chiếm áp đảo đã kéo chỉ số MXV-Index giảm tiếp 0,59% xuống 2.102 điểm, nối dài chuỗi giảm ba phiên liên tiếp. Đóng cửa, sắc đỏ bao phủ gần hết bảng giá nhóm kim loại và nông sản.
Khép lại ngày giao dịch 22/5, sắc đỏ bao trùm bảng giá kim loại sau nhiều phiên tăng liên tiếp. Đối với kim loại quý, giá bạc và giá bạch kim tiếp tục giảm mạnh do sức ép vĩ mô.
Áp lực từ đồng USD đã vơi đi phần nào nhưng chưa đủ làm hạ nhiệt “sức nóng” của tỷ giá trong nước. Theo ý kiến của các chuyên gia, để ổn định tỷ giá, cơ quan quản lý cần triển khai nhiều biện pháp linh hoạt can thiệp thị trường như tiếp tục sử dụng kênh tín phiếu, nâng lãi suất OMO,…
Đồng USD leo lên mức cao nhất của ba tháng trong phiên 13/2 và tiếp tục duy trì xấp xỉ mức cao này trong phiên chiều tại châu Á, sau số liệu lạm phát của Mỹ tăng mạnh hơn dự kiến trong tháng 1/2024.
Các yếu tố vĩ mô cũng tác động mạnh mẽ đến diễn biến giá các mặt hàng kim loại. Trong đó, đồng USD phục hồi từ mức thấp nhất trong hơn hai tháng đã gây áp lực lên giá các mặt hàng kim loại.
Nhìn chung giá vàng đã tăng hơn 7% trong tháng 10/2023 và vượt mức quan trọng 2.000 USD/ounce trong tuần trước nhờ nhu cầu tài sản an toàn trong bối cảnh tình trạng bất ổn ngày càng tăng ở Trung Đông.
Đóng cửa ngày giao dịch 13/9, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá thị trường kim loại. Đối với nhóm kim loại quý, cả ba mặt hàng đều giảm giá với giá bạc dẫn dắt đà giảm của nhóm khi giảm 0,94% xuống 23,18 USD/ounce, chấm dứt chuỗi tăng hai phiên liên tiếp. Giá bạch kim đóng cửa tại mức 905,2 USD/ounce sau khi giảm 0,83%. Giá vàng giảm 0,36% chốt phiên tại 1.906,3 USD/ounce.
Theo kết quả thăm dò ý kiến các chuyên gia ngoại hối của hãng tin Reuters, đồng USD sẽ tăng giá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt vào cuối năm nay.
Trong phiên 13/7, chỉ số đồng USD giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm khiến vàng trở nên rẻ hơn đối với những người mua nắm giữ các đồng tiền khác.
Sáng 13/3, đồng USD đã sụt giảm trong bối cảnh nhà chức trách Mỹ tìm cách can thiệp để hạn chế những hậu quả từ vụ ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) bất ngờ sụp đổ.
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, ngày 22/9 cho biết, Chính phủ Nhật Bản sẵn sàng các biện pháp can thiệp tiếp theo để chặn đà mất giá của đồng nội tệ, kể cả sau khi vừa quyết định bán ra đồng USD và mua vào đồng yen lần đầu tiên kể từ năm 1998.
Mở cửa phiên giao dịch lúc 9 giờ trên thị trường Tokyo, tỷ giá mua-bán giữa đồng yen và đồng USD được niêm yết ở mức 139,33-139,34 yen đổi 1 USD, tăng mạnh so với mức đóng cửa phiên giao dịch trước.
Ngày 29/8, đồng USD đã tăng giá lên mức cao nhất trong vòng 20 năm trở lại đây so với các đồng tiền khác trong rổ tiền tệ sau khi Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED), ông Jerome Powell bóng gió về khả năng FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát.
Ngày 22/8, giá trị đồng USD so với các đồng tiền khác trong rổ tiền tệ đã chạm mức cao nhất trong 5 tuần trở lại đây, sau khi có thêm một số quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đánh tín hiệu sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ.
Sau khi FED nâng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm, các nhà giao dịch cho rằng, mức "đỉnh" lãi suất đang tiến rất gần và cùng với đó là mức cao mới đối với đồng USD và mức "đáy" của sự tuyệt vọng.
Ngày 29/6, giá đồng ruble của Nga so với đồng USD đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 5/2015, nhờ các biện pháp kiểm soát vốn và nhu cầu ngoại tệ tăng cao tại nước này.
Bộ Tài chính Nga cho biết quyết định mới của Mỹ khiến Chính phủ Nga không thể tiếp tục trả các khoản nợ nước ngoài bằng đồng USD, do đó các khoản nợ sẽ được thanh toán bằng đồng nội tệ của Nga.
Ngày 9/3, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen khẳng định, Liên minh châu Âu (EU) có đủ lượng khí tự nhiên hóa lỏng đến cuối mùa đông này để không phải nhập khẩu từ Nga.