Quang cảnh buổi tọa đàm.

Ưu tiên triển khai nông nghiệp tuần hoàn để giảm phát thải khí nhà kính

Ngày 30/10, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh tổ chức toạ đàm “Giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp”. Hơn 100 đại biểu là đại diện lãnh đạo, các nhà quản lý, nhà khoa học từ các bộ, ngành và nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh chia sẻ phương pháp, kinh nghiệm, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, giảm phát thải .
Nông dân phường Đồng Bẩm, thành phố Thái Nguyên, trồng lại rau sau lũ.

Nông dân Thái Nguyên khôi phục trồng trọt, chăn nuôi sau lũ

Trận lũ lụt lịch sử vừa qua để lại hậu quả nặng nề đối với sản xuất nông nghiệp ở Thái Nguyên với gần 10 nghìn ha lúa, hoa màu, cây trồng bị thiệt hại; hơn 380 nghìn con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; hơn 560ha nuôi trồng thủy sản bị ngập, thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Sau lũ, nông dân đang tích cực “tái thiết” để từng bước ổn định sản xuất, cuộc sống.
Người dân xã Văn Xá, huyện Kim Bảng (Hà Nam) thu hoạch lúa sau bão. (Ảnh ÐÀO PHƯƠNG)

Khôi phục sản xuất ngành trồng trọt

Bão, lũ ở các địa phương phía bắc vừa qua khiến ngành nông nghiệp nước ta thiệt hại rất lớn, trong đó riêng lĩnh vực trồng trọt hơn 4.000 tỷ đồng. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương cũng như bà con nông dân đang nỗ lực khôi phục sản xuất. Nhiều giải pháp được đưa ra như: Tiêu thoát nước ở những diện tích bị ngập; bảo đảm lượng giống để khôi phục sản xuất; ưu tiên gieo trồng những loại rau ăn lá ngắn ngày đáp ứng nhu cầu tiêu dùng…
Sơ chế sản phẩm cà rốt tại Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Đức Chính, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương).

Phát triển ngành trồng trọt theo hướng xanh, hữu cơ, tuần hoàn và đa giá trị

Những năm qua, ngành trồng trọt đã và đang khẳng định được vai trò quan trọng trong bảo đảm an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng quốc gia cũng như tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Trồng trọt trở thành lĩnh vực sản xuất chủ lực của ngành nông nghiệp với nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh cao giúp gia tăng giá trị xuất khẩu.
PGS, TS Nguyễn Hồng Minh tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển giống rau chất lượng cao, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. (Ảnh: MINH LÂM)

Tăng cường ứng dụng khoa học vào trồng trọt

Nông sản Việt Nam ngày càng được định vị trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, hiện vẫn còn ít sản phẩm liên quan đến khoa học ứng dụng cũng như các sản phẩm khoa học tạo ra từ nguồn ngân sách nhà nước được thương mại hóa; công trình nghiên cứu của các nhà khoa học khó chuyển giao, ứng dụng vào thực tế.
Gia đình chị Đinh Thị Hoa, ở xóm Phạc Sliến, xã Vân Trình, huyện Thạch An (Cao Bằng) đầu tư phát triển chăn nuôi, ổn định kinh tế gia đình.

Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kết nối thị trường

Nhằm khắc phục những hạn chế trong đầu tư phát triển sản xuất, kết nối thị trường tiêu thụ nông sản, Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ tỉnh Cao Bằng đã hỗ trợ thành lập các nhóm cùng sở thích phát triển sản xuất. Nhiều nông dân tập hợp trong nhóm đã chia sẻ kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, mua chung vật tư sản xuất, kết nối tiêu thụ sản phẩm.
Năm 2023, vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ đạt tổng sản lượng thóc ước 6,2 triệu tấn, tăng 130 nghìn tấn so với năm 2022.

Các địa phương cần tăng cường nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích gieo trồng

Ngày 31/10, tại thành phố Quảng Ngãi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt vụ hè thu, vụ mùa 2023; triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2023-2024 vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ.
Mô hình “Sản xuất lúa chất lượng J02 theo chuỗi giá trị hàng hóa tại Thanh Hóa” do Trung tâm Khuyến nông quốc gia triển khai tại xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc. (Ảnh TRỌNG MINH)

Hệ thống khuyến nông đồng hành, hỗ trợ nông dân

Với phương châm “ở đâu có nông dân, ở đó có khuyến nông”, trên hành trình 30 năm xây dựng và phát triển, hệ thống khuyến nông cả nước giữ vai trò chủ lực chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới đến với bà con nông dân. Bên cạnh đó, hệ thống khuyến nông còn đóng góp quan trọng vào phát triển sản xuất nông nghiệp và nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là đồng bào vùng khó khăn.
Hàng chục héc-ta đất trồng lúa kém hiệu quả đã được nông dân Ninh Bình chuyển đổi sang trồng sen phục vụ du lịch, cho thu nhập cao. (Ảnh MINH ĐƯỜNG)

Ninh Bình biến hạn chế thành lợi thế trong phát triển nông nghiệp

Những năm gần đây, nhiều nông dân ở tỉnh Ninh Bình đã mạnh dạn thử nghiệm, thay thế những cây trồng năng suất thấp bằng giống mới, xây dựng mô hình chuyên sâu trong trồng trọt, không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao, mà còn thổi luồng gió mới, tạo động lực phát triển cho ngành nông nghiệp của tỉnh.
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại Dofico ngày 28/7/2022.

Đồng Nai thu hồi hơn 5,4 triệu mét vuông đất chậm triển khai dự án của Dofico

Ngày 26/7, thông tin từ Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai cho biết, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Võ Văn Phi đã ký quyết định 1689/QĐ-UBND về việc thu hồi diện tích hơn 5,4 triệu mét vuông đất của Tổng công ty công nghiệp thực phẩm Đồng Nai - Một thành viên trách nhiệm hữu hạn (Dofico) sử dụng tại huyện Xuân Lộc.
Mô hình trồng cây ăn quả mang lại thu nhập cao ở Sơn La.

Gia tăng thu nhập từ chuyển đổi mô hình sản xuất

Năm 2021, các địa phương phía bắc đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa và triển khai nhiều mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật, mô hình có liên kết sản xuất,... Nhờ vậy gia tăng giá trị trên một đơn vị canh tác, bảo đảm ổn định đầu ra cho nông sản, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.

Tàu 430 Cv của anh Võ Bé bị chìm sau nhiều ngày phong tỏa phòng tránh dịch Covid-19. Trục vớt vào bờ, máy móc, thiết bị hư hỏng nặng anh Bé cố gắng sửa chữa để sau dịch đi khơi.

Gỡ khó cho bà con vùng dịch Quảng Ngãi

Ứ đọng hải sản, nông sản, tàu chìm, công trình khẩn cấp gián đoạn… giữa bốn bề dịch giã, bà con vùng dịch tỉnh Quảng Ngãi lo lắng công sức tích góp nguy cơ mất trắng. Nỗ lực phòng, chống dịch Covid-19, tỉnh Quảng Ngãi cũng gỡ dần những khó khăn từ cơ sở để an định cuộc sống dân cư giữa mùa dịch.